Tình hình sử dụng vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hưng Yên – PGD Khoái Châu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh Hưng Yên - phòng giao dịch Khoái Châu (Trang 41)

b) Quy trình xét duyệt cho vay

2.2.3 Tình hình sử dụng vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hưng Yên – PGD Khoái Châu

nhánh Hưng Yên – PGD Khoái Châu

Nếu như nói hoạt động huy động vốn là hoạt động quyết định đến sự tồn tại của ngân hàng thì hoạt động sử dụng vốn sẽ là hoạt động giúp NH phát triển, đem lại lợi nhuận cho NH. Hai hoạt động này luôn có quan hệ mật thiết với nhau luôn hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong quá trình hoạt động kinh doanh ngân hàng. Do đó, NH cần phải cân nhắc kĩ việc sử dụng vốn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho nguồn vốn huy động được.

Bảng 2.4: Tình hình sử dụng vốn trong giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%)

Doanh số cho vay 915.837 945.573 1.374.852 29.736 3,25 429.279 31,22

Doanh số thu nợ 698.824 648.543 927.375 (50.281) (7,20) 278.832 42,99

Tổng dƣ nợ 896.455 1.193.485 1.640.962 297.030 33,13 447.477 37,49

Nợ xấu 7.848 11.264 19.186 3.416 43,52 7.922 70,33

Tỷ lệ nợ xấu(%) 0,88 0,94 1,17 0,06 6,82 0,23 24,47

(Nguồn: BCKQKD của Vietcombank Khoái Châu giai đoạn 2011-2013)

Những năm vừa qua, sau khủng hoảng kinh tế nền kinh tế đang dần hồi phục vì vậy tình hình sử dụng vốn của PGD cũng có biến động. Từ bảng số liệu có thể thấy, doanh số cho vay, doanh số thu nợ và tổng dư nợ đều biến động qua các năm. Tình hình nợ xấu cũng tăng qua các năm tuy nhiên vẫn được kiểm soát ở mức rất nhỏ (<2%). Cho thấy, PGD cần chú trọng phát triển những giải pháp nhằm hạn chế, duy trì nợ xấu ở mức thấp nhất.

Doanh số cho vay: mỗi năm doanh số cho vay đều tăng nhưng tăng không đều. Cụ thể: Năm 2012 là 945.573 triệu đồng tăng 3,25% so với năm 2011 là 915.837 triệu đồng, Năm 2013 là 1.374.852 triệu đồng tăng lên đến 31,22% so với năm 2012 là

42

945.573 triệu đồng. Nguyên nhân của sự thay đổi là do lãi suất cho vay của NH giảm, chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ tài khóa thắt chặt để giảm lãi suất cho vay xuống còn 5%-8%. Vì vậy, giúp cho NH thu hút được các DN đi vay để mở rộng sản xuất, kinh doanh thêm vào đó PGD cũng có chính sách nới lỏng cho vay, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ DN dẫn đến doanh số tăng lên.

Biểu đồ 2.5: Tình hình sử dụng vốn giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Doanh số thu nợ: Trong ba năm qua, so với số vốn giải ngân được thì doanh số thu nợ cũng khá cao mặc dù cũng có biến động. Cụ thể: Năm 2011 là 698.824 triệu đồng, năm 2012 là 648.543 triệu đồng và năm 2013 là 927.375 triệu đồng. Nền kinh tế giai đoạn này vẫn còn rất phức tạp, tuy nhiên mức tăng này của doanh số thu nợ là điều mà nhiều ngân hàng mong muốn có được. Song vấn đề liên quan đến việc thu hồi nợ của các khoản vay đó cũng là điều đáng quan tâm. Sự sụt giảm doanh số của năm 2012 là do lúc này nền kinh tế vẫn còn đang chững lại do mới bước ra khỏi khủng hoảng kinh tế năm 2008. Vì vậy, rất nhiều doanh nghiệp vẫn chưa có mong muốn mở rộng hoạt động kinh doanh mà chỉ dừng ở việc sản xuất hiện tại, thậm chí thu hẹp quy mô sản xuất. Bên cạnh đó, các khoản cho vay của nhiều DN trước đó vẫn chưa có khả năng thu hồi khi đáo hạn. Bước sang năm 2013 thì nền kinh tế có phần ổn định hơn thêm vào đó NH cũng sử dụng những biện pháp chặt chẽ hơn nhằm thu hồi những khoản nợ khó đòi và cơ cấu lại nguồn nợ nhằm giúp cho DN có điều kiện phát triển khiến cho doanh số thu nợ của năm 2013 tăng lên. Mặc dù mức tăng này chưa phải là cao nhưng phần nào cũng cho thấy được những quan tâm và sự nghiêm túc trong quá trình cho vay của ban lãnh đạo về công tác quản lý nguồn vốn vay giúp cho PGD nâng cao được doanh số thu nợ của mình.

