Khái quát đặc điểm hoạt động tại trƣờng Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội (Trang 42)

3.1. Khái quát đặc điểm hoạt động tại trƣờng Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội Hà Nội

3.1.1.Quá trình hình thành và phát triển

Quá trình hình thành và phát triển của các trƣờng nghề gắn liền với sự phát triển của đất nƣớc. Bề dày lịch sử của sự nghiệp dạy nghề là minh chứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nƣớc hiện nay.

Cuối thế kỷ 19 đã hình thành tổ chức đào tạo chính quy tại một số trƣờng dạy nghề nhƣ trƣờng kỹ nghệ thực hành tại Hà Nội (1898), trƣờng kỹ nghệ thực hành Huế (1889) và trƣờng Bá nghệ Sài Gòn (1889), trƣờng kỹ nghệ thực hành Hải Phòng (1913). Đầu thế kỷ 20 những cơ sở dạy nghề đầu tiên đƣợc thành lập với nhiều loại hình khác nhau nhƣ: lớp dạy nghề tại xí nghiệp, trƣờng nghề...Thời kỳ này số lƣợng học sinh rất ít, chỉ đủ cung cấp cho những ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp khai thác tài nguyên, nhằm đem lại lợi nhuận cho thực dân Pháp.

Từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 và trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, mặc dù chƣa có điều kiện phát triển, nhƣng dạy nghề đã kịp thời đào tạo đội ngũ công nhân, cán bộ quốc phòng, y tế, nông nghiệp, sƣ phạm...theo hình thức trƣờng lớp nhỏ.

Trƣớc nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nhân lực trong thời kỳ CNH, HĐH đất nƣớc. Để khắc phục những hạn chế, yếu kém của công tác đào tạo nghề, Bộ Chính trị đã quyết định: "Từ nay chuyển nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo nghề từ Bộ Giáo dục và Đào tạo sang Bộ Lao động -

34

Thương binh và Xã hội". Thực hiện Quyết định của Bộ Chính trị (tại Văn bản số 1481-CV/VPTW ngày 08/12/1997), Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 67/1998/QĐ-TTg ngày 26/3/1998 về việc chuyển giao nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về giáo dục đào tạo nghề từ Bộ Giáo dục và Đào tạo sang Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội; ngày 23/5/1998, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 33/1998/NĐ-CP về việc thành lập Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội.

Trƣờng Cao đẳng nghề Cơ điện Hà nội tiền thân là trƣờng công nhân cơ điện và thủy lợi đƣợc thành lập năm 1972, đến năm 2007 đƣợc đổi tên thành trƣờng Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội. Trải qua hơn 40 năm nhà trƣờng đã đạt đƣợc nhiều huân huy chƣơng cao quý của Đảng và Nhà nƣớc.

3.1.2.Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy

3.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ

Đào tạo nhân lực ở các trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề của Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động -Thƣơng binh và Xã hội.

3.1.2.2.Tổ chức bộ máy

* Tổng số cán bộ, giáo viên cơ hữu: 210 ngƣời

* Tuổi trung bình của cán bộ giảng dạy: ( Biên chế và hợp đồng): 35 * Tỷ lệ CBVC có học vị và chức danh ( Biên chế và hợp đồng)

- TSKH/TS: 5 (đang nghiên cứu sinh) - Thạc sĩ: 160

- Kỹ sƣ, cử nhân : 30 - Trình độ khác: 15

35 Hiện tại trƣờng gồm có:

- 06 Khoa.

- 07 Phòng Ban chức năng.

- 01 Đơn vị nghiên cứu, trực thuộc

* Cơ cấu tổ chức của Nhà trƣờng đƣợc mô tả vắn tắt theo sơ đồ sau:

Phòng quan hệ hợp tác QT Phòng quản trị đời sống Phòng công tác HSSV Khoa cơ khí Phòng kiểm định Khoa KH cơ bản Khoa động lực Phòng TCKT Trung tâm tuyển sinh Phòng HC-TC Phòng đào tạo Khoa sƣ phạm dạy nghề Khoa điện Khoa kinh tế

Phòng ban Khoa chuyên môn Đơn vị trực thuộc

PHÓ HIỆU TRƢỞNG

36

3.1.3. Chế độ chính sách của Nhà nước liên quan đến quản lý tài chính tại trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội

Trƣờng Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội, ngoài việc chịu sự chi phối của các chính sách pháp luật chung của Nhà nƣớc về quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập nhƣ: Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ, thông tƣ 71/2006/TT-BTC về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm còn chịu sự điều tiết bởi các luật và các văn bản dƣới luật nhƣ:

- Luật Ngân sách nhà nƣớc về quản lý sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nƣớc.

- Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc số 09/2008/QH12

- Luật dạy nghề của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 số 76/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006.

- Luật giáo dục đại học số 08/2012/QH13

- Thông tƣ liên tịch số 21/2010/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 11/2/2010

3.2. Thực trạng quản lý tài chính tại trƣờng Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội Nội

Trƣờng Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội áp dụng chính sách thu – chi tài chính thống nhất: thu – chi qua một đầu mối do phòng Tài chính kế toán đảm nhiệm. Phòng Tài chính kế toán có trách nhiệm tham mƣu cho Hiệu trƣởng Nhà trƣờng trong công tác quản lý tài chính trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan.

Phòng Tài chính kế toán lập kế hoạch, quản lý và báo cáo quyết toán ngân sách của Nhà trƣờng theo đúng quy định của Nhà nƣớc và các quy định trong văn bản hƣớng dẫn của Bộ Tài chính.

37

Công tác kế toán và quyết toán ngân sách đƣợc thực hiện thống nhất theo quy định về chứng từ thu chi ngân sách, mục lục ngân sách Nhà nƣớc, hệ thống tài khoản, số sách, biểu mẫu báo cáo và đối tƣợng sử dụng ngân sách.

Việc chỉnh lý quyết toán ngân sách thực hiện theo quy định của pháp luật Ngân sách Nhà nƣớc và các văn bản hƣớng dẫn thi hành. Việc kiểm tra, thanh tra và xử lý việc chấp hành các chế độ thu chi và quản lý ngân sách, quản lý tài sản đƣợc thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật.

3.2.1. Cơ chế huy động, tạo nguồn lực tài chính

Nguồn tài chính thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao của nhà trƣờng bao gồm nguồn kinh phí do nhà nƣớc cấp, nguồn thu sự nghiệp của đơn vị và nguồn kinh phí tài trợ, viện trợ.

a. Nguồn kinh phí từ NSNN cấp

Trƣờng Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội đã trải qua một quá trình xây dựng và phát triển đến nay đã là một trƣờng dạy nghề đa ngành, đa cấp vì vậy nhu cầu về tài chính rất lớn. Trƣờng đã nhận đƣợc sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc, việc đầu tƣ cũng đƣợc tăng lên. Hàng năm, ngân sách Nhà nƣớc cấp cho Trƣờng theo định mức, theo quy mô hiện có và các chƣơng trình mục tiêu, các dự án…Đây là nguồn kinh phí chủ yếu để xây dựng trƣờng. Cùng với sự gia tăng Ngân sách nhà nƣớc cấp cho giáo dục – đào tạo, nguồn ngân sách Nhà nƣớc cấp cho Trƣờng cũng tăng lên hàng năm, thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.1. Nguồn tài chính của trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội 2011 – 2013

38

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số thu từ NSNN cấp 17.372.237.000 21.873.013.000 27.097.820.000

Tỷ lệ tăng qua các năm (%) 26 24

Số thu ngoài NSNN 17.806.417.798 11.078.788.898 8.786.581.655

Tỷ lệ tăng qua các năm (%) - 37 - 21

Tổng thu các nguồn tài chính

35.178.654.798 32.951.801.898 35.884.401.655

Tỷ lệ tăng qua các năm (%) - 6,3 8,9

(nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội 2011 – 2013)

Qua bảng trên cho thấy nguồn NSNN cấp đã tăng cao qua các năm; năm 2012 tăng 26%, năm 2013 tăng 24%. Nguyên nhân nguồn NSNN tăng do nguồn thu ngoài ngân sách đã giảm qua các năm, chủ yếu là do giảm từ thu sự nghiệp (thu từ đào tạo liên kết).

Các nội dung NSNN cấp cho trƣờng công lập đảm bảo một phần chi phí hoạt động thƣờng xuyên gồm kinh phí hoạt động thƣờng xuyên và không thƣờng xuyên.

- Kinh phí hoạt động thƣờng xuyên

Căn cứ giao kinh phí NSNN cho hoạt động thƣờng xuyên của trƣờng đƣợc tính trên cơ sở các định mức chi và một số nhiệm vụ chi cụ thể trong năm, bao gồm: Các nhiệm vụ chuyên môn chủ yếu trong năm; mức chi NSNN tính trên đầu học sinh và giáo viên, khả năng thu học phí.

