điện Hà Nội
3.3.1. Những kết quả đạt được
a. Cơ chế huy động nguồn lực tài chính
Nghị định 43 quy định về tự chủ tài chính đã tạo ra một hành lang thông thoáng cho các đơn vị sự nghiệp có thu trong đó có trƣờng Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội. Nhà trƣờng đã tích cực khai thác các nguồn thu sự nghiệp từ các nguồn kinh doanh dịch vụ, chủ động sử dụng các nguồn kinh phí, đảm bảo hoạt động của đơn vị có hiệu quả.
Kết quả cho thấy mức độ tự đảm bảo kinh phí hoạt động thƣờng xuyên của nhà trƣờng nhƣ bảng sau.
Bảng 3.8: Mức tự đảm bảo kinh phí hoạt động thƣờng xuyên tại nhà trƣờng
Năm 2011 2012 2013
Mức độ(%) 50% 33% 16%
(nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội qua các năm 2011 – 2013)
Có thể nhận định rằng, nhà trƣờng là đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, tuy nhiên mức độ đảm bảo chi phí hoạt động của nhà trƣờng đã giảm qua các năm, giảm từ 50% xuống còn 16% điều này chứng tỏ mức độ tự đảm bảo chƣa ổn định và còn phụ thuộc lớn vào biến động thị trƣờng lao động.
b. Cơ chế quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính - Về công tác chấp hành dự toán:
65
Các khoản chi của nhà trƣờng về cơ bản đã tuân thủ theo đúng dự toán, tiêu chuẩn định mức của Nhà nƣớc và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị đã đƣợc phê duyệt. Chi thực hiện dự toán hàng năm đạt tỉ lệ cao so với dự toán giao.
- Về công tác chi thƣờng xuyên:
Cơ cấu các nội dung của chi thƣờng xuyên ở nhà trƣờng là tƣơng đối hợp lý với tỷ lệ cao nhất là chi cho hoạt động chuyên môn, trong đó chủ yếu là chi cho công tác đào tạo nghề và cấp chứng chỉ sƣ phạm dạy nghề.
Nhà trƣờng đã chủ động trong việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính, thực hành tiết kiệm chi quản lý hành chính, giúp bổ sung thu nhập tăng thêm, nâng cao đời sống cho ngƣời lao động.
c. Cơ chế phân phối chênh lệch thu chi.
Về cơ bản, nhà trƣờng đều thực hiện việc phân phối kết quả chênh lệch thu chi để trích lập các quỹ và chi trả thu nhập tăng thêm cho ngƣời lao động. Trong đó nhà trƣờng đã dành trích 25% chênh lệch thu chi cho phát triển hoạt động sự nghiệp.
Việc trích lập quỹ khen thƣởng, quỹ phúc lợi tại nhà trƣờng đã thực hiện đúng quy định của Nhà nƣớc là trích lập không quá 3 tháng lƣơng cấp bậc, chức vụ của nhà trƣờng.
Do đƣợc chủ động trong việc chi trả thu nhập tăng thêm, nên nhà trƣờng đã chủ động tuyển dụng, ký kết các hợp đồng lao động phù hợp với nhu cầu công việc và khả năng tài chính của đơn vị, vì vậy nhà trƣờng đã tăng cƣờng đƣợc đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, có trình độ và chất lƣợng chuyên môn cao, thu hút giữ chân đƣợc đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm và tâm huyết với nghề. Việc sử dụng các tiêu chí đánh giá kết quả lao động để chi trả thu nhập tăng thêm đƣợc nhà trƣờng thảo luận
66
dân chủ, công khai trong toàn nhà trƣờng, vì vậy kết quả chi trả thu nhập tăng thêm nhận đƣợc sự nhất trí và đồng thuận cao trong tập thể ngƣời lao động.
d. Cơ chế quản lý, sử dụng tài sản
Tài sản của nhà trƣờng là của Nhà nƣớc giao và đƣợc đƣa vào sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức phát huy tối đa hiệu quả sử dụng trong công tác đào tạo nghề. Hàng năm, các tài sản đƣợc theo dõi sổ sách đầy đủ, tính toán hao mòn theo quy định hiện hành của Nhà nƣớc và định kỳ tiến hành kiểm kê, thanh lý và mua sắm bổ sung, thay thế kịp thời đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ đƣợc giao.
e. Cơ chế kiểm tra, kiểm soát tài chính
Các khoản thu chi của nhà trƣờng đều đƣợc kế toán phản ánh và theo dõi trên sổ kế toán đúng chế độ, báo cáo tài chính theo đúng niên độ, các khoản thu học phí và lệ phí khác đều đƣợc sử dụng biên lai thu phí, đƣợc cấp bởi Chi cục thuế Quận Cầu Giấy. Các khoản chi theo quy định đảm bảo đầy đủ thủ tục hóa đơn chứng từ, hợp đồng hợp lệ và chi theo định mức trong quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trƣờng.
