Tình hình hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Láng Hạ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam – chi nhánh Láng Hạ (Trang 34)

Giám đốc Phó giám đốc

2.1.3.Tình hình hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Láng Hạ

thôn Việt Nam – Chi nhánh Láng Hạ

Là một Chi nhánh có tuổi đời còn trẻ, lại được sinh ra trong thời kì chuyển biến mạnh của nền kinh tế, do đó Chi nhánh đã gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ có sự quan tâm của Hội đồng quản trị, Ban tổng giám đốc, các ban trụ sở chính NHNo&PTNT Việt Nam, sự tập trung chỉ đạo có hiệu quả của Ban giám đốc và sự nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên trong toàn Chi nhánh. Ngân hàng NHNo&PTNT Chi nhánh Láng Hạ đã biết tận dụng lợi thế, vượt qua thử thách, tin tưởng vào khả năng của mình duy trì hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đứng vững trên thị trường, củng cố lòng tin với khách hàng.

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn luôn được coi là vấn đề chiến lược hàng đầu trong việc kinh doanh của ngân hàng. Xuất phát từ nhu cầu vốn của các tổ chức kinh tế và dân cư, tầm quan trọng của công tác huy động vốn, quán triệt tư tưởng chỉ đạo của tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam, công tác huy động vốn vẫn được coi trọng hàng đầu. Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Chi nhánh Láng Hạ được thể hiện qua bảng sau:

Hoạt động huy động vốn tại chi nhánh được xem xét trên 3 góc độ: theo kỳ hạn, theo đối tượng khách hàng, theo loại tiền.

Bảng 2.1. Huy động vốn tại Agribank chi nhánh Láng Hạ giai đoạn 2010 – 2014

Đơn vị : Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng nguồn vốn 9.888 10.002 11.804 12.322 12.779 Theo kì hạn 1. Không kì hạn 1.797 2.641 3.878 3.156 1.699 2. Có kì hạn 8.091 7.361 7.926 9.166 11.080 2.1. Có kì hạn <12 tháng 1.234 1.881 1.393 3.413 7.628 2.2. Có kì hạn ≥ 12 tháng 6.857 5.480 6.533 5.753 3.452

Theo đối tượng khách hàng

1. Dân cư 2.584 2.869 3.366 4.387 3.912

2. Tổ chức 6.553 6.440 7.764 7.264 8.134

3. Khác 751 693 674 671 733

Theo loại tiền

1. VNĐ 8.345 8.107 10.213 11.034 11.814

2. Ngoại tệ 1.543 1.895 1.591 1.288 965

nghiệp và Phát triển nông thôn Láng Hạ từ năm 2010 đến năm 2014)

Qua bảng số liệu trên ta thấy:

- Xét theo kì hạn:

Nguồn vốn huy động có kì hạn chiếm tỉ trọng lớn hơn trong tổng vốn huy động , tuy nhiên tỉ trọng này biến đổi thất thường qua các năm , năm 2010 , nguồn vốn huy động có kì hạn là 8.091 tỷ đồng , chiếm 81 ,1% tổng nguồn vốn huy động , năm 2012 nguồn vốn huy động có kì hạn là 7.926 tỷ đồng , chiếm 67.1% tổng nguồn vốn huy động , đến năm 2014 , nguồn vốn huy động có kì hạn đạt 11.080 tỷ đồng , chiếm 86.7% tổng nguồn vốn huy động.

Trong nguồn vốn có kì hạn , từ 2010 - 2013 , nguồn vốn có kì hạn lớn hơn 12 tháng chiếm tỉ trọng lớn hơn (năm 2013 , thấp nhất là 5.753 tỷ đồng chiếm 62 ,76% tổng nguồn vốn có kì hạn là 9.166 tỷ đồng). Nhưng đến năm 2014 , nguồn vốn có thời hạn bé hơn 12 tháng lại chiếm tỉ trọng lớn hơn , đạt 7.628 tỷ đồng , chiếm 68 , 85% tổng nguồn vốn có kì hạn và nguồn vốn có kì hạn lớn hơn 12 tháng chỉ chiếm có 31 ,15% tổng nguồn vốn huy động tại chi nhánh. Chứng tỏ có sự biến động trong tâm lí gửi tiết kiệm trong dân chúng năm vừa qua.

- Xét theo đối tượng khách hàng:

Nói chung nguồn vốn huy động từ dân cư ngày càng tăng. Huy động từ các tổ chức kinh tế có xu hướng giảm, tuy nhiên năm 2014 lại tăng lên còn từ các đối tượng khách hàng khác giảm dần.

Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu huy động vốn qua các năm, cụ thể chiếm từ 59 - 66% tổng nguồn vốn.

- Xét theo loại tiền tệ:

Nguồn vốn huy động bằng tiền VNĐ chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu huy động vốn , năm 2011 nguồn vốn huy động bằng tiền VNĐ là 8.107 tỷ đồng , chiếm tỉ trọng 81.05% tổng vốn huy động , đến năm 2014 , nguồn vốn huy động bằng tiền VNĐ là 11.814 tỷ đồng , chiếm đến 92.45% tổng nguồn vốn huy động.

Việc tỉ trọng vốn vay VNĐ tăng dần trong cơ cấu huy động vốn thể hiện sự chủ động hơn trong công tác huy động vốn của chi nhánh , cụ thể từ sau năm 2011 tỉ trọng ngoại tệ trong tổng vốn huy động giảm dần qua các năm từ 18.5% năm 2011 đến 7.55% năm 2014. Đặc biệt năm 2014 vừa qua , nguồn vốn huy động bằng VNĐ chiếm đa số đến 92.45% và nguồn vốn huy động từ ngoại tệ chỉ chiếm 7.55%. Việc mở rộng quy mô tín dụng về nội tệ trong giai đoạn nền kinh tế nhiều biến động là khá hợp lý. Vì tỷ giá ngoại hối không ổn định, nên việc đầu tư nhiều

đồng nội tệ hơn sẽ giúp tăng khả năng an toàn, bền vững cho nguồn vốn, giảm thiểu rủi ro xảy ra. Tuy nhiên, chi nhánh cũng nên thực hiện các giao dịch bằng đồng ngoại tệ, mở rộng quy mô vốn và quy mô khách hàng trong và ngoài nước.

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Bảng 2.2: Quy mô tín dụng Agribank Láng Hạ giai đoạn 2010 - 2014

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng dư nợ 4.201 4.277 2.950 2.640 1.944

Theo thời hạn

Ngắn hạn 1.395 1.082 1.146 1.022 778

Trung, dài hạn 2.806 3.195 1.804 1.618 1.166

Theo loại tiền

VNĐ 3.634 4.038 2.228 1.837 1454 Ngoại tệ 567 239 722 803 490 Theo thành phần KT DNNN 2730 2651 1638 1399 1001 DNNQD 1260 1454 1134 1073 818 Hộ gia đình, cá nhân 211 172 178 168 125

(Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Láng Hạ từ năm 2009 đến năm 2012)

Qua số liệu của Bảng 2.2: Quy mô tín dụng Agribank Láng Hạ giai đoạn 2010 - 2014, ta thấy:

Nhìn chung, mức tổng dư nợ của chi nhánh giảm qua các năm, đó là một dấu hiệu tốt.

Dư nợ trung và dài hạn có chiều hướng tăng mạnh thường chiếm khoảng xấp xỉ 65%, chứng tỏ chi nhánh đã tập trung có chiều sâu và các dự án cơ quy mô lớn, thời gian hoàn vốn dài.

Tỉ lệ cho vay bằng ngoại tệ của chi nhánh cũng có chiều hướng tăng ngày càng cao, tuy nhiên so về số tuyệt đối còn thấp.

Đối với cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế, qua bảng tổng kết trên, ta thấy, Doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỉ trọng cao trong tổng nguồn vốn ( chiếm hơn 50%) tín dụng nhưng đang có xu hướng giảm. Điều này là do chi nhánh đã quan tâm hơn đến các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh, một thị trường rộng lớn, trong tương lai thì đó là khách hàng chủ yếu của chi nhánh nói riêng và các tổ chức tín dụng, các Ngân hàng thương mại nói chung.

Bảng 2.3: Chất lượng tín dụng tại Agribank Láng Hạ giai đoạn 2010 - 2014

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 năm 2014

Tổng 4.201 4.277 2.950 2.640 1.944

Nợ quá hạn 379,9 644,5 1.154,3 712.5 684.2

Nợ xấu 43,8 37,5 46 43.1 44

( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh hàng năm của Agribank chi nhánh Láng Hạ)

Qua số liệu của Bảng 2.3: Chất lượng tín dụng tại Agribank Láng Hạ giai đoạn 2010 – 2014, ta thấy: Mặc dù chất lượng tín dụng đã được cải thiện nhưng tỉ lệ nợ xấu vẫn ở mức cao, nợ lãi tồn đọng lớn khó có khả năng thu hồi tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển và một số khách hàng nợ xấu.

