Doanh số cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh Hưng Yên - phòng giao dịch Khoái Châu (Trang 45)

b) Quy trình xét duyệt cho vay

2.3.1 Doanh số cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp

Qua bảng số liệu ta thấy, doanh số cho vay đối với KHDN qua các năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước về cả tương đối và tuyệt đối: Năm 2012 đạt 636.732triệu đồng tương ứng tăng 19,18% so với năm 2011 là 534.268 triệu đồng; năm 2013 đạt 846.852triệu đồng tương ứng với 33% so với năm 2012. Qua số liệu trên có thể thấy hoạt động cho vay DN của PGD đạt hiệu quả và tăng trưởng khá đều đặn trong giai đoạn này. Có được sự tăng trưởng này là do nền kinh tế vĩ mô đã ổn định trở lại, Chính

46

phủ đã điều tiết được lạm phát và giảm lãi suất xuống mức thấp, tăng trưởng tín dụng lại tăng lên đến 8,83% khuyến khích DN vay vốn để sản xuất kinh doanh.

Bảng 2.7: Doanh số cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của Vietcombank Khoái Châu giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

2012/2011 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) 1.Theo kỳ hạn 534.268 100 636.732 100 846.852 100 102.464 19,18 210.120 33,00 Ngắn hạn 412.849 77,27 453.572 71,23 636.623 75,18 40.723 9,86 183.051 40,36 Trung và dài hạn 121.419 22,73 183.160 28,77 210.229 24,82 61.741 50,85 27.069 14,78 2.Theo loại tiền 534.268 100 636.732 100 846.852 100 102.464 19,18 210.120 33,00 Nội tệ 468.352 87,66 529.572 83,17 634.526 74,93 61.220 13,07 104.954 19,82 Ngoại tệ 65.916 12,34 107.160 16,83 212.326 25,07 41.244 62,57 105.166 98,14 3.Theo quy mô DN 534.268 100 636.732 100 846.852 100 102.464 19,18 210.120 33,00 DN lớn 145.734 27,28 169.362 26,60 215.347 25,43 23.628 16,21 45.985 27,15 DN vừa & nhỏ 278.479 52,12 304.264 47,79 364.472 43,04 25.785 9,26 60.208 19,79 DN khác 110.055 20,60 163.106 25,62 267.033 31,53 53.051 48,20 103.927 63,72 4.Số DN đi vay 18.748 - 17.534 - 20.135 - (1.214) (6,48) 2.601 14,83 5.Mức sử dụng vốn bình quân 28 - 36 - 42 - 8 27,43 6 15,82

(Nguồn: BCKQKD của Vietcombank Khoái Châu giai đoạn 2011-2013) Theo kỳ hạn: Xét về doanh số theo kỳ hạn thì các DN chủ yếu đi vay ngắn hạn vốn lưu động để sản xuất kinh doanh. Mang đặc điểm là vay trong thời gian ngắn nên giúp các DN dễ thích ứng đối với những biến động xảy ra trên thị trường. Vay ngắn hạn tuy tăng về số lượng tiền vay nhưng lại biến động tỷ trọng qua các năm: Năm 2011 đạt 412.849triệu đồng, năm 2012 đạt 453.572 triệu đồng tăng 9,86% so với năm 2011; năm 2013 đạt 636.623 triệu đồng tăng 40,36% so với năm 2012. Đa số các DN đều chọn vay ngắn hạn, cho thấy PGD đang chú trọng cho vay ngắn hạn để SXKD.

Các khoản vay trung và dài hạn đều có rủi ro nhiều hơn so với khoản vay ngắn hạn, hơn nữa yêu cầu và điều kiện vay vốn cũng phức tạp và lâu hơn nên các DN khó đáp ứng được các yêu cầu vay vốn của NH. Xét về tỷ trọng các khoản vay trung và dài

hạn đều có sự suy giảm rõ rệt về cả tỷ trọng lẫn khoản vay: Năm 2011 chiếm 22,73% đạt 121.419 triệu đồng, tuy sang năm 2012 có sự tiến bộ hơn khi tăng lên 28,77% so với năm 2011 nhưng năm 2013 tỷ trọng lại giảm xuống còn 24,82% về tỷ trọng. Về giá trị khoản vay thì năm 2012 tăng 61.741triệu đồng tương ứng với 50,85% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 27.069triệu đồng tương ứng 14,78%. Do tình hình kinh tế có khởi sắc nên các DN đa phần có nhu cầu vay ngắn hạn vốn lưu động để đầu tư SXKD khiến cho tỷ trọng vay trung và dài hạn giảm.

