Mô hình thời lượng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ 2014 Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam (Trang 31)

Qua việc phân tích nhược điểm của mô hình định giá lại là chú trọng vào thu nhập kế toán hơn là giá trị thị trường của vốn, và nhược điểm của mô hình kỳ hạn đến hạn là dựa vào kỳ hạn của Tài sản – Nợ và thời điểm đáo hạn của Tài sản – Nợ để đo lường sự

thời gian của các luồng tiền của tài sản và nợ. Do đó cần phải có một mô hình hoàn hảo hơn trong đo lường và kiểm soát rủi ro lãi suất của ngân hàng, và một mô hình khác đã

được nghiên cứu đó là Mô hình thời lượng.

Mô hình thời lượng phân tích độ lệch thời lượng là một phương pháp thay thế, đặt trọng tâm vào giá trị thị trường của vốn, trong đó giá trị thị trường tiêu biểu cho giá trị

hiện tại và tương lai của thu nhập.

Thời lượng (Duration): Thời lượng tồn tại của tài sản là thước đo thời gian tồn tại luồng tiền của tài sản này, được tính trên cơ sở các giá trị hiện tại của nó. Khi lãi suất thị

trường biến động thì thời lượng (D) là phép đo độ nhạy cảm của thị giá tài sản (P).

(Mahshid & Mohammad, 2004, 24); (Saunders, 2000)

Phương pháp này chủ yếu dựa vào chênh lệch thời lượng giữa Tài sản với Nợ để đánh giá và kiểm soát rủi ro lãi suất. Một tài sản luôn có một dòng ngân lưu trong suốt thời gian tồn tại của nó. Nếu dòng ngân lưu này được chiết khấu về giá trị hiện tại ta sẽ

xác định được thời gian tồn tại của nó. Đó chính là thời lượng của tài sản ấy. (Mahshid & Mohammad, 2004, 24); (Saunders, 2000)

Thời lượng của Tài sản (kỳ hạn hoàn vốn) là thời gian trung bình cần thiết để hoàn trả khoản vốn đã bỏ ra đểđầu tư, là thời gian trung bình dựa trên dòng tiền ngân hàng dự

tính sẽ nhận được trong tương lai. (Thu nhập ngân hàng mong đợi nhận được từ các khoản cho vay và đầu tư chứng khoán,...)

Thời lượng của Nợ (kỳ hạn hoàn trả) là thời gian trung bình cần thiết để hoàn trả

khoản vốn đã huy động và đi vay, là thời gian trung bình của dòng tiền dự tính sẽ ra khỏi ngân hàng. (như chi phí thanh toán lãi và vốn vay).

Công thức xác định thời lượng như sau:

Trong đó:

D: thời lượng (kỳ hạn hoàn vốn hay hoàn trả) của một Tài sản – Nợ

n: tổng số luồng tiền xảy ra. t: thời điểm xảy ra luồng tiền.

YTM: tỷ lệ thu nhập khi đến hạn của công cụ tài chính.

Kỳ hạn hoàn vốn đo lường mức độ nhạy cảm giữa giá trị thị trường của chứng khoán đầu tư (kể cả khoản cho vay) với sự thay đổi của lãi suất. Khi lãi suất thị trường thay đổi, giá trị thị trường của chứng khoán đầu tư thay đổi theo công thức sau:

(1.9)

Trong đó:

∆P/P: phần trăm thay đổi của giá trị thị trường.

∆r/(1+r): sự thay đổi tương đối của lãi suất. DA kỳ hoàn vốn.

Dấu trừ (-) thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa giá trị thị trường tài sản tài chính với lãi suất thị trường.