Có thể thấy sự chuyển biến tích cực của doanh số cho vay, doanh số thu nợ và tổng dư nợ của PGD. Đặc biệt là tổng dư nợ có xu hướng tăng cao vào năm 2013: Năm 2011 là 896.455 triệu đồng, năm 2012 là 1.193.485triệu đồng và năm 2013 tăng lên đến 1.640.962triệu đồng. Cho thấy hoạt động cho vay của PGD đã đạt hiệu quả.

0 400000 800000 1200000 1600000 2000000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Tổng dư nợ

Tiếp theo đây là bảng cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế để có thể thấy rõ hơn quy mô cũng như thực trạng cho vay đối với DN của Vietcombank Khoái Châu.

Bảng 2.5: Cơ cấu dƣ nợ theo thành phần kinh tế trong giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dƣ nợ 896.455 100% 892.511 100% 1.148.472 100% Dư nợ cá nhân 237.324 26,47 268.873 30,13 249.536 21,73 Dư nợ doanh nghiệp 659.131 73,53 623.638 69,87 898.936 78,27

(Nguồn: BCKQKD của Vietcombank Khoái Châu giai đoạn 2011-2013)

Theo bảng số liệu trên thì dư nợ của DN chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ tại Vietcombank Khoái Châu. Năm 2011 từ 659.131 triệu đồng chiếm 73,53% đến năm 2013 tăng lên 78,27% tương đương với 898.936 triệu đồng. Cơ cấu này là hợp lý do địa bàn huyện Khoái Châu có vị trí địa lý hết sức thuận lợi, tại đây sẽ có điểm giao cắt giữa quốc lộ 5B với quốc lộ 39, xung quanh điểm giao cắt này sẽ có các khu công nghiệp. Đây sẽ là địa bàn tiềm năng thu hút nhiều nhiều doanh nghiệp đến đầu tư và sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng. Thêm vào đó, cơ cấu và mức tăng này cũng cho thấy cho vay đối với DN là một khoản mục đáng được đầu tư và chú trọng phát triển do đây là một thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng cao nhất trong địa bàn huyện. Hơn nữa, các DN trên địa bàn huyện rất đa dạng về hình thức và lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Tuy trong năm 2012 dư nợ DN có bị giảm đi song tính trong giai đoạn 2011-2013 thì dư nợ DN vẫn tăng. Nguyên nhân làm dư nợ DN trong năm 2012 giảm là do nền kinh tế bất ổn, các DN làm ăn không hiệu quả và có nhiều DN bị vỡ nợ, phá sản. Đến năm 2013, theo chỉ đạo của Vietcombank và nhà nước, Vietcombank Khoái Châu đã nới lỏng cho vay, giúp đỡ các DN thoát khỏi khó khăn nên các DN bắt đầu vay vốn làm ăn nên dư nợ tăng đáng kể chiếm 78,27% trong tổng dư nợ.

Dư nợ cá nhân có tỷ trọng thấp hơn so với dư nợ DN và có tăng qua các năm tuy nhiên lại không đồng đều. Năm 2011 chiếm 26,47%, năm 2012 chiếm 30,13% và năm 2013 chiếm 21,73%. Có thể thấy cơ cấu trong tổng dư nợ đang được chuyển sang dư nợ DN vì vậy dư nợ cá nhân giảm. PGD đang chuyển từ cho vay cá nhân sang cho vay DN. Các DN trên địa bàn hoạt động mạnh hơn vì vậy vốn đi vay có biến động bất ổn. Thêm vào đó, số lượng bão và thiên tai diễn ra nhiều hơn gây lên nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng sản xuất. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến dư nợ cá nhân có xu hướng giảm trong giai đoạn này.

44

Sau đây là bảng cơ cấu dư nợ theo thời gian cho vay thể hiện tỷ trọng của từng khoản dư nợ theo thời gian và xu hướng của các thành phần kinh tế.

Bảng 2.6: Cơ cấu dƣ nợ theo thời gian cho vay trong giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Tuyệt đối Tƣơng đối(%) Tuyệt đối Tƣơng đối(%) Tổng dƣ nợ 896.455 892.511 1.148.472 (3.944) (0,44) 255.961 22,29 Dư nợ ngắn hạn 692.724 652.528 969.293 (40.196) (5,80) 316.765 48,54 Dư nợ trung hạn 25.248 29.483 50.275 4.235 16,77 20.792 70,52 Dư nợ dài hạn 178.483 210.500 128.904 32.017 17,94 (81.596) (38,76)

(Nguồn: BCKQKD của Vietcombank Khoái Châu giai đoạn 2011-2013)

