Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh Hưng Yên - phòng giao dịch Khoái Châu (Trang 56)

b) Quy trình xét duyệt cho vay

2.5.3Những tồn tại và nguyên nhân

a) Tồn tại

Trong những năm vừa qua, công tác hoạt động cho vay đối với DN ở PGD đã đạt được một số kết quả khả quan, đóng góp vào sự phát triển chung của ngân hàng

Vietcombank. Tuy nhiên PGD vẫn còn những tồn tại nhất định cần sớm được khắc phục, bởi những tồn tại này có ảnh hưởng trực tiếp làm giảm đi chất lượng cho vay trong hoạt động cho vay đối với DN. Một số tồn tại như:

Về quy trình thủ tục cho vay: Quy trình cho vay của Vietcombank Khoái

Châu đã khá hoàn chỉnh song chưa có những hướng dẫn cụ thể trong các trường hợp đặc biệt như: khi gặp phải những dự án có chuyên môn cao hoặc phân biệt giữa những khoản vay lớn và nhỏ,…Ngoài ra thủ tục cho vay đối với DN còn nhiều bước khá rườm rà, mất thời gian gây ra bất tiện cho DN đi vay vốn. Quy trình cho vay còn nặng về lý thuyết và dựa chủ yếu vào độ uy tín của KH. Chưa khai thác được công nghệ thông tin vào kiểm định, vì vậy cán bộ tín dụng vẫn phải thẩm định hồ sơ bằng cách thủ công, mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.

Về chất lƣợng thẩm định cho vay đối với DN còn chƣa cao: Việc chấp hành

thẩm định cho vay đôi khi chưa được PGD coi trọng và thẩm định một cách kỹ lưỡng. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác đánh giá năng lực tài chính doanh nghiệp vẫn dựa trên các tài liệu mà DN cung cấp, cán bộ thiếu thông tin chính xác và số liệu thu thập không đầy đủ về dự án. Trong quá trình xét duyệt và phán quyết cho vay đối với DN còn sao nhãng, chưa thực sự đi sát với tình hình SXKDcủa DN nên dễ xuất hiện rủi ro. Những khó khăn mà DN gặp phải còn chưa được phát hiện và xử lý kịp thời.

Chính sách cho vay đối với DN chƣa hoàn thiện: Chính sách chưa thay đổi

kịp thời để thích ứng được với điều kiện thực tế trên địa bàn. Hoạt động cho vay vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. Do nguồn vốn huy động được của PGD vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường và DN.

Năng lực, phẩm chất của cán bộ tín dụng: Tuy cán bộ tín dụng có trình độ

chuyên môn, nhiệt tình và có kinh nghiệm nhưng PGD vẫn còn thiếu những cán bộ được đào tạo chuyên môn kỹ thuật để thẩm định tính khả thi của dự án. Ngoài ra, một số cán bộ vẫn còn thiếu kiến thức chuyên sâu nghiệp vụ về các vấn đề như: Thuế, khoa học công nghệ, thị trường,…hay nói cách khác là trình độ cán bộ tín dụng chưa được đồng đều. Một số cán bộ thiếu chuyên nghiệp, không chịu nghiên cứu các văn bản, chế độ dẫn đến không linh hoạt trong xử lý tình huống, thẩm định và lựa chọn sai dự án cho vay khiến hiệu quả cho vay và sự cạnh tranh của NH bị ảnh hưởng.

Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu: Mặc dù tốc độ tăng trưởng dư nợ cao, tỷ lệ nợ

xấu, nợ quá hạn luôn bình ổn ở mức thấp nhưng so với chỉ tiêu đặt ra thì vẫn chưa đạt được, chất lượng tín dụng ở PGD còn chậm.

Hệ thống chính sách và chiến lƣợc kinh doanh: Tuy hoạt động của PGD đã

có những hiệu quả đáng kể tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của toàn ngành NH và để hội nhập quốc tế, cạnh tranh với các NH nước ngoài.

Xây dựng thƣơng hiệu của PGD: Do nằm trong hệ thống của Ngân hàng

TMCP Ngoại thương nên PGD hầu hết chỉ hoạt động dựa trên uy tín và chất lượng của thương hiệu Ngân hàng TMCP Ngoại thương. Vì vậy, cần xây dựng thương hiệu của

58

PGD thêm lớn mạnh và gây được sự chú ý hơn nữa từ phía KH, để KH nhận thấy sự tiện lợi do gần nơi sinh sống, làm việc và hiệu quả khi sử dụng dịch vụ của PGD.