Để đo lường mức chênh lệch về thời lượng, thời lượng của Tài sản và Nợ, như sau:

(1.10)

Trong đó:

DA là thời lượng của toàn bộ Tài sản

DAi là thời lượng của Tài sản i, với i =1, 2, 3..,n WAi là tỷ trọng của Tài sản i trong danh mục Tài sản n là số loại tài sản có tiêu chí phân theo kỳ hạn DL là thời lượng toàn bộ Nợ

(1.12) WLj là tỷ trọng của Nợ j trong danh mục Nợ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ các kết quả trên, ta xác định được sự thay đổi của ∆NW khi lãi suất biến đổi trong mối quan hệ với thời lượng như sau

∆NW = - (DA - DL. k).A. (1.11)

T công thc trên ta rút ra 3 kết lun sau:

- Chênh lệch giữa thời lượng Tài sản và Nợđều được điều chỉnh bởi tỷ lệđòn bẩy (k) phản ảnh sự không cân xứng về thời lượng của hai vế trong bảng cân đối tài sản ngân hàng (DA- DL) chênh lệch càng lớn thì tiềm ẩn rủi ro về lãi suất càng cao.

- Quy mô ngân hàng thể hiện bằng tổng Tài sản A, quy mô càng lớn thì tiềm ẩn rủi ro đối với lãi càng cao. Mức độ thay đổi của vốn tự có cũng được đo lường.

- Mức độ thay đổi lãi suất ∆r/(1+r) càng nhiều thì tiềm ẩn rủi ro đối với lãi suất càng cao. Mức độ thay đổi của vốn tự có cũng được đo lường.

Mc độ thay đổi ca vn t có cũng được biu th thành:

∆NW = − Chênh lệch thời lượng đã điều chỉnh x Quy mô tài sản x Mức lãi suất thay đổi

Để chống rủi ro, chống tổn thất, các nhà quản trị ngân hàng phải điều chỉnh sao cho chênh lệch thời lượng điều chỉnh bằng không, vì đó là nhân tố duy nhất được đặt dưới sự kiểm soát của ngân hàng. Vấn đề khó khăn là ở chổ hệ sốđòn bẩy k luôn khác 1, vì đặc trưng của hoạt động ngân hàng thương mại là tổng Tài sản A luôn lớn hơn tổng Nợ

L. Do đó, nhà quản trị thường dùng một trong ba cách sau:

- Điều chỉnh DAđể bằng giá trị DL (k đã được xác định trước)

- Điều chỉnh cả DA và DLđể có DA= DL.kỳ hạn (k đã được xác định trước) - Cốđịnh DA, đồng thời điều chỉnh DL và k

Bảng 1.5: Mối quan hệ giữa độ lệch thời lượng, lãi suất và giá trị thị trường của tài sản, nợ và vốn chủ sở hữu

r 1+ r

Trạng thái khe hở kỳ hạn Trạng thái lãi suất thị trường Tài sản Nợ Vốn chủ sở hữu Dương (DA>DL.L/A) Tăng Giảm Giảm Tăng Giảm Tăng Giảm Tăng Âm (DA<DL.L/A) Tăng Giảm Giảm Tăng Giảm Tăng Tăng Giảm Cân bằng (DA=DL.L/A) Tăng Giảm Giảm Tăng Giảm Tăng Không đổi Không đổi (Mahshid & Mohammad, 2004, 24); (Saunders, 2000) Ưu đim, nhược đim ca mô hình thi lượng:

+ Ưu đim: Mô hình thời lượng về cơ bản so với hai mô hình trên, thì mô hình thời lượng hoàn hảo hơn nhiều trong việc đo mức độ nhạy cảm của Tài sản và Nợ đối với lãi suất, bởi vì nó đề cập đến yếu tố thời lượng của tất cả các luồng tiền cũng như kỳ hạn của Tài sản nợ và Nợ.

+ Nhược đim: Mô hình thời lượng thông thường khó khả năng áp dụng trong hoạt động ngân hàng, đó là khả năng kiểm soát dữ liệu đầu vào trong phân tích, đặc biệt là trong các ngân hàng có danh mục Tài sản và Nợ phức tạp. Bên cạnh đó việc cân xứng thời lượng của hai vế bảng cân đối tài sản là rất tốn kém đặc biệt tại các nước mà thị

trường tài chính phát triển chưa hoàn hảo.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ 2014 Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam (Trang 31)