Sự cần thiết phải đầu tư

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam – chi nhánh Láng Hạ (Trang 75)

- Tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng (bao gồm với Agribank và các

a. Sự cần thiết phải đầu tư

Mục tiêu dự án: Đây là dự án xây dựng hệ thống Cảng nước sâu sử dụng chung cho toàn Trung tâm Điện lực (TTĐL) Duyên Hải gồm: đê chắn sóng dài 3,9km, luồng tàu vào cảng, 02 bến tiếp nhập than cho tàu có trọng tải 30.000DWT và 01 bến tiếp nhận dầu cho tàu có trọng tải 1.000DWT phục vụ vận hành của các

nhà máy điện trong TTĐL.

Đây là công trình nằm trong quy hoạch tổng thể Trung tâm Điện lực Duyên Hải, có tổng diện tích mặt nước là 427,1 ha, được xây dựng tại xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, cách thị xã Trà Vinh khoảng 45km về hướng Đông Nam và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250km.

Công trình có hệ thống bến gồm 2 bến nhập than cho tàu tải trọng đến 30.000 DWT và 1 bến nhập dầu cho tàu trọng tải đến 1.000 DWT; Tuyến đê chắn sóng phía Bắc có chiều dài 3,9 km; Hệ thống thiết bị bốc dỡ than (Cần trục bốc dỡ than tại cảng, băng chuyển từ cảng vào tháp chuyển tiếp và vào các nhà máy, tháp chuyển tiếp) và thiết bị hút rót dầu và hệ thống ống dẫn dầu tại bến dầu, đầu tư 2 tàu kéo với công suất 1.500 HP và hệ thống phao tiêu báo hiệu dẫn luồng.

Đây là một công trình hạ tầng quan trọng của Trung tâm Điện lực Duyên Hải, khi đi vào hoạt động dự án sẽ tiếp nhận và cung cấp đầy đủ nhiên liệu cho hoạt động của cả 4 nhà máy điện thuộc trung Trung tâm Điện lực Duyên Hải bao gồm: Các nhà máy nhiệt điện Duyên hải 1, 2, 3 và 3 mở rộng.

Nhận xét của CBTĐ : Dự án đầu tư vào lĩnh vực đang rất cần thiết trong khu vực. Địa điểm thực hiện và quy mô của dự án phù hợp với chiến lược quy hoạch của ngành và của địa phương.

Nhận xét của sinh viên:Nội dung được cán bộ thẩm định áp dụng phương pháp thẩm định theo trình tự, so sánh. Nguồn thông tin từ khách hàng đưa ra đã được CBTĐ điều tra cụ thể, làm rõ sự cần thiết của dự án.

b. Phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án

- Dự án Cảng biển trung tâm Điện lực miền Nam là một hạng mục nằm

trong tổng thể Dự án Trung tâm Điện lực Duyên Hải với mục tiêu tiếp nhận khoảng 12 triệu tấn than và 100.000 tấn dầu mỗi năm cho các nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 1, Duyên Hải 3, Duyên Hải 3 MR (do GENCO 1 làm chủ đầu tư) và Duyên Hải 2 (do tập đoàn Janakuasa- Malaysia đầu tư).

- Cảng biển sẽ tiếp nhận các tàu có trọng tải đến 30.000 DWT nhập than và 1.000 DWT nhập dầu cho các nhà máy trong Trung tâm Điện lực Duyên Hải. Nguồn than cung cấp cho các nhà máy chủ yếu là nhập khẩu (Úc, Indonesia…) và một phần từ nguồn cung cấp than trong nước.

Nhận xét của CBTĐ : Các thông tin đã có được ở trên cho thấy khả năng tiêu thụ đối với sản phẩm của dự án là rất khả thi.

Nhận xét của sinh viên: Nội dung thị trường và khả năng tiêu thụ của dự án đã được CBTĐ thẩm định đầy đủ vì liên quan đến đầu ra của sản phẩm. Nội dung được cán bộ thẩm định áp dụng phương pháp dự báo, phương pháp so sánh đối chiếu và phương pháp chuyên gia

2.3.2.3. Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào

Việc tìm kiếm các nhà cung cấp trên thị trường tương đối dễ dàng, giá cả của các nguyên vật liệu này hiện nay cũng đã bình ổn và hầu như không có sự biến động lớn.

Việc cung cấp các nguồn nguyên liệu khác để phục vụ việc vận hành của dự án như: điện, nước… cũng đã được các đơn vị hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này chấp thuận và đảm bảo tính liên tục khi cung cấp trong quá trình lập dự án.

Nhà thầu thực hiện dự án là Công ty xây dựng Giao thông Trung Quốc (China Communication Construction Company Ltd., CCCC)- đó là công ty có vốn góp của Nhà nước Trung Quốc và là công ty uy tín trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng tại Trung Quốc và Châu Á. CCCC đã từng tham gia thi công xây dựng các công trình cảng biển, đường hầm qua biển, cầu, đường (đường bộ và đường sắt) siêu lớn. Với kinh nghiệm và năng lực của CCCC, chất lượng công trình Dự án Cảng biển Trung tâm Điện lực Duyên Hải sẽ được đảm bảo và đạt tiêu chuẩn.

Nhận xét của CBTĐ: Khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào cho dự án là rất khả thi.

Nhận xét của sinh viên: Cán bộ thẩm định sử dụng phương pháp so sánh và dự báo để kiểm tra giá cả sản phẩm, thiết bị, nguyên vật liệu và các đầu vào khác… Qua đó đánh giá về quy mô thị trường, hiệu quả tài chính của dự án.

2.3.2.4. Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam – chi nhánh Láng Hạ (Trang 75)