Tuy tổng nợ có sự giảm dần qua các năm, phản ánh dấu hiệu tốt hơn trong công tác tín dụng của chi nhánh. Tuy nhiên, tỉ trọng nợ xấu và nợ quá hạn không có dấu hiệu giảm. Cụ thể, năm 2010, khi tổng nợ lớn 4.201 tỷ đồng thì nợ xấu là 43.8 tỷ đồng chỉ chiếm 1% tổng nợ, nhưng đến năm 2014, khi tổng nợ đã giảm xuống chỉ còn 1.944 tỷ đồng thì nợ xấu vẫn ở mức cao 44 tỷ đồng, chiếm 2.26% tổng nợ.

Vấn đề đặt ra cho công tác tín dụng là phải sớm có biện pháp xử lí nợ quá hạn và nợ xấu.

2.1.3.3. Kết quả thu chi tài chính từ năm 2010 đến năm 2014

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Láng Hạ giai đoạn 2010 - 2014

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng nguồn vốn 9.888 10.002 11.804 12.322 12.779

Tổng thu nhập 852 1.139 1.259 1.045 807

Tổng chi phí 657.3 873.5 1.001 832 793

Tổng dư nợ 4.201 4.277 2.950 2.640 1.944

Lợi nhuận trước thuế 194,7 265,5 258 213 14

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank Láng Hạ 2010 – 2014) Qua số liệu Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Láng Hạ giai đoạn 2010 - 2014, ta thấy: Tổng thu nhập của chi nhánh qua các năm không ổn định. Giai đoạn 2010 – 2012 tổng thu nhập tăng dần qua các năm, nhưng đến năm 2013 có sự chững lại và giảm nghiêm trọng vào năm 2014 vừa qua. Cụ thể năm 2012 đạt tổng thu nhập toàn chi nhánh là 1.259 tỷ đồng nhưng đến năm 2014 vừa

qua chỉ đạt 807 tỷ đồng. Điều đó chứng tỏ qua từng năm hoạt động của chi nhánh mở rộng hơn nhưng thực sự thu nhập không có sự gia tăng, đặt ra vấn đề cần sớm có biện pháp khắc phục.

Tổng nguồn vốn huy động tăng qua các năm và tổng dư nợ giảm qua các năm, tổng nguồn vốn huy động 2010 là 9.888 tỷ đồng mà đến năm 2014 huy động được 12.779 tỷ đồng, bên cạnh đó dư nợ 2010 là 4.201 tỷ đồng đến năm 2014 chỉ còn 1.944 tỷ đồng. Đó là một dấu hiệu tốt chứng tỏ hoạt động của chi nhánh đang mở rộng hơn trong thị trường cạnh tranh mà vẫn đảm bảo hoạt động bền vững.

Lợi nhuận trước thuế có dấu hiệu giảm dần trong 4 năm gần đây. Cụ thể, năm 2011 lợi nhuận trước thuế đạt 265.5 tỷ đồng nhưng có xu hướng giảm dần, đến năm 2014 vừa qua chỉ còn 14 tỷ đồng. Trong thời gian qua, do nền kinh tế nhiều biến động cộng với những thay đổi trong cơ cấu ngân hàng, một phần do chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra bị thu hẹp, chi phí và thu nhập năm 2014 đều giảm mạnh so với các năm trước, dẫn đến lợi nhuận của chi nhánh giảm khá mạnh. Bản thân chi nhánh cũng có những cố gắng để kìm hãm sự giảm của thu nhập. Năm 2014, thu nhập theo khoán tài chính (chưa lương) đạt 43,3 tỷ đồng, chỉ đạt 58% kế hoạch tài chính năm 2014. Nguyên nhân một phần là do sự quản lý điều hành của cán bộ lãnh đạo chủ chốt còn nhiều hạn chế. Một số đơn vị chưa thực hiện tốt việc xây dựng chương trình công tác, phân công, giao việc, đôn đốc kiểm tra, giám sát thực hiện, đánh giá mức độ hoàn thành công việc của cán bộ như Phòng Tín dụng, Phòng Dịch vụ và Marketing, Phòng Hành chính Nhân sự, các Phòng giao dịch. Bên cạnh đó, biên chế cán bộ đông nhưng một bộ phận lớn cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, hiệu quả công việc không cao, không tạo ra được doanh thu, lợi nhuận.