- Kinh phí hoạt động không thƣờng xuyên

Kinh phí này dùng cho các chƣơng trình mục tiêu theo nhiệm vụ của Bộ lao động - thƣơng binh và xã hội giao(chƣơng trình đào tạo nghề cho lao động

39

nông thôn), kinh phí sửa chữa lớn tài sản, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị v.v..

Tuy nhiên việc quy định các khoản chi thƣờng xuyên và không thƣờng xuyên của trƣờng Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội đƣợc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện theo từng năm theo quy định của Bộ Tài chính. Thực tế cho thấy việc quy định này qua các năm còn chƣa thống nhất. Cùng một khoản chi nhƣng có năm là chi thƣờng xuyên, có năm lại đƣợc xếp vào khoản chi không thƣờng xuyên. Điều này đã gây bị động và lúng túng cho cán bộ tài chính Nhà trƣờng trong việc hạch toán và tổng hợp, phân tích định kỳ hoặc đột xuất.

Ngân sách nhà nƣớc cấp kinh phí hoạt động thƣờng xuyên, mức kinh phí đƣợc ổn định trong 3 năm và hằng năm đƣợc tăng lên theo tỷ lệ do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định. Hết thời hạn 3 năm, mức NSNN bảo đảm đƣợc xác định lại cho phù hợp.

Nguồn ngân sách Nhà nƣớc cấp luôn là nguồn vốn quan trọng nhất đảm bảo cho sự hoạt động và phát triển của khu vực hành chính sự nghiệp. Trong thời gian tới, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, chiến lƣợc phát triển giáo dục cũng đặt ra mục tiêu tăng cƣờng nguồn tài chính cho giáo dục – đào tạo, nâng cao tỷ lệ chi ngân sách Nhà nƣớc cho giáo dục – đào tạo nhằm tăng tốc độ phát triển, rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nƣớc trong khu vực.

Từ năm 1998 đến năm 2012, trong điều kiện kinh tế đất nƣớc còn gặp nhiều khó khăn, nguồn tài chính còn hạn hẹp nhƣng Nhà nƣớc vẫn quyết định tăng dần đầu tƣ NSNN cho giáo dục và đào tạo từ mức hơn 13% năm 1998 lên 20% tổng chi NSNN năm 2012 (năm 1998 : 13,7%; 2000 : 15%; 2006 : 18,6%; 2012 : 20%). (Nguồn : Vụ Kế hoạch-Tài chính, Bộ GD & ĐT)

40

Nhƣ vậy có thể thấy mặc dù đã thực hiện theo tinh thần Nghị định số 43/2006/NĐ-CP thì nguồn thu từ ngân sách nhà nƣớc vẫn còn là nguồn thu chính của nhà trƣờng, các năm đều có tỷ trọng nguồn thu trong tổng thu trên 50%, có năm lên đến 68% (năm 2013). Con số đó cho thấy sự quan tâm của Nhà nƣớc đến ngành giáo dục đặc biệt là đào tạo nghề. Nhƣng con số này cũng cho thấy khả năng tự chủ của đơn vị còn chƣa tốt, trong số ngân sách nhà nƣớc giao cho đơn vị vẫn có một phần của kinh phí không tự chủ, mặc dù tỷ trọng là không cao. Việc hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu vẫn phải dựa chủ yếu vào nguồn ngân sách nhà nƣớc cấp vẫn là gánh nặng rất lớn cho ngân sách quốc gia.

b. Nguồn thu sự nghiệp

Trong điều kiện nguồn NSNN đầu tƣ cho giáo dục còn hạn chế, để phát triển giáo dục, Nhà nƣớc cho phép huy động mọi nguồn lực trong xã hội đầu tƣ cho giáo dục nhằm chia sẻ bớt gánh nặng với NSNN. Việc Nhà nƣớc cho phép thu học phí, lệ phí, mở rộng các loại hình đào tạo, liên kết đào tạo, thực hiện một số hoạt động ngoài đào tạo nhƣ các dự án sản xuất thử nghiệm, cung ứng dịch vụ, góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nƣớc để tổ chức các hoạt động dịch vụ đã tạo điều kiện cho các trƣờng dạy nghề tăng nguồn thu ngoài NSNN. Nguồn thu sự nghiệp ngoài NSNN ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững về tài chính của các trƣờng dạy nghề.

