Các phương pháp thẩmđịnh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam – chi nhánh Láng Hạ (Trang 47)

Giám đốc Phó giám đốc

2.2.3. Các phương pháp thẩmđịnh

2.2.3.1. Phương pháp thẩm định thep trình tự

Là phương pháp phổ biến và dễ thực hiện theo một quy trình thông nhất nên chi nhánh thường áp dụng phương pháp này. Việc thẩm định dự án được tiến hành theo một trình tự từ tổng quát đến chi tiết, kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau. Khi thực hiện phương pháp này thường được tiến hành thẩm định tổng quát rồi mới thẩm định chi tiết, cụ thể.

Thẩm định tổng quát:Là việc xem xét khái quát, kiểm tra mọi hồ sơ tài liệu

để đánh giá tính hợp pháp của dự án. Thẩm định tổng quát cho phép hình dung khái quát dự án, hiểu rõ quy mô, tầm quan trọng của dự án, có thể đưa ra những nhận định tổng quát về dự án. Tuy nhiên thẩm định tổng quát ít khi phát hiện ra những sai sót cần bác bỏ.

Thẩm định chi tiết: Đây là thẩm định tính hợp lý của dự án. Thẩm định chi

tiết được tiến hành sau thẩm định tổng quát nhằm xem xét một cách chi tiết, đi sâu từng nội dung của dự án. Trong từng nội dung thẩm định, đều có những ý kiến nhận xét, kết luận về sự đồng ý hay bác bỏ, về chấp nhận hay sửa đổi.

Ví dụ: Dự án “Khu du lịch sinh thái biển Bãi Bắc – Sơn Trà”

Cán bộ thẩm định đã sử dụng phương pháp thẩm định theo trình tự. Ban đầu cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định tổng quát về dự án như: hồ sơ pháp lý, tư cách pháp nhân của chủ đầu tư, quyết định thành lập, quy mô vốn vay là 690,217 triệu đồng, thời gian vay là 108 tháng trong đó ân hạn 24 tháng kể từ ngày ký hợp đồng tín dụng. Từ những thông tin ban đầu cán bộ thẩm định sẽ nắm bắt được tổng quát về dự án và thông báo cho chủ đầu tư biết những thiếu sót để bổ sung sửa đổi.

Tiếp theo cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định chi tiết sau khi đã có một số đánh giá chung về dự án, quá trình thẩm định chi tiết được tiến hành tỉ mỉ từng nội dung của dự án như: Thẩm định về các điều kiện pháp lý, thẩm định thị trường, kỹ thuật, tổ chức quản lý, tài chính và kinh tế xã hội của dự án…Xem xét những nguồn

cung cấp tài liệu có xác thực hay không và đối chiếu với các điều kiện cho vay của NHPT để đánh giá tính pháp lý của chủ đầu tư và dự án

Trong quá trình thẩm định dự án nếu có nội dung cơ bản của dự án không khả thi thì có thể loại bỏ dự án ngay mà không cần đi vào thẩm định các nội dung khác.

2.2.3.2. Phương pháp dự báo

Cơ sở của phương pháp này là dùng số liệu dự báo, điều tra thống kê để kiểm tra cung cầu của sản phẩm dự án trên thị trường, giá cả và chất lượng của công nghệ, thiết bị, nguyên vật liệu… ảnh hưởng trực tiếp hiệu quả và tính khả thi của dự án

Bằng việc sử dụng các thông tin có liên quan, có khả năng tác động tới thị trường đầu ra và khả năng cung ứng đầu vào của dự án, cho phép cán bộ tín dụng có thể thẩm định được tính khả thi và hiệu quả của. dự án. Cũng bằng phương pháp này, cho thấy liệu chủ đầu tư đã tính toán một cách chính xác các số liệu về doanh thu hay chi phí cho dự án hay chưa với một thị trường tiêu thụ được dự báo bằng việc tổng hợp các thông tin của cán, bộ tín dụng.

