Thẩmđịnh biện pháp bảo đảm tiền vay

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam – chi nhánh Láng Hạ (Trang 88)

- Phương án nguồn vốn cho cả toàn bộ Dự án:

2.3.3. Thẩmđịnh biện pháp bảo đảm tiền vay

2.3.3.1. Tài sản bảo đảm

- Cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai là Cảng biển trung tâm điện lực miền Nam tại Huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.

- Bảo lãnh thanh toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về việc thanh toán 100% giá trị gốc và lãi phát sinh của khoản vay trong suốt thời gian vay vốn cho đến khi Bộ Tài chính có văn bản bảo lãnh 100% giá trị vốn gốc và lãi phát sinh của khoản vay này.

- Bảo lãnh của EVN là bảo lãnh không hủy ngang và được ký kết bởi người có thẩm quyền theo điều lệ Tổ chức và hoạt động và/hoặc Quy chế tài chính của EVN và phù hợp với quy định của pháp luật.

2.3.3.2. Giá trị tài sản bảo đảm

+ Giá trị được tạm định giá theo tổng mức đầu tư. Giá trị tài sản bảo đảm tạm tính là 10.795.067.874.000 VND.

+ Tài sản sẽ được định giá lại sau khi dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.

2.3.3.3. Các loại hồ sơ giấy tờ về tài sản

Hợp đồng/thư bảo lãnh của EVN và hồ sơ hoàn công dự án, hợp đồng mua bán, hóa đơn mua hàng, bộ chứng từ (nếu máy móc thiết bị nhập khẩu).

2.3.3.4. Đánh giá về tài sản

+ Tài sản hình thành từ dự án này sẽ góp phần cho sự phát triển của kinh tế- xã hội cả nước.

+ Bên bảo lãnh: Tập đoàn Điện lực Việt Nam là tập đoàn lớn và độc quyền trong khâu mua và phân phối điện. Trong quá trình quan hệ tín dụng với các TCTD, EVN luôn trả nợ đúng hạn đầy đủ.

Nhận xét của sinh viên: Cán bộ thẩm định áp dụng phương pháp so sánh đối chiếu giữa hồ sơ đảm bảo tiền vay do bên khách hàng cung cấp và tình hình thực tế của tài sản đảm bảo tiền vay là rất hợp lí.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam – chi nhánh Láng Hạ (Trang 88)