Quy trình thẩmđịnh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam – chi nhánh Láng Hạ (Trang 43)

Giám đốc Phó giám đốc

2.2.2. Quy trình thẩmđịnh

2.2.2.1. Quy trình tổng quát

Tất cả các dự án đầu tư khi tiến hành thẩm định tại chi nhánh đều phải thực hiện theo một quy trình tổng quát được thực hiện theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.2 : Quy trình tổng quát thẩm định dự án đầu tư vay vốn

(Nguồn: Sổ tay tín dụng ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn)

Tờ trình (kiêm báo cáo thẩm định) đề xuất cho vay / không cho vay + Hồ sơ vay vốn.

Tờ trình (kiêm báo cáo thẩm định) đề xuất cho vay / không cho vay (có ý kiến nhận xét) + Hồ sơ vay vốn.

Cán bộ thẩm định tín dụng

Phân tích thẩm định khách hàng vay vốn và dự án đầu tư. Lập tờ trình kiêm báo cáo thẩm định

Đề xuất cho vay/không cho vay

Chuyển hồ sơ vay vốn + tờ trình kiêm báo cáo thẩm định + đề xuất cho vay / không cho vay cho Lãnh đạo Phòng kế hoạch kinh doanh

Lãnh đạo Phòng kế hoạch kinh doanh

Kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ vay vốn, tờ trình của cán bộ thẩm định tín dụng, cho ý kiến trên tờ trình thẩm định về việc cho vay/ không cho vay để trình Giám đốc hoặc người được uỷ quyền hợp pháp xem xét quyết định.

Giám đốc chi nhánh

Xem xét tờ trình kiêm báo cáo thẩm định và đề xuất của Phòng kế hoạch kinh doanh để quyết định về việc cho vay/không cho vay.

Nếu cần thiết, Giám đốc chi nhánh có thể quyết định thành lập tổ tái thẩm định (bao gồm ít nhất 2 thành viên) để thẩm định lại dự án. Tổ tái thẩm định tiến hành thẩmđịnh và lập tờ trình thẩm định. Giám đốc chi nhánh tiếp tục xem xét tờ trình để quyết định cho vay /không cho vay.

2.2.2.2. Quy trình chi tiết của cán bộ thẩm định

Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh là những quy định hướng dẫn trình tự, nội dung thực hiện việc thẩm định dự án đầu tư để phục vụ cho việc xem xét cho vay. Quy trình này giúp cho việc thẩm định được thống nhất, khoa học; đảm bảo kiểm soát được hoạt động nghiệp vụ; góp phần phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong đầu tư, không ngừng nâng cao chất lượng nghiệp vụ thẩm định dự án tín dụng trong toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ dự án xin vay vốn. Khách hàng nộp hồ sơ tại phòng

kế hoạch kinh doanh, sau đó hồ sơ sẽ được chuyển sang cho bộ phận thẩm định để tiến hành kiểm tra. Nếu hồ sơ vay vốn chưa đủ cơ sở để thẩm định thì chuyển lạivà hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh lại, bổ sung thêm hồ sơ, nếu đã đủ cơ sở thẩm định thì trưởng bộ phận thẩm định ký giao nhận hồ sơ, vào sổ theo dõi và giao hồ sơ cho cán bộ trực tiếp thẩm định.

Bước 2: Thực hiện công việc thẩm định. Trên cơ sở đối chiếu với các quy

định, thông tin ban hành có liên quan và các nội dung yêu cầu (hoặc tham khảo) được quy định tại các hướng dẫn thuộc Quy trình thẩm định của Agribank, CBTĐ của Chi nhánh tổ chức xem xét, thẩm định dự án đầu tư và khách hàng xin vay vốn

Bước 3: Cán bộ thẩm định lập Báo cáo thẩm định dự án, trình Trưởng bộ

phận thẩm định xem xét.

Bước 4: Trưởng bộ phận thẩm định kiểm tra, rà soát về nghiệp vụ, thông qua

nếu thấy kết quả thẩm định đã đạt yêu cầu, ngược lại yêu cầu cán bộ thẩm định chỉnh sửa, làm rõ các nội dung trong trường hợp thấy kết quả thẩm định chưa đạt yêu cầu.

Bước 5: Cán bộ thẩm định hoàn chỉnh nội dung Báo cáo thẩm định, trình

Trưởng phòng ký thông qua, tiến hành lưu hồ sơ, tài liệu cần thiết. Sau đó, Giám đốc Ngân hàng sẽ quyết định cho vay hoặc không cho vay. Nếu không cho vay phải báo ngay cho khách hàng còn nếu cho vay có tài sản đảm bảo thì tiến hành lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay.

Đưa yêu cầu,giao hồ sơ vay vốn

Phòng KHKD Cán bộ thẩm định Trưởng phòng

Tiếp nhận hồ sơ

Kiểm tra hồ sơ

Nhận hồ sơ để thẩm định

Thẩm định

Bổ sung, giải trình

Kiểm tra,kiểm soát

Lập báo cáo thẩm định

Nhận lại hồ sơ và kết quả Lưu hồ sơ/tài liệu

Chưa đủ điều kiện thẩm định

Chưa đạt yêu cầu

Chưa rõ

Đạt

Sơ đồ 2.3: Quy trình chi tiết thẩm định dự án đầu tư vay vốn

(Nguồn: Sổ tay tín dụng ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam)

NHNo&PTNT đã ban hành quy trình tín dụng chung cho toàn hệ thống từ hội sở chính đến các chi nhánh, giúp cho việc thẩm định được tiến hành theo trình tự, nhanh chóng, rõ ràng. Tuy nhiên, thực tế là quy trình này vẫn chỉ dựng lại ở việc hướng dẫn chung chung, chưa quy định cụ thể, chi tiết cho từng loại dự án, từng lĩnh vực kinh doanh nhất định. Không phải dự án nào, lĩnh vực nào cũng cần tiến hành thẩm định theo đúng trình tự trên. Đối với các dự án có vốn đầu tư nhỏ, tính

chất kĩ thuật không phức tạp thì có thể rút ngắn trình tự thẩm định nhằm rút ngắn thời gian chờ đợi cho khách hàng. Trái lại, với những dự án có tổng vốn đầu tư rất lớn, tính chất kĩ thuật phức tạp thì công việc thẩm định cần chi tiết hơn, tỉ mỉ hơn. Do vậy, cán bộ thẩm định cần linh hoạt trong việc áp dụng quy trình thẩm định này vào thực tiễn công việc nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam – chi nhánh Láng Hạ (Trang 43)