Qua bảng số liệu cho thấy, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ nhưng lại biến động không đều. Cụ thể: Năm 2011 là 692.724 triệu đồng, năm 2012 là 652.528 triệu đồng và năm 2013 là 969.293 triệu đồng. Năm 2012 giảm 5,8% so với năm 2011 nhưng sang đến năm 2013 thì dư nợ ngắn hạn lại tăng lên đến 48,54% so với năm 2012. Sự biến động này là do năm 2012 các DN gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất, lạm phát, thị trường bất động sản đóng băng làm cho nhiều ngành nghề khác cũng chịu ảnh hưởng dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Các DN gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ hàng hóa khiến cho tồn kho tăng cao nên các DN không có ý định vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, bước sang năm 2013 nền kinh tế dần ổn định nên nợ ngắn hạn lại tăng lên 316.765 triệu đồng so với năm 2012. Có sự chuyển biến này là do năm 2013 NHNN đã có quyết định về việc giảm các lãi suất điều hành quan trọng: giảm mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế ưu tiên từ 11%/năm xuống 10%/năm; lãi suất tái cấp vốn từ 8%/năm xuống 7%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 6%/năm xuống 5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các NH từ 9%/năm xuống 8%/năm. Động thái giảm lãi suất của NHNN tác động làm thanh khoản của hệ thống ngân hàng cải thiện, thị trường tiền tệ ổn định, lãi suất huy động và cho vay của DN tiếp tục giảm, lãi suất thị trường liên ngân hàng ổn định ở mức thấp, tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối Nhà nước tăng cao (Nguồn: Vietnam.net). Qua đó kích thích các DN vay vốn để mở rộng sản xuất và hoạt động trở lại, DN đi vay vốn ngân hàng nhiều hơn khiến cho dư nợ ngắn hạn tăng lên.

Ngược lại với mức tăng trưởng của dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung và dài hạn lại không cao. Do đây là những khoản vay trong thời gian dài nên có phần mạo hiểm đối với NH. Hơn nữa các khoản vay dài hạn ít bị ảnh hưởng bởi biến động kinh tế trong ngắn hạn so với các khoản vay ngắn hạn. Vì vậy, trong giai đoạn này vay trung và dài

hạn không được NH chú trọng. Cụ thể: Năm 2011 dư nợ trung hạn là 25.248 triệu đồng trong khi dư nợ dài hạn là 178.483 triệu đồng. Năm 2012 dư nợ ngắn hạn vẫn tiếp tục tăng khá cao 16,77% đạt 29.483 triệu đồng và dư nợ dài hạn cũng tăng 17,94% đạt 210.500 triệu đồng. Do có sự điều chỉnh lãi suất của NHNN nên lãi suất giảm xuống từ 5-8% nhằm kích thích sự hoạt động của các DN. Năm 2013 dư nợ trung hạn tăng lên đến 50.275 triệu đồng tương ứng với 70,52% nhưng dư nợ dài hạn lại giảm xuống mức 128.904 triệu đồng tương ứng với mức giảm là 38.76%. Nguyên nhân là do trong năm 2013 giá vàng trên thế giới giảm mạnh và giảm mạnh nhất trong 13 năm qua khiến cho giá vàng trong nước cũng giảm lên đến 11,6 triệu đồng. Bên cạnh đó, việc mua bán và sáp nhập (M&A) cũng diễn ra trong nước rất sôi nổi, có rất nhiều NH bị mua lại hay sáp nhập với các NH khác tạo nên nhiều NH mới. Mặc dù vậy, nhưng PGD vẫn cố gắng thu hút các DN vay trung và dài hạn nhằm giúp cho NH có được khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng và những khoản mang tính chất dài hạn đem lại lợi nhuận cho NH.

Tỷ lệ nợ xấu đều ở mức khá thấp nhưng lại tăng đều qua các năm: Năm 2011 là 0,88%; năm 2012 là 1,04% so với năm 2011 tăng 18,56%; năm 2013 là 1,32% tăng 21,50% so với năm 2012. Nợ xấu là mối nguy hại đối với tất cả các NH, vì thế việc phòng ngừa và kìm hãm nợ xấu sao cho chỉ tiêu này ở mức thấp nhất có thể. Trong khi nền kinh tế vẫn còn chưa ổn định và vẫn luôn biến động từng ngày thì các DN vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn nên sẽ phát sinh nợ xấu. Do đó, NH cần phải có phương án thích hợp để ngăn ngừa nợ xấu một cách tốt nhất có thể.

Nhìn chung, nợ xấu tuy tăng nhưng vẫn được kiểm soát ở mức cho phép nên tình hình hoạt động của PGD vẫn có chiều hướng tốt, biểu hiện ở doanh số cho vay và tổng dư nợ vẫn tăng qua các năm. Cho thấy hoạt động cho vay đang ngày một mở rộng, hiệu quả và góp phần vào hiệu quả chung trong hoạt động của NH. Cho vay là nghiệp vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong hoạt động tín dụng và cũng là nghiệp vụ đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho doanh nghiệp. Trong ba năm vừa qua, cho vay cũng tăng trưởng mạnh mẽ. Để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này, tiếp sau đây sẽ là phần đi sâu phân tích hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hưng Yên – PGD Khoái Châu.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh Hưng Yên - phòng giao dịch Khoái Châu (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)