Theo loại tiền cho vay: Do nằm ở khu vực đồng bằng và không giáp với biên giới nên PGD rất ít tham gia vào giao dịch quốc tế. Vì vậy, các DN đa số đi vay bằng đồng nội tệ dể giao dịch trong nước. Doanh số cho vay bằng nội tệ chiếm rất cao đến hơn 80% và tăng liên tục qua các năm: Năm 2012 là 529.572 triệu đồng tương ứng tăng 13,07% so với năm 2011 là 468.352 triệu đồng, năm 2013 là 634.526triệu đồng tương ứng tăng 19,82%. Tuy nhiên có sự giảm tỷ trọng do năm 2012 số lượng DN giao dịch bằng ngoại tệ tăng lên: Năm 2011 đạt 65.916triệu đồng, năm 2012 đạt 107.160triệu đồng tăng 62,57% so với năm 2011; năm 2013 đạt 212.326triệu đồng tăng 98,14% so với năm 2012.

Theo quy mô doanh nghiệp: Từ bảng số liệu cho thấy các DN đi vay chủ yếu là thuộc quy mô vừa và nhỏ. Do Việt Nam là nước có đa số là các DN vừa và nhỏ vì có số lượng vốn ít và quy mô nhỏ. Tuy nhiên lại có nhu cầu vay vốn lớn, các khoản vay này tăng cả về số lượng và tỷ trọng qua các năm: Năm 2012 đạt 304.264 triệu đồng tăng 9,26% so với năm 2011 là 278.479triệu đồng; năm 2013 đạt 364.472triệu đồng tăng 19,79% so với năm 2012.

Biểu đồ 2.6: Doanh số cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp theo quy mô doanh nghiệp đi vay giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Bên cạnh đó, các DN lớn cũng góp phần tỷ trọng khá cao trong doanh số cho vay, đa phần các DN lớn vay với mục đích mở rộng quy mô và thu hút thêm khách

0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 900000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

DN khác

DN vừa và nhỏ DN lớn

48

hàng mặc dù tỷ trọng của các DN vừa và nhỏ chiếm cao hơn. Năm 2011 đạt 145.734 triệu đồng, năm 2012 đạt 169.362triệu đồng tăng 16,21% so với năm 2011; năm 2013 đạt 215.347triệu đồng tăng 27,15% so với năm 2012. Mặc dù mức tăng không cao nhưng cũng phần nào thể hiện sự trở lại của các doanh nghiệp sau quá trình khủng hoảng kéo dài.

PGD chú trọng đến nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp trong địa bàn. Vì vậy cuộc khảo sát nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp cho thấy số lượng DN đến xin vay vốn tăng nhưng vẫn có sự biến động giữa các năm. Năm 2011 là 18.748 nhưng sang năm 2012 các DN gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, lượng tồn kho nhiều vì vậy các DN hạn chế sản xuất khiến số lượng DN đi vay giảm 6,48%. Năm 2013 nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi vì vậy các DN bắt đầu đi vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh khiến số lượng DN xin vay vốn tăng 14,83%, đạt 20.135 DN.

Để hoạt động hiệu quả và bền vững thì NH ngoài việc nâng cao doanh số cho vay cần phải chú ý đến doanh số thu nợ. Hoạt động thu nợ không tốt sẽ dẫn đến nhiều hậu quả không đáng có. Đặc biệt trong nền kinh tế có nhiều biến động, lạm phát tăng cao, nền kinh tế sẽ trượt dốc dài và dẫn đến suy thoái. Vì vậy, nội dung tiếp theo sẽ đề cập đến hoạt động thu nợ của Vietcombank Khoái Châu.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh Hưng Yên - phòng giao dịch Khoái Châu (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)