Hình 2.1: Hệ thống tổ chức của Ngân hàng công thương
Nguồn: Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam, 2013
Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành của Trụ sở chính Trụ sở chính Đơn vị sự nghiệp Sở giao dịch Chi nhánh cấp 2 Công ty trực thuộc Phòng giao dịch Văn phòng đại diện Chi nhánh cấp 1
Quĩ tiết kiệm Phòng giao dịch Quĩ tiết kiệm Chi nhánh phụ thuộc
Quĩ tiết kiệm Phòng giao dịch Hội đồng quản trị Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ Tổng giám đốc Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ Phòng kiểm toán tuân thủ Phó tổng giám đốc Kế toán trưởng Ban kiểm soát Đại hội đồng cổđông Phòng kiểm toán giám sát hoạt động
Nguồn: Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam, 2013
Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) là cơ quan quyền lực cao nhất của Ngân hàng,bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết có tên trong danh sách đăng ký cổ đông đều có quyền tham dự. ĐHĐCĐ có thể được tổ chức thông qua cuộc họp
ĐHĐCĐ thường niên, ĐHĐCĐ bất thường hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Đại hội đồng cổ đông quyết định tổ chức lại và giải thể Ngân hàng, quyết định định hướng phát triển của Ngân hàng, bổ nhiệm miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát, quyết định các công việc khác điều lệ ngân hàng.
Hội đồng quản trị: Hội đồng Quản trị (HĐQT) là cơ quan quản trị cao nhất của Ngân hàng, có đầy đủ quyền hạn để thay mặt ĐHĐCĐ quyết định các vấn đề liên quan đến mục tiêu và lợi ích của ngân hàng, ngoại trừ các vấn đề thuộc quyền hạn của Đại hội cổ đông. Hội đồng Quản trị do Đại hội đồng cổđông bầu ra. Chủ tịch Hội đồng Quản trị là người đại diện theo pháp luật của Ngân hàng.
Ban điều hành: Ban điều hành bao gồm Tổng giám đốc và các Phó tổng giám đốc, Kế
toán trưởng, do HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm và có sự thông qua NHNN Việt Nam. Tổng giám đốc là người điều hành cao nhất mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của Ngân hàng.
Ban kiểm soát: Ban kiểm soát là cơ quan do Đại hội cổ đông bầu ra, thay mặt các cổ đông để kiểm soát một cách độc lập, khách quan và trung thực mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành Ngân hàng, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông thực hiện nhiệm vụđược giao.
Các bộ phận trực thuộc hội sở chính:
Hội đồng tín dụng: Quyết định giới hạn tín dụng, khoản tín dụng có giá trị lớn. Quyết
định định hướng ngành hàng mục tiêu, nhóm khách hàng mục tiêu, nhóm khách hàng có khả năng tăng trưởng tín dụng. Quyết định điều chỉnh, bổ sung các tiêu chí xác định nhóm khách hàng. Quyết định các vấn đề phức tạp khác có liên quan tới hoạt động tín dụng.
Hội đồng định chế: Chức năng về đối ngoại và quan hệ hợp tác, bán sản phẩm dịch vụ
của ngân hàng công thương cho các định chế tài chính trong và ngoài nước và tạo ra lợi nhuận.
Các khối nghiệp vụ bao gồm: Khối kinh doanh và khối dịch vụ: Gồm các bộ phận nghiệp vụ trực tiếp kinh doanh, tạo lợi nhuận cho Ngân hàng.
Khối quản lý rủi ro: Gồm các bộ phận nghiệp vụ thực hiện chức năng quản lý rủi ro trong hoạt động Ngân hàng (Rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro tác nghiệp...)
Khối hỗ trợ: Gồm các bộ phận nghiệp vụ thực hiện chức năng quản lý, hỗ trợ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Khối công nghệ thông tin: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tin học để phục vụ yêu cầu quản lý và phát triển hoạt động kinh doanh, đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin hoạt
động chính xác, liên tục, thông suốt và an toàn.