Cải tiến quy trình cho vay

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh Hưng Yên - phòng giao dịch Khoái Châu (Trang 66)

b) Quy trình xét duyệt cho vay

3.3.4 Cải tiến quy trình cho vay

Cải tiến thủ tục, cơ chế cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp: để nâng cao hiệu quả cho vay đối với KHDN, việc đầu tiên mà NH cần quan tâm đó là xây dựng một cơ chế cho vay phù hợp với từng đối tượng, từng thành phần kinh tế dựa trên việc tuân thủ quy định của Luật pháp. Cụ thể như sau:

 Về thủ tục cho vay: cần đơn giản, gọn nhẹ, các cán bộ tín dụng cần hoàn thiện hồ sơ vay vốn trong thời gian ngắn nhất nhưng cũng phải tuân thủ đúng và đủ các nguyên tắc phù hợp với quy trình cho vay cũng như phù hợp với năng lực của PGD và nhu cầu của KH. Tuy nhiên, cũng không thể đơn giản hóa mà bỏ qua những thủ tục cần thiết.

 Về kỳ hạn cho vay: để xác định kỳ hạn cho vay một cách chính xác thì ngoài việc căn cứ vào tổng tài sản, kế hoạch SXKD của DN thì còn phải dựa vào nguồn trả nợ của KH. Đối với các DN vay với nhu cầu bổ sung vốn lưu động để mua máy móc, thiết bị phục vụ SXKD thì cần xác định kỳ hạn cho vay phù hợp với khả năng sinh lời và tuổi thọ của máy móc thiết bị.

Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay:Thẩm định là hoạt động tối quan trọng, quyết định chất lượng cho vay. Chất lượng thẩm định không chỉ ảnh hưởng đến uy tín , hình ảnh của NH mà trước hết nó tác động trực tiếp đến chi phí của NH, góp phần gia tăng nợ quá hạn và nợ xấu. Việc thẩm định một KH được đánh giá trên 4 phương diện: tư cách pháp lý, năng lực tài chính, phương án vay vốn và TSĐB.

Để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác thẩm định thì cán bộ tín dụng cần: Thực hiện đầy đủ, chính xác theo pháp luật và quy trình thẩm định mà Vietcombank Khoái Châu đề ra; Thu thập và cập nhật thông tin một cách đầy đủ và chính xác; Khách quan trong quá trình phân tích thông tin, đánh giá và nhận xét về KH; Cần tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, lãnh đạo và các phòng ban để thực hiện công việc tốt hơn; Lập tờ trình tín dụng một cách khoa học để cấp phê duyệt dễ dàng lấy thông tin và ra quyết định cho vay.

Tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lý các khoản vay: Việc này sẽ giúp NH kiểm soát được hành vi của người vay vốn, kiểm tra được việc dử dụng vốn có đúng mục đích và hiệu quả hay không. Vì thế, các NHTM nói chung và Vietcombank Khoái Châu nói riêng đều giám sát chặt chẽ quá trình này ở trước, trong và sau khi giải ngân. Cụ thể như sau:

 Kiểm tra trước khi giải ngân: Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ vay vốn, tính hợp lệ, hợp pháp của các khoản vay và mẫu chữ ký có liên quan: ngày tháng, số liệu, giấy tờ, cá loại văn bản có khớp với yêu cầu hay không, các cán bộ và lãnh đạo đã thực hiện đúng và đủ quy định hay chưa, có sai sót gì không,…

 Kiểm tra trong giải ngân: kiểm tra khi giải ngân KH có chuyển tiền thanh toán cho đối tác đúng và phù hợp hay không, KH sử dụng vốn vay có đúng như mục đích đã cam kết với KH hay không. Khi khoản vay được giải ngân xong, cán bộ tín dụng cần lưu hồ sơ và các văn bản có liên quan đến khoản vay để theo dõi khoản nợ cho đến khi thu hồi hết nợ và chuyển vào lưu trữ theo quy định.

 Kiểm tra sau khi giải ngân và thu hồi nợ: Cần theo dõi và kiểm tra sát sao khoản vay để xem quá trình hoạt động SXKD của khách hàng có đạt hiệu quả và đúng như thỏa thuận ban đầu hay không. Một khi có dấu hiệu bất thường cán bộ tín dụng sẽ có cách thức xử lý thích hợp đề phòng những rủi ro không đáng có cho NH.

68

Ngoài ra, cũng cần theo dõi những khoản nợ quá hạn, hay xin gia hạn của KH, thường xuyên phân tích, đánh giá để có định hướng xử lý kịp thời.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh Hưng Yên - phòng giao dịch Khoái Châu (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)