3.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân
3.3.2.1. Những tồn tại
a. Cơ chế huy động tạo nguồn lực tài chính
- Nguồn thu từ học phí và lệ phí: Trong những năm qua nhà trƣờng luôn duy trì một mức thu học phí là 2.500.000/sinh viên/tháng, mức thu này nhìn chung không thể bù đắp đƣợc kinh phí đào tạo nghề cho mỗi sinh viên và mức tiêu hao vật tƣ, chƣa tính đủ khấu hao của trang thiết bị dạy nghề, chi phí tiền lƣơng của cán bộ giảng viên nhà trƣờng. Do vậy, một đòi hỏi thực tế đặt ra là phải điều chỉnh mức thu học phí cho phù hợp với thực tiễn nhằm đảm bảo đời sống cho cán bộ giảng viên, bù đắp kinh phí mua sắm trang thiết bị dạy nghề hiện đại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời học.
67
- Nguồn thu khác: Về nguồn thu từ dịch vụ cantin, trông xe, cho thuê mặt bằng... nhà trƣờng thƣờng quản lý nguồn thu theo hình thức khoán. Tuy nhiên việc quản lý nguồn thu theo hình thức khoán là chƣa phù hợp gây thất thu cho nhà trƣờng do mức khoán này chƣa tính sát các lợi ích từ dịch vụ khoán mang lại.
b. Cơ chế quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính
Công tác quản lý, sử dụng tài chính còn nhiều bất cập, theo quy định của Nghị định 43, nhà trƣờng đƣợc chủ động sử dụng ngân sách giao tự chủ và các khoản thu cho các hoạt động thƣờng xuyên, tuy nhiên khi quyết toán, đơn vị chƣa phân bổ một cách hợp lý các nội dung chi theo nguồn kinh phí phù hợp với các văn bản hƣớng dẫn, ví dụ:
+ Theo quy định các đơn vị có thu phải sử dụng tối thiểu 40% nguồn thu để lại thực hiện cải cách tiền lƣơng để chi lƣơng tăng thêm do mức lƣơng tối thiểu chung đƣợc điều chỉnh tăng, nhƣng rất nhiều đơn vị khi quyết toán nguồn phí, lệ phí không quyết toán mục tiền lƣơng, phụ cấp.
+ Nhà trƣờng đƣợc Nhà nƣớc cấp một phần kinh phí( kinh phí không tự chủ) để đảm bảo một phần tiền lƣơng còn kinh phí chi hoạt động thì nhà trƣờng phải sử dụng từ nguồn tự chủ (thu từ học phí và thu khác). Tuy nhiên đơn vị đã sử dụng nguồn kinh phí không tự chủ để chi hoạt động và thƣởng cho cán bộ công nhân viên nhà trƣờng.
c. Cơ chế phân phối chênh lệch thu chi
Nhìn chung nhà trƣờng đã trích lập quỹ và chi thu nhập tăng thêm cho ngƣời lao động theo quy định của Nhà nƣớc, tuy nhiên nhà trƣờng chƣa trích lập quỹ dự phòng ổn định thu nhập cho cán bộ, viên chức đảm bảo tính chủ động, thích ứng kịp thời với những thay đổi cơ chế tài chính của Nhà nƣớc ban hành.
68
Tài sản Nhà nƣớc giao đƣợc nhà trƣờng sử dụng hiệu quả, tiết kiệm trong công tác đào tạo nghề. Bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ bằng tài sản Nhà nƣớc, nhờ cơ chế tự chủ về tài chính theo Nghị định 43, Nhà trƣờng cũng đã chủ động đa dạng hóa nguồn thu bằng các hoạt động dịch vụ nhƣ cho thuê nhà xƣởng thực hành để các công ty mở lớp đào tạo ngắn hạn, liên kết với các trung tâm đào tạo nghề mở các lớp ngắn hạn. Tuy nhiên việc khai thác tần suất tài sản, khai thác tối đa phục vụ hoạt động đào tạo nghề, dịch vụ, đặc biệt tài sản có giá trị lớn để tạo nguồn thu dịch vụ còn rất hạn chế, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, giá trị tài sản đƣợc Nhà nƣớc giao quản lý, sử dụng.
