2012/2011 So sánh năm

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh Hưng Yên - phòng giao dịch Khoái Châu (Trang 36)

b) Quy trình xét duyệt cho vay

2012/2011 So sánh năm

2012/2011 So sánh năm So sánh năm 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Tuyệt đối Tƣơng đối(%) Tuyệt đối Tƣơng đối(%) 1.Theo thành phần kinh tế 872.593 100,00 903.459 100,00 1.215.196 100,00 30.866 3,54 311.737 34,50 Tiền gửi TCKT 329.472 37,76 294.396 32,59 315.486 25,96 (35.076) (10,65) 21.090 7,16 Tiền gửi dân cư 439.521 50,37 472.654 52,32 784.593 64,57 33.133 7,54 311.939 66,00 Vốn huy động khác 103.600 11,87 96.409 10,67 115.117 9,47 (7.191) (6,94) 18.708 19,40

2.Theo kỳ hạn 872.593 100,00 903.459 100,00 1.215.196 100,00 30.866 3,54 311.737 34,50

Không kỳ hạn 170.388 19,53 195.376 21,63 235.581 19,39 24.988 14,67 40.205 20,58

Ngắn hạn 415.831 47,65 458.241 50,72 652.472 53,69 42.410 10,20 194.231 42,39

Trung và dài hạn 286.374 32,82 209.842 23,23 327.143 26,92 (76.532) (26,72) 117.301 55,90

3.Theo loại tiền 872.593 100,00 903.459 100,00 1.215.196 100,00 30.866 3,54 311.737 34,50

Nội tệ 686.782 78,71 698.582 77,32 935.726 77,00 11.800 1,72 237.144 33,95

Ngoại tệ 185.811 21,29 164.877 18,25 279.470 23,00 (20.934) (11,27) 114.593 69,50

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động của Vietcombank Khoái Châu giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Qua biểu đồ 2.1 cho thấy tình hình huy động vốn của Vietcombank Khoái Châu giai đoạn 2011-2013 đều tăng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, thời điểm cuối năm 2011, mức vốn mà Vietcombank Khoái Châu đạt được là 872.593 triệu đồng. Đến 31/12/2012, huy động vốn từ nền kinh tế đạt 903.459 triệu đồng, tăng 3,54% so với mức vốn huy động được ở năm 2011. Mặc dù giai đoạn 2011-2012 nền kinh tế vẫn đang chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 tuy nhiên PGD vẫn duy trì được sự tăng trưởng trong hoạt động huy động vốn. Để làm được điều này, PGD đã không ngừng đưa ra những chiến lược phát triển hợp lý và kịp thời để quảng bá hình ảnh của NH cũng như theo sát được biến động của lãi suất thị trường, nỗ lực làm tốt công tác dịch vụ, đảm bảo uy tín của NH đồng thời nâng cao chất lượng trong từng hoạt động. Tiếp tục duy trì đà tăng trưởng đó, cho đến năm 2013 PGD đẩy mạnh việc huy động vốn bằng tiền gửi từ nền kinh tế. Bằng cách áp dụng mức lãi suất hấp dẫn với lãi suất thực dương so với lạm phát nhằm tạo tâm lý an toàn cho KH trong việc gửi tiền tại NH. Do đó, mặc dù nền kinh tế vẫn còn chịu ảnh hưởng của khủng hoảng nhưng tính đến cuối năm 2013 thì Vietcombank Khoái Châu vẫn huy động được 1215196 triệu đồng, tương ứng tăng 34,5% so với năm 2012. Trong đó:

Nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế: Giai đoạn 2011-2013, huy động vốn từ dân cư chiếm tỷ trọng cao hơn so với nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và nguồn khác. Thể hiện lòng tin của KH và xã hội đối với NH nói chung và PGD nói riêng. Năm 2012, nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 472.654 triệu đồng chiếm 50,37% tổng nguồn vốn huy động. Tính đến ngày 31/12/2013 thì nguồn vốn huy động từ dân cư đã tăng lên đến 784.593 triệu đồng tương ứng tăng 66% so với năm 2012. Đặc điểm của nguồn vốn huy động từ dân cư là có chi phí huy động vốn thấp, lượng tiền gửi ổn định. Để duy trì và tăng được nguồn vốn huy động từ dân cư một phần là do Vietcombank Khoái Châu thuộc ngân hàng quốc doanh, có nhiều uy tín. Hơn nữa,

872.593 903.459 1.215.196 1.215.196 0 400000 800000 1200000 1600000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