Việc dự báo về giá cả thị trường hay giá cả của các sản phẩm cùng loại trên thị trường là rất quan trọng, bởi nó được đem là cơ sở so với giá sản phẩm mà chủ đầu tư dự định đầu tư để sản xuất. Như thế, cán bộ tín dụng cũng nhìn nhận được dự án đã được lập và tính toán một cách hoàn thiện, chính xác nhất hay chưa.

Ví dụ: Dự án xin vay vốn : “Dự án xây dựng nhà máy sản xuất giấy Sơn

La”.Bằng các số liệu điều tra, CBTĐ đã dự báo kết quả như sau:

+Thời gian hoạt động của dự án là 20 năm (thời gian khấu hao hết toàn bộ tài sản cố định khi đầu tư)

+Lãi suất chiết khấu dự kiến của dự án:12%/ năm

+Gía trị hiện tại ròng của dự án (NPV): 421.213.431.129 đồng +Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) : 25,22%/năm

-Kết luận của cán bộ thẩm định: Dự án khả thi và đề xuất chi nhánh cho doanh nghiệp vay vốn.

2.2.3.3.Phương pháp phân tích độ nhạy

Phương pháp này được sử dụng để đánh giá mức độ an toàn, vững chắc của dự án trong những điều kiện nhất định, được áp dụng cho thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính.

Các biến dữ liệu đầu vào khi phân tích độ nhạy của dự án thủy điện là:Tỷ lệ tổn thất điện hàng năm, giá bán điện, lãi suất chiết khấu...CBTĐ sẽ cho các yếu tố này thay đổi và tính toán lại các chỉ tiêu hiệu quả tài chính trong từng trường hợp từ đó đưa ra các kết luận xem yếu tố nào ảnh hưởng lớn đến kết quả, hiệu quả dự án

Ví dụ: Dự án thủy điện Nậm Kim sau khi tính toán các chỉ tiêu tài chính thì

phân tích độ nhạy:

Bảng 2.5: Bảng phân tích độ nhạy dự án

Giá bán -20% -10% 0% 10% 20%

NPV 43 56 71 85 98

IRR 11% 12% 14% 15% 17%

Nhận xét: Khi doanh thu thay đổi trong khoảng từ -20% đến 20% thi dự án vẫn có NPV>0 và IRR>10% vậy dự án có tính khả thi và phụ thuộc vào giá bán.

2.2.3.4. Phương pháp so sánh đối chiếu

Đây được xem như là phương pháp rất quan trọng và được sử đụng nhiều nhất đối với dự án đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao,liên quan nhiều đến việc cấp phép, các văn bản pháp luật hơn nữa trang thiết bị đa dạng,các chỉ số kỹ thuật mang đặc thù của ngành;quá trình xây dựng, lắp đặt phức tạp, kéo dài.Các tiêu chuẩn so sánh:

- Các chuẩn mực quy định của pháp luật Các tiêu chuẩn kinh tế, định mức kỹ thuật

- Tiêu chuẩn thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn về cấp công trình do Nhà nước quy định

- Tiêu chuẩn về công nghệ thiết bị - Tiêu chuẩn về sản phẩm của dự án

- Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu nhân công của ngành thủy điện

- Các chỉ tiêu về suất vốn đầu tư, các tỷ lệ tài chính của doanh nghiệp

Ví dụ: Dự án xây dựng nhà máy sản xuất giấy Sơn La

Trước tiên trong hồ sơ của dự án cần đánh giá các căn cứ pháp lý mà dự án dựa vào đã phù hợp đối với một dự án là xây dựng nhà máy sản xuất giấy hay chưa, đánh giá việc xây dựng nhà máy sản xuất giấy có phù hợp với quy hoạch và phướng hướng phát triển kinh tế xã hội tại địa phương mà nhà máy dự định được xây dựng hay không. Ngoài ra, cán bộ tín dụng còn so sánh tổng vốn đầu tư của dự án với mức cho vay tối đa tại chi nhánh là 72 tỷ đồng, cân đối với khả năng của chi

nhánh có thể cho vay hay không.

Một số các căn cứ pháp lý được đem ra so sánh như:

- Thông báo ý kiến kết luận của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề chiến lược sản xuất giấy tới năm 2020

- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2015 – 2020 và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2015 - 2020

- Thông tư số 98/2002/TT – BTC ngày 24/10/2002 .của bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện miễn thuế và giảm thuế cho các đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư.