Hiệu quả thu hồi vốn: Những dự án lúc thẩm định có khả thi, hiệu quả tuy

nhiên khi đi vào thực hiện lại gặp khó khăn, bất lợi từ nhiều nguyên nhân, những rủi ro không thể lường trước từ nền kinh tế khiến cho lợi nhuận sụt giảm và gây khó khăn trong việc thu hồi vốn của NH.

Khả năng thẩm định của cán bộ tín dụng: Các DN đến vay vốn ở nhiều

 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lĩnh vực, ngành nghề. Do đó, một số cán bộ không đủ thông tin cũng như am hiểu về ngành nghề đó dẫn đến khó khăn trong việc thẩm định cho vay vốn.

Tƣ vấn cho DN: Rất nhiều DN chưa tiếp cận được với dịch vụ này khiến

nhiều dự án chưa đạt được hiệu quả thực sự. Có nhiều DN chưa có chuyên gia về thẩm định tính khả thi của dự án làm bỏ lỡ nhiều phương án SXKD khả thi.

Ngoài những tồn tại kể trên, còn một số tồn tại như: môi trường pháp luật nước ta chưa thật tốt, gây nhiều khó khăn cho PGD trong công tác xử lý nợ quá hạn hay phát mại tài sản thế chấp. Môi trường vĩ mô còn biến động, đặc biệt là tỷ giá hối đoái.

b) Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan

Mặc dù nguồn vốn huy động của DN có tăng lên qua các năm nhưng vẫn chưa đủ cung cấp cho nền kinh tế và đặc biệt là các DN.

Cán bộ cho vay chưa bám sát vào quy trình cho vay, vẫn còn linh động cho KH, dựa vào uy tín của KH để cho vay. Bên cạnh đó, đối với những khoản nợ quá hạn hay các KH có thái độ chây lỳ, không chịu trả nợ do cán bộ không đủ khả năng thu thập và phân tích thông tin cũng như giám sát hoạt động của DN sau khi đi vay.

Công tác xây dựng chiến lược cho vay đối với DN chưa đươc quan tâm đúng mức. PGD chưa có những chiến lược hiệu quả để mở rộng cho vay đối với DN. Công việc cho vay còn bị động, phụ thuộc vào DN, PGD chỉ thẩm định những dự án do DN mang đến để xin vay mà chưa chủ động tham mưu với DN để tạo ra những dự án khả thi trong cho vay đối với DN.

Việc phối hợp giữa ngân hàng và chính quyền địa phương còn lỏng lẻo thiếu nhịp nhàng nên hiệu quả trong thu nợ còn thấp. Thập chí có KH trốn nợ làm mất khả năng thu nợ của ngân hàng.

Nhu cầu vay vốn của DN là rất lớn nên việc bổ sung vốn điều lệ hay tăng cường huy động vốn là rất cần thiết để cạnh tranh được với những đối thủ có tiềm năng về nguồn tài chính hay kinh nghiệm.

Sản phẩm và dịch vụ của PGD còn hạn chế, chỉ tập trung vào một số sản phẩm chủ yếu mà không mở rộng đa dạng hóa hình thức, phương thức cho vay đối với DN.

Công tác thanh tra giám sát còn yếu, đặc biệt chỉ giám sát bước giải ngân mà không chú trọng giám sát tình hình trong quá trình giải ngân và sau giải ngân, ảnh hưởng đến quá trình thu hồi nợ.

Nguyên nhân khách quan

Từ phía doanh nghiệp:

Nguyên nhân chủ yếu là DN còn lúng túng trong lựa chọn dự án đầu tư, những dự án thiếu khả thi, không đủ điều kiện về mức vốn tự có tham gia. Các DN có nhu cầu vay vốn rất cao song lại không hội đủ những yêu cầu về điều kiện vay vốn.

Doanh nghiệp không có dự án phương án khả thi: Đây là điều kiện tiên quyết và

không thể thiếu để PGD xem xét và ra quyết định cho vay. Một dự án khả thi phải là dự án được xây dựng trên cơ sở khoa học, thông tin đầy đủ và phân tích cũng như đánh giá tình hình một cách chính xác. Do đó, dự án phải được nghiên cứu tỉ mỉ, do người có đầy đủ kinh nghiệm, chuyên môn, trách nhiệm xây dựng và thẩm định. Trong thực tế có rất nhiều DN làm ăn lớn nhưng lại không lập được kế hoạch dưới dạng biểu chứng minh tính khả thi của dự án đó.