Theo luật quản lý tài sản nhà nƣớc, tiền thu đƣợc từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên doanh, liên kết phải đƣợc hạch toán đầy đủ theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng theo cơ chế tài chính áp dụng đối với doanh nghiệp, tuy nhiên nhà trƣờng đều hạch toán các khoản thu này chung vào nguồn thu phí, lệ phí, không tổ chức hạch toán, sử dụng hóa đơn thuế riêng.
e. Cơ chế kiểm tra, kiểm soát tài chính - Công tác hạch toán kế toán:
Nhà trƣờng vẫn chƣa thực hiện quản lý thu chi các khoản thu ngoài theo đúng quy định, các khoản thu chi vẫn còn chƣa phản ánh và tổng hợp chung vào báo cáo quyết toán của nhà trƣờng.
Một số khoản thu từ việc cho thuê, liên doanh liên kết chƣa đƣợc đăng ký sử dụng hóa đơn theo đúng quy định của Bộ tài chính, các khoản thu chƣa đƣợc hạch toán đúng quy định vì vậy việc thất thoát các khoản thu ngoài do chƣa có cơ chế kiểm soát quản lý hiệu quả.
69
Báo cáo quyết toán trong nhà trƣờng đƣợc thực hiện theo thiết kế của Bộ tài chính cho tất cả các đơn vị sự nghiệp và thống nhất trong hệ thống kế toán. Có các mẫu biểu sau:
+ Bảng cân đối tài khoản(quý, năm, B01-H);
+ Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng(quý, năm, B02-H);
+ Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động(quý, năm, F02-1H) + Báo cáo chi tiết kinh phí dự án(quý, năm, F02-2H);
+ Báo cáo thu chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh(quý, năm, B03-H)
+ Báo cáo tình hình tăng, giảm tài sản cố định(năm, B04-H)
+ Báo cáo kinh phí chƣa sử dụng đã quyết toán năm trƣớc chuyển sang(năm, B05-H)
Thực tế hệ thống này nhấn mạnh tới việc kiểm tra tài chính hơn là để quản lý nguồn lực, cung cấp thông tin quản lý; hệ thống này không cung cấp đƣợc những thông tin thiết yếu cho việc xây dựng kế hoạch, quản lý, tính hiệu quả với việc sử dụng các nguồn lực và xây dựng các định hƣớng tài chính trung hạn hay dài hạn.
- Công tác kiểm toán
Hoạt động kiểm toán luôn đi kèm và là sự tiếp nối với hoạt động kế toán nếu kế toán làm nhiệm vụ tổ chức thu thập, xử lý thông tin, thì kiểm toán chính là sự kiểm tra tính chuẩn xác và xác nhận tính đúng đắn của các thông tin và quan trọng hơn là đƣa ra những giải pháp qua đó hoàn thiện các quá trình quản lý, hoàn thiện quá trình tổ chức thông tin phục vụ có hiệu quả cho các đối tƣợng sử dụng thông tin kế toán.
70
Thực tế hoạt động kiểm toán nội bộ trong nhà trƣờng chƣa đƣợc đề cao, việc kiểm toán thƣờng chỉ hạn chế ở việc kiểm tra tính trung thực của các giao dịch do các nhà quản lý tiến hành. Vì vậy, các nhà kiểm toán cần đi sâu vào đánh giá tính hiệu quả và hiệu lực của việc sử dụng nguồn lực.
3.3.2.2. Nguyên nhân
a. Tổ chức thực hiện quản lý tài chính còn nhiều hạn chế
- Bộ máy quản lý của trường còn cồng kềnh và hoạt động kém hiệu quả
Bộ máy quản lý của Nhà trƣờng hiện nay vẫn khá cồng kềnh và nhiều bộ phận, đơn vị trực thuộc hoạt động còn thiếu hiệu quả. Trƣờng chƣa định biên đƣợc số lƣợng biên chế của từng phòng ban nên có hiện tƣợng một số phòng ban thiếu biên chế trong khi một số phòng ban khác lại thừa nên dẫn đến tình trạng một số bộ phận công việc làm không hết trong khi một số đơn vị khác không có việc làm. Một phần nguyên nhân cũng là do cơ chế bao cấp vẫn còn nên có nhiều vị trí đƣợc biên chế còn mang nặng tình cảm, quan hệ hơn là do năng lực. Hoạt động ở một số bộ phận, đơn vị giúp việc chƣa đáp ứng kịp thời theo yêu cầu của Ban Giám hiệu cũng nhƣ yêu cầu của công việc và hiệu quả làm việc còn hạn chế. Cũng vì cơ chế xin-cho, bao cấp vẫn còn nên hoạt động của một số đơn vị còn thiếu năng động, sáng tạo nên hiệu quả chƣa cao. Một số quy định về thủ tục hành chính còn nặng nề và phức tạp chậm thay đổi gây khó khăn cho ngƣời học cũng nhƣ cho công tác quản lý.