Tuy nhiên trái ngƣợc với sự tăng lên đều đặn của nguồn thu từ ngân sách Nhà nƣớc cấp thì nguồn thu ngoài ngân sách đã giảm mạnh qua các năm, cụ thể là giảm gần 3 lần từ năm 2011 đến năm 2013. Nguyên nhân là do thị trƣờng lao động có xu hƣớng dịch chuyển giữa các ngành nghề, dẫn tới nhu cầu ngƣời học các ngành tại trƣờng đã giảm mạnh qua các năm. Vì vậy trong những năm tới

41

trƣờng cần linh hoạt hơn, mạnh dạn hơn trong việc tìm kiếm và phát triển nguồn thu ngoài ngân sách cho nhà trƣờng.

Các trƣờng dạy nghề công lập nói chung và trƣờng Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội nói riêng, là những đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, học phí là nguồn thu lớn, đóng vai trò quan trọng trong việc cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tƣ chiều sâu, trang thiết bị cho điều kiện giảng dạy, học tập cũng nhƣ nâng cao thu nhập cho cán bộ, công chức của Nhà trƣờng. Hiện nay, việc thu học phí hệ chính quy đƣợc Trƣờ ng thực hiện theo quy định tại Nghi ̣ định số 49/2010/ NĐ- CP ngày 14 tháng 05 năm 2010. Các quyết định trên đã tạo cơ sở pháp lý cho việc thu hút nguồn tài chính từ việc đóng góp của dân cƣ, tạo nên nguồn tài chính đáng kể cho hoạt động của trƣờng. Thu phí, lệ phí bao gồm:

+ Học phí bao gồm :

- Thu học phí của sinh viên, học viên thuộc các hệ đào tạo chính quy theo khung học phí do Nhà nƣớc quy định. Cụ thể đối với sinh viên thuộc hệ Trung cấp nghề thu 200.000đ/sinh viên/tháng, sinh viên thuộc hệ Cao đẳng nghề thu 250.000đ/sinh viên/tháng.

- Thu học phí của sinh viên thuộc các loại hình đào tạo không chính quy (nhƣ đào tạo tại chức, liên thông...) theo khung học phí do Nhà nƣớc quy định. Cụ thể đối với sinh viên thuộc hệ Trung cấp nghề thu 350.000đ/sinh viên/tháng, sinh viên thuộc hệ Cao đẳng nghề thu 400.000đ/sinh viên/tháng.

+ Lệ phí bao gồm : Lệ phí tuyển sinh, các loại lệ phí khác theo quy định của Nhà nƣớc. Cụ thể Nhà trƣờng thu 50.000đ/hồ sơ tuyển sinh; sinh viên học lại và học phụ đạo nộp 15.000đ/tiết; lệ phí cấp bằng thu 100.000đ/sinh viên .v.v.

42

Hàng năm, căn cứ vào khung thu học phí chính quy và không chính quy do nhà nƣớc quy định, Hiệu trƣởng nhà trƣờng quy định mức thu học phí cụ thể áp dụng đối với từng loại đối tƣợng phù hợp với đặc điểm, yêu cầu phát triển của ngành đào tạo, hình thức đào tạo, hoàn cảnh của từng sinh viên, học viên và chi phí hợp lý để đảm bảo duy trì, phát triển hoạt động đào tạo.

Cùng với việc lập dự toán thu, chi từ nguồn NSNN, trƣờng thực hiện lập dự toán thu, chi quỹ học phí và báo cáo cho cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp tổng hợp để gửi cơ quan tài chính đồng cấp. Sau đó chuyển Kho bạc nhà nƣớc làm căn cứ cấp kinh phí và kiểm soát chi tiêu. Trƣờng tổ chức hạch toán kế toán, mở sổ sách theo dõi riêng các khoản thu, chi học phí và quản lý theo quy định. Các khoa, phòng, Trung tâm trong trƣờng không phải đơn vị dự toán thì toàn bộ số thu, chi học phí quản lý thống nhất tại phòng Tài chính - Kế toán của trƣờng.

Số thu từ học phí đƣợc để lại để trang trải chi phí của trƣờng qua các năm nhƣ sau:

Bảng 3.2. Nguồn thu từ phí, lệ phí từ năm 2011 – 2013

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Nguồn thu ngoài ngân sách Nhà nƣớc 17.806.417.798 11.078.788.898 8.786.581.655 - Thu phí lệ phí để lại 11.358.775.000 64 6.694.123.038 60 4.681.745.097 53 Tỷ lệ tăng qua các năm (%) - 41 - 30

43

(nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)