Như vậy, đứng trước thực trạng lợi nhuận giảm qua các năm, chi nhánh cần đưa ra các biện pháp cụ thể về nâng cao năng lực và vai trò của cán bộ quản lý, phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm để đảm bảo cải thiện chất lượng tín dụng và tăng lợi nhuận cho chi nhánh.

2.1.3.4. Một số kết quả hoạt động khác năm 2014

Ngoài hai hoạt động chủ yếu là huy động vốn và sử dụng vốn, Agribank Láng Hạ còn thực hiện một số hoạt động khác như hoạt động thanh toán quốc tế, phát triển dịch vụ và marketing, dịch vụ bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ và vàng, dịch vụ thẻ… Thu từ hoạt động dịch vụ năm 2014 là 27388 triệu đồng, giảm 11,82% so với năm 2013 (năm 2013 đạt 31059 triệu đồng) nhưng vẫn chiếm 13,82% lợi nhuận trước thuế.

Thanh toán trong nước

Trong năm 2014, dịch vụ thanh toán chuyển tiền trong nước đạt 166,194 tỷ đồng, tăng 15% tương đương tăng 22,016 tỷ đồng so với năm 2013. Vẫn trong năm này, giá trị giao dịch chuyển khoản qua CMS đạt 1,132 tỷ đồng, giảm 37% tương đương giảm 769 tỷ đồng so với năm 2013. Dịch vụ thanh toán trong nước đem lại cho chi nhánh những nguồn thu nhập nhất định. Đây cũng là hoạt động không thể thiếu khi thực hiện những giao dịch với khách hàng. Quy mô hoạt động tín dụng tăng lên song song với dịch vụ thanh toán chuyển tiền trong nước cũng tăng lên. Ngân hàng nên phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là trong thanh toán.

Thanh toán quốc tế

Trong năm 2014, doanh số hoạt động thanh toán quốc tế đạt 266 triệu USD, giảm 33% so với năm 2013. Thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế đạt 22646 triệu đồng, tăng 4,7% so với năm 2013 (năm 2013 đạt 21629 triệu đồng). Ngân hàng đã thực hiện giao dịch nhanh chóng, an toàn với độ chính xác khá cao. Ngoài ra, bản thân ngân hàng còn cung cấp các dịch vụ khép kín cho khách hàng nhằm tăng trưởng tín dụng và tăng tiền gửi khách hàng.

Kinh doanh ngoại tệ và vàng

Trong năm 2014, doanh số từ mua ngoại tệ đạt 152 triệu USD, tăng 28% so với năm 2013. Doanh số bán ngoại tệ đạt 153 triệu USD, tăng 28% so với năm 2013. Kinh doanh ngoại tệ và vàng đem lại thêm nguồn thu nhập cho ngân hàng. Các dịch vụ trao đổi ngoại tệ và vàng phục vụ kịp thời cho khách hàng, đặc biệt là các khách hàng đang có quan hệ tín dụng với ngân hàng, có nhu cầu thanh toán ra nước ngoài với mức giá hợp lý, an toàn. Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và vàng đạt 1766 triệu đồng năm 2014, giảm 35,03% so với năm 2013 (năm 2013 đạt 2718 triệu đồng).

Dịch vụ thẻ ngày càng được mở rộng cả về quy mô và sự đa dạng hóa sản phẩm. Thẻ tín dụng quốc tế visa, thẻ ghi nợ quốc tế visa, thẻ ghi nợ nội địa, thẻ “Lập nghiệp”, thẻ liên kết sinh viên…được rất nhiều đối tượng khách hàng sử dụng, đem lại sự tiện lợi cho người dùng. Năm 2014, chi nhánh phát hành được 6.800 thẻ, tăng 8% tương đương với 500 thẻ so với năm 2013, nâng tổng số lên 106.009 thẻ. Dịch vụ trả lương qua tài khoản cũng tăng đáng kể.

Bên cạnh những sản phẩm, dịch vụ trên, Agribank còn cung cấp nhiều dịch vụ khác đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong xu hướng không ngừng phát triển của nền kinh tế như dịch vụ kiều hối, thông báo biến động số dư tài khoản thẻ tín dụng, internet-banking, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm học đường, SMS banking, dịch vụ séc…Tất cả các hoạt động này giúp ngân hàng mở rộng được không chỉ lĩnh vực kinh doanh mà còn cả đối tượng khách hàng, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam – chi nhánh Láng Hạ (Trang 34)