- Quy chế chi tiêu nội bộ còn nhiều bất cập
Quy chế chi tiêu nội bộ do đơn vị xây dựng chƣa bao quát hết đƣợc những nội dung chi hoạt động của đơn vị, đặc biệt thiếu cơ chế thu (học phí, lệ phí) và chƣa quán xuyến đƣợc đầy đủ các nguồn thu và thực tế chƣa đáp ứng yêu cầu
71
của cơ chế tự chủ tài chính( mới tập trung vào cơ chế chi, chƣa đầu tƣ xem xét cơ chế tạo nguồn thu gắn với với cơ chế tự chủ và chịu trách nhiệm). Thiếu sự tổng kết đánh giá việc thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ, phát hiện những thiếu sót cần bổ sung, hoàn chỉnh quy chế phù hợp với thực tiễn hoạt động của đơn vị.
Việc bình xét, khen thƣởng, đánh giá kết quả hoạt động của cá nhân trong nhà trƣờng còn mang tính hình thức. Do vậy, tác động khích lệ của cơ chế đối với ngƣời lao động trong việc tiết kiệm chi, phát huy nguồn thu sự nghiệp, cải thiện thu nhập cho cán bộ công nhân viên còn hạn chế.
Nhà trƣờng chƣa tách bạch hoạt động dạy nghề và hoạt động có thu khác, dẫn tới việc hạch toán chênh lệch thu chi của hai hoạt động này chƣa rõ ràng, khó khăn trong việc xác định nguồn thu đƣợc trích lập các quỹ của đơn vị.
Công tác tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp hàng năm chƣa đƣợc nhà trƣờng quan tâm đúng mức, chƣa có sự đánh giá kết quả hoạt động đầy đủ, hoàn chỉnh, để làm căn cứ đánh giá cơ chế quản lý tài chính mới.
Qua phân tích có thể thấy nhiều hoạt động quản lý tài chính của Nhà trƣờng chƣa phù hợp nhƣ cơ chế quản lý các đơn vị cấp III còn bất cập, cơ chế lƣơng thƣởng chƣa phù hợp, cơ chế tổ chức cán bộ chƣa rõ ràng,…
b. Hệ thống chính sách của Nhà nƣớc còn nhiều bất cập
Hệ thống tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật mang tính đặc thù trong đào tạo nghề chƣa đầy đủ, hoàn chỉnh. Nhà nƣớc chƣa xây dựng, ban hành một hệ thống các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật áp dụng để quản lý chung trong các đơn vị dạy nghề. Hệ thống chỉ tiêu này bao gồm cả hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả cải cách tài
72
chính công và hệ thống chỉ tiêu để đánh giá kết quả công việc đầu ra của các đơn vị dạy nghề. Đây là cơ sở để Nhà nƣớc xác định và bố trí kinh phí phù hợp với mục tiêu đề ra và cũng là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động của các đơn vị dạy nghề.
Hệ thống văn bản chế độ tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp nói chung còn bộc lộ những hạn chế trong quá trình thực chi. Các định mức, chế độ chi tiêu trong đơn vị sự nghiệp có thu dù đƣợc Nhà nƣớc quy định nhƣng tính khả thi không cao, chƣa phù hợp với thực tế, khó vận dụng hoặc tạo điều kiện cho đơn vị hạch toán chi tiêu không trung thực vì không thể áp dụng đƣợc. Các định mức chi tổng hợp làm căn cứ lập dự toán và giao nhiệm vụ chi Ngân sách, cấp phát và quản lý tài chính hàng năm chƣa phù hợp với thực tế chi và nhiệm vụ đƣợc giao.
Mức thu học phí còn quá thấp so với mặt bằng chung, điều này làm hạn chế khả năng đầu tƣ cho hoạt động đào tạo nghề, và nâng cao đời sống cho cán bộ giáo viên nhà trƣờng.
Chƣa tạo đƣợc cơ chế giám sát thƣờng xuyên đối với việc chi tiêu của chủ tài khoản và kế toán. Chƣa đảm bảo dân chủ trong quản lý thu chi tại đơn vị dự toán.
c.Công tác kiểm toán nội bộ chƣa đƣợc coi trọng