38

hệ thống ngân hàng Vietcombank có nhiều điểm bán lể (POS) và nhiều điểm ATM trên địa bàn nên đã tạo điều kiện thu hút khách hàng tới NH gửi tiền gửi thanh toán cá nhân. Qua đó, thể hiện được sức cạnh tranh đối với các NH khác trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt hiện nay. Tiếp đó là nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế. Tiền gửi của tổ chức kinh tế có xu hướng giảm đi trong năm 2012. Cụ thể: Năm 2012 giảm 10,65% so với năm 2011 tức giảm 35.076 triệu đồng, chiếm 32,59% tổng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, đến năm 2013 tăng lên 21.090 triệu đồng, tăng 7,16% so với năm 2012, chiếm 25,96% tổng vốn huy động. Nguyên nhân là do giai đoạn này lạm phát vẫn chưa có xu hướng giảm, giá cả leo thang, đồng tiền mất giá quá nhanh khiến cho người tiêu dùng không muốn chi tiêu, dẫn đến các DN không làm ăn được, không thu được nhiều lợi nhuận nên các tổ chức không có ý định tích trữ tiền để gửi NH.

Biểu đồ 2.2: Tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: Triệu đồng

Vốn huy động từ các nguồn khác như: phát hành giấy tờ có giá (trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu,…) cũng góp phần vào sự tăng trưởng chung của nguồn vốn huy động. Năm 2012 nguồn vốn huy động từ hình thức này đạt 96.409 triệu đồng, giảm 7.191 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân của sự giảm mạnh như vậy là do trong năm 2012 nền kinh tế gặp khủng hoảng, PGD gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá. Sang năm 2013, nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục nên huy động vốn từ hình thức này tăng 18.708 triệu đồng tương ứng với 19,40% so với năm 2012. Tuy nhiên, huy động vốn bằng hình thức này vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng vốn huy động chỉ khoảng 9,47%.

Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn: Đây là cơ cấu khá quan trọng mà PGD cần đặc biệt quan tâm khi muốn đáp ứng nhu cầu và nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp.

Huy động vốn ngắn hạn: Là nguồn vốn có đặc điểm là không ổn định và có

chi phí huy động thường thấp. Qua bảng số liệu cho thấy nguồn vốn huy động chủ yếu của NH là từ vốn ngắn hạn. Năm 2011 tỷ lệ vốn ngắn hạn chiếm 47,65% tổng nguồn

0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nguồn khác Nguồn TCKT Nguồn dân cư

vốn huy động. Tiếp tục sang năm 2012, nguồn vốn ngắn hạn mà chi nhánh huy động được là 458.241 triệu đồng tương ứng tăng 10,20% so với năm 2011. Đến năm 2013, tổng nguồn vốn huy động tăng tuy nhiên vẫn giữ nguyên cơ cấu huy động vốn do nguồn vốn ngắn hạn có chi phí huy động thấp.

Biểu đồ 2.3: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn

Đơn vị tính: Triệu đồng

Huy động vốn trung và dài hạn: Nắm giữ tỷ trọng cao thứ hai trong tổng

nguồn vốn huy động. Là nguồn huy động dài hạn, thời gian gửi tiền lâu sẽ giúp NH có thể có cơ hội dùng nguồn vốn này trong thời gian dài, lãi suất huy động của nguồn này luôn cao hơn lãi suất ngắn hạn. Tuy nhiên, do thời hạn gửi tiền lâu nên KH không muốn mạo hiểm để gửi tiền vào NH khi mà nền kinh tế hiện nay luôn có những biến động bất ngờ. Hơn nữa, nạn tham nhũng trong ngành NH trong giai đoạn này cũng khiến cho xã hội có thái độ cân nhắc trước khi đặt niềm tin vào NH. Do đó, nguồn vốn này có tỷ lệ thấp hơn so với vốn huy động từ ngắn hạn và có xu hướng giảm trong năm 2012. Cụ thể: Năm 2012 nguồn vốn huy động từ trung và dài hạn là 209.842 triệu đồng giảm 76.532 triệu đồng tương ứng 26,72% so với năm 2012. Tuy nhiên sang đến năm 2013, do tình hình nền kinh tế có chiều hướng cải thiện nên huy động vốn từ kênh này cũng tăng lên đáng kể. Năm 2013 huy động vốn từ nguồn này tăng lên đến 55,90% so với năm 2012.