Cho thấy dự án đã phù hợp với những quy định cũng như thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư. Ngoài ra tổng mức vốn đầu tư của dự án này là 25 tỷ đồng nằm trong giới hạn cho vay của một chi nhánh Agribank.

Hệ thống thông số kinh tế kỹ thuật được đem, ra so sánh đối với dự án này có thể kể đến như các hệ số đảm bảo an toàn xây dựng trong thiết kế dự án, đặc biệt là đối với một dự án xây dựng nhà máy sản xuất giấy; hệ số chất lượng công trình, chất lượng sản phẩm; lương của lao động so với mức lương tối thiểu; hệ số liên quan đến việc gây ô nhiễm môi trường có nằm trong mức giới hạn cho phép hay không.

Việc so sánh giá cả của sản phẩm giấy của dự án đối với giá cả sản phẩm trên thị trường cũng cần được quan tâm, bởi nó mang tính phù hợp cho dự án, khả năng cạnh tranh của sản phấm. Việc so sánh giá cả cũng cần đi cùng với phân tích chất lượng sản phẩm nếu như giá sản phẩm đắt hơn không quá nhiều so với thị trường nhưng lại mang lại sự vượt trội về mặt chất lượng thì giá của sản phẩm đó có thể hoàn toàn chấp nhận được.

Đối với một dự án là xây dựng nhà máy sản xuất giấy, rõ ràng là về mặt kỹ thuật của dự án là tương đối phức tạp, nên cán bộ tín dụng có thể dựa vào công tác thẩm định đối với một dự án tương tự trước đó đã được cấp vốn và đem lại hiệu quả để làm căn cứ so sánh cho mình, liệu rằng những thiết kế hay những phương án được đưa ra trong dự án xây dựng nhà máy sản xuất giấy này là đã hợp lý hay chưa. Việc so sánh này cần phải có sự cân đối với những khác biệt về hoàn cảnh cũng như các yếu tố tác động khác nhau của hai dự án. Việc so sánh giữa hai dự án chỉ dừng lại ở việc so sánh về các mặt kỹ thuật, cán bộ tín dụng đã cân đối về giá cả ở hai thời điểm khác nhau của hai dự án, và phân tích khác nhau về đặc điểm vị trí mà hai dự án đặt tại đó.

2.2.3.5. Phương pháp phân tích rủi ro

Thực hiện phương pháp này, CBTĐ phân tích và dự đoán những rủi ro có thể xảy ra đối với dự án trong giai đoạn thực hiện đầu tư cũng như khi dự án đã đi vào

hoạt động. Cụ thể một số loại rủi ro như sau:

- Rủi ro về về cung cấp: dự án không có được nguồn nguyên, nhiên liệu với số lượng, giá cả và chất lượng như dự kiến để vận hành dự án.

- Rủi ro về kinh tế vĩ mô: phát sinh từ môi trường kinh tế vĩ mô, bao gồm tỷ giá hối đoái, lạm phát và lãi suất.

- Rủi ro về kỹ thuật-vận hành, bảo trì: đây là những rủi ro liên quan đến việc dự án không thể vận hành và bảo trì ở mức độ phù hợp với các thông số thiết kế ban đầu đưa ra.

- Rủi ro về tỷ giá: do sự khác biệt về loại tiền trong ngân lưu vào và ngân lưu ra, có sự xuất hiện của ngoại tệ.

- Rủi ro về cơ chế, chính sách: bao gồm những bất ổn tài chính và chính sách của địa điểm xây dựng dự án, sắc thuế mới, hạn chế về chuyển tiền, quốc hữu hóa.

- Rủi ro về xây dựng, hoàn tất: hoàn tất dự án không đúng thời hạn, chưa phù hợp với thông số, tiêu chuẩn thực hiện.

- Rủi ro về môi trường và xã hội: những tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường và người dân khu vực lân cận.