Doanh nghiệp không đủ vốn tự có tham gia dự án đầu tư: Rất nhiều DN có nhu cầu vay vốn để đầu tư cho các dự án lớn tuy nhiên phần vốn tự có của DN lại rất nhỏ. Chính vì vậy mà PGD không thể mạo hiểm cho các DN này vay vốn.

Doanh nghiệp không có đủ tài sản thế chấp hợp pháp: Để đảm bảo cho nguồn vốn đi vay, phòng ngừa những rủi ro khi dự án SXKD gặp khó khăn và hoạt động không đem lại hiệu quả NH yêu cầu DN phải có đủ tài sản thế chấp hợp pháp. Tuy nhiên thực tế cho thấy có nhiều DN không đủ tài sản thế chấp hợp pháp dẫn đến không thể tiếp cận được nguồn vốn của NH.

Những khách hàng lớn của NH đa số đều là những DN lớn và uy tín, tuy nhiên do biến động của thị trường khiến cho một số DN gặp nhiều khó khăn trong việc trả nợ. Hoặc cũng có trường hợp một số bộ phận DN có ý thức muốn chiếm dụng vốn của NH để phục vụ mục đích khác nên dù vẫn đủ khả năng trả nợ nhưng vẫn xin gia hạn nợ hay biện lý do để kéo dài thời gian đáo hạn gây lên tỷ lệ quá hạn cao.

Từ môi trường khác:

Môi trường cạnh tranh trở lên gay gắt khi hiện nay có nhiều NH trong nước được thành lập. Hoạt động cho vay đối với DN của PGD cũng đang bị vấp phải sự cạnh tranh gay gắt, thị trường bị chia sẻ bởi những PGD, chi nhánh ngân hàng khác trên cùng địa bàn như: Agribank, VP Bank, MB Bank, TP Bank,… hay các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tiềm lực vững mạnh như ANZ, HSBC, Standard Charter,…

Hành lang pháp lý trong hoạt động cho vay đối với DN là chưa đầy đủ, các cơ quan chịu trách nhiệm cấp giấy tờ sở hữu tài sản, bất động sản còn thiếu minh bạch. Do đó, việc thế chấp và xử lý tài sản thế chấp còn gặp nhiều khó khăn do phức tạp, nhiều giấy tờ không hợp lệ. Vì vậy, làm cho việc thẩm định của PGD gặp nhiều khó khăn hơn, tốn nhiều thời gian và giảm đi tính chính xác.

60

Môi trường kinh tế xã hội: Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, lạm phát, khiến cho sức mua của người tiêu dùng giảm xuống mà sức cạnh tranh lại cao dẫn đến không kích thích được các DN sản xuất. Bên cạnh đó, kinh doanh tiền tệ lại là loại hình nhạy cảm với sự thay đổi kinh tế do đó ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động của ngân hàng.

Kết luận chƣơng 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những cơ sở lý luận chung về hoạt động cho vay đối với DN của NHTM ở chương 1 đã giúp khóa luận có thể đi vào giới thiệu về lịch sử hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức, chức năng của từng phòng ban tại ngân hàng TMCP Ngoại thương – Chi nhánh Hưng Yên – PGD Khoái Châu. Ngoài ra, chương này còn phân tích, đưa ra số liệu, chỉ số về hoạt động huy động vốn và cho vay của Vietcombank Khoái Châu trong giai đoạn 2011-2013. Vấn đề quan trọng chính của chương là đưa ra được thực trạng chất lượng cho vay đối với DN của PGD. Qua đó, rút ra được những thành tựu mà NH đã làm được cũng như những tồn tại, khó khăn mà NH cần giải quyết và khắc phục. Những kết quả phân tích có được trong chương 2 sẽ là nền tảng để đưa ra những giải pháp ở chương 3 nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với DN của PGD, giúp cho hoạt động cho vay tại PGD hoàn thiện và phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng vốn của đơn vị.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh Hưng Yên - phòng giao dịch Khoái Châu (Trang 56)