Huy động vốn không kỳ hạn:là nguồn vốn chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong tổng vốn

huy động. Có đặc điểm là nguồn thu có lãi suất thấp nhất và NH còn thu về cho mình được một khoản phí nhất định từ việc cung cấp dịch vụ tuy nhiên đây lại là nguồn không ổn định nhất. Do luôn có sự biến động phụ thuộc từ người gửi tiền, mục đích của việc gửi tiền không kỳ hạn là để phục vụ chi trả trong hoạt động SXKD của KH. Do vậy, KH sẽ có nhu cầu sử dụng nguồn vốn này bất cứ lúc nào. Cho nên NH sẽ khó có thể chiếm dụng nguồn vốn này để đầu tư cho hoạt động SXKD của mình. Tỷ trọng

0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Ngắn hạn

Trung và dài hạn Không kỳ hạn

40

của nguồn này qua các năm cụ thể như sau: năm 2011 chiếm 19,53%, năm 2012 chiếm 21,63%, năm 2013 chiếm 19,39%.

Biểu đồ 2.4: Tình hình huy động vốn theo loại tiền huy động

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn vốn huy động theo loại tiền: Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền của Vietcombank Khoái Châu chủ yếu là huy động từ tiền gửi VNĐ. Trong giai đoạn 2011-2012, lượng huy động vốn từ VNĐ tăng còn ngoại tệ thì suy giảm. Cụ thể: Năm 2011 huy động vốn từ VNĐ của PGD đạt 686.782 triệu đồng tương đương với 78,71% tổng vốn huy động. Sau đó liên tục tăng qua các năm 2012-2013 với tỷ lệ tăng là 77,32% và 77%. Việc nguồn vốn bằng VNĐ tăng đồng thời cũng làm tỷ lệ cơ cấu vốn huy động bằng ngoại tệ giảm. Năm 2011 tỷ lệ vốn huy động của ngoại tệ là 21,29% nhưng đến năm 2012 thì giảm xuống còn 18,25% trong tổng vốn huy động. Nguyên nhân là do lãi suất của tiền gửi ngoại tệ còn thấp, thấp hơn cả lãi suất tiền gửi bằng VNĐ nên không đủ thu hút KH. Vì thế, chủ yếu nguồn tiền gửi huy động được của KH là VNĐ. Nguyên nhân thứ hai là do nguồn ngoại tệ còn khan hiếm. Nguyên nhân thứ 3 là do ảnh hưởng của hiện tượng Đôla hóa năm 2009-2010 khiến cho NHNN phải đưa ra các chính sách nhằm hạn chế việc mua bán ngoại tệ, ổn định nền kinh tế và đảm bảo an toàn cho hệ thống NH.

Nhìn chung, hoạt động huy động vốn của Vietcombank Khoái Châu vẫn đang ở mức ổn định dù nền kinh tế đang trải qua giai đoạn khó khăn và dần hồi phục trở lại. Tuy nhiên, trên địa bàn cũng tập trung rất nhiều đối thủ cạnh tranh khiến cho việc huy động vốn trở lên thêm khó khăn hơn. Vì vậy, để đảm bảo nguồn vốn huy động thì Vietcombank Khoái Châu vẫn cần phải nỗ lực không ngừng để tạo ra những chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm giữ chân KH và lôi kéo KH về với NH.

Một ngân hàng cũng như một doanh nghiệp, muốn tiến hành hoạt động SXKD thì phải có vốn. Ngân hàng cho vay bằng nguồn vốn huy động của mình. Mà hoạt động cho vay của NH ngày càng được tăng cường, số lượng và chất lượng cho vay càng lớn khi mà nguồn vốn của NH phải lớn mạnh. Khi nguồn vốn của NH tăng

0 200000 400000 600000 800000 1000000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nội tệ Ngoại tệ

trưởng đều đặn, hợp lý thì NH có thêm nhiều tiền cho KH vay, điều đó cũng có nghĩa là hoạt động cho vay của NH được tăng cường và mở rộng. Còn nếu lượng vốn ít thì không đủ tiền cho KH vay, NH sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư, lợi nhuận của NH sẽ không cao và việc tăng cường hoạt động cho vay sẽ bị hạn chế. Tuy nhiên, nếu vốn quá nhiều mà NH lại cho vay ít so với lượng vốn huy động (hệ số sử dụng vốn thấp) thì sẽ gây ra hiện tượng tồn đọng vốn. Lượng vốn tồn đọng này không sinh lời và lãi suất phải trả cho nó sẽ làm giảm lợi nhuận của NH. Vì vậy việc nghiên cứu tình hình huy động vốn của NH là quan trọng khi muốn nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với KHDN tại PGD Khoái Châu.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh Hưng Yên - phòng giao dịch Khoái Châu (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)