CBTĐ xem xét mức độ rủi ro có thể xảy ra đồng thời đề xuất biện pháp để quản lý rủi ro, đánh giá, nhận diện rủi ro nào có hệ thống, rủi ro nào phi hệ thống,và những tác động của rủi ro tới các chỉ tiêu hiệu quả của dự án như thế nào. Phòng Quản lý tín dụng sử dụng phương pháp này để thực hiện việc tái thẩm định dự án xin vay vốn đặc biệt là những dự án lớn, có tầm quan trọng.

Ví dụ: Dự án xây dựng nhà máy giấy Sơn La

Cán bộ thẩm định đã sử dụng phương pháp phân tích rủi ro , từ đó đã đưa ra những rủi ro có thể gặp phải của dự án và các biện pháp phòng tránh như sau:

- Rủi ro cháy nổ: Do gỗ, mùn cưa,giấy… là loại sản phẩm rất dễ gây cháy nổ vì vậy để khắc phục rủi ro trên thì công ty phải ký hợp đồng bảo hiểm cháy nổ bằng 100% giá trị kho.Đồng thời công ty cũng phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự với người thứ 3 cho các rủi ro phát sinh liên quan tới kho chứa mùn gỗ, giấy. Các thiết bị PCCC cũng phải được trang bị đầy đủ để khắc phục trường hợp xấu xảy ra

- Rủi ro về thị trường: Sản phẩm về giấy luôn có những sự biến đổi về chủng loại cũng như mẫu mã, kiểu dáng vì vậy đòi hỏi dự án phải có những chiến lược cụ thể để bắt kịp với sự biến đổi này từ đó đảm bảo tính hiệu quả như kế hoạch mà dự án đã đề ra.

- Rủi ro xây dựng: Rủi ro này có thể sẽ gặp phải khi mà dự án xây dựng vi phạm lỗi kỹ thuật, hoặc thiên tai bão lũ xảy ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ thi công và đưa dự án vào sử dụng. Điều này có thể ảnh hưởng khiến dự án sẽ mất cơ hội có được những khách hàng tiềm năng… Vì đây là những rủi ro mang tính khách quan do thiên nhiên nên để khắc phục đối với rủi ro này thì công ty cần ký hợp đồng bảo hiểm xây dựng.

2.2.3.6. Phương pháp hội nghị

Bao gồm ba phương pháp là phương pháp chuyên gia, phương pháp hội nghị bàn tròn và phương pháp hội nghị lớn. Hiện tại chi nhánh mới sử dụng phương pháp hội nghị bàn tròn (dưới hình thức là hội đồng tín dụng để thẩm định và quyết định các khoản vay dự án đầu tư cho khách hàng).

Phương pháp hội nghị bàn tròn áp dụng đối với dự án có sự tham gia của các cấp có thẩm quyền cần phải có những ý kiến thống nhất tạo thuận lợi cho việc triển khai dự án. Các thông tin của dự án bước đầu triển khai cần giữ kín và mang tính chất chiến lược quan trọng. Đối với đơn vị tài trợ vốn, phương pháp hội nghị bàn tròn cũng có ý nghĩa lớn và có thể nằm trong quy trình thẩm định dự án thông qua việc thành lập Hội đồng thẩm định, theo phương pháp này, yếu tố tập thể được đề cao kết hợp với yếu tố cá nhân để đưa ra quyết định chính xác hơn.

Phương pháp này thường được sử dụng cho các dự án thuỷ điện -là những dự án có tính chất kỹ thuật phức tạp do đó cần phải dùng phương pháp chuyên gia để tiếp thu ý kiến của những người trong ngành, mặt khác đây cũng là những dự án lớn có quy mô vốn cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro, cần có phương pháp hội nghị để đưa ra những ý kiến thống nhất.

2.2.3.7. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp

Qua tiếp xúc trực tiếp khách hàng người thẩm định phần nào có cảm quan cá nhân để nhận xét tình hình doanh nghiệp, tư cách người vay và một số yếu tố thuộc về cảm quan rất cần thiết khác. Phương pháp này cũng được sử dụng rộng rãi khi mà các phương pháp yêu cầu kỹ thuật cao chưa thể áp dụng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam – chi nhánh Láng Hạ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w