Cơ cấu tổ chức và chức năng từng phòng ban của Vietcombank Khoái Châu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh Hưng Yên - phòng giao dịch Khoái Châu (Trang 26)

a) Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của NH TMCPNT Việt Nam – Chi nhánh Hưng Yên – PGD Khoái Châu gồm có: 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và 5 phòng nghiệp vụ. Bộ máy của PGD sẽ được thể hiện ở sơ đồ sau:

Sơ đồ 0.1 Cơ cấu tổ chức của Vietcombank Khoái Châu

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)

Trƣởng phòng: là người đại diện cao nhất, thực hiện chức năng đảm bảo

chiến lược kinh doanh và các hoạt động của PGD thống nhất với chiến lược và các kế hoạch kinh doanh chung của toàn hệ thống Ngân hàng; đảm bảo việc tuân thủ các chính sách, quy trình và hướng dẫn do Chi nhánh và Hội sở xây dựng.

Phó phòng: là người trợ giúp cho trưởng phòng trong quản lý điều hành các

hoạt động của PGD theo sự phân công của trưởng phòng; chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về hiệu quả các hoạt động.

Phòng quan hệ khách hàng: là đầu mối tham mưu đề xuất với trưởng phòng

xây dựng đề án phát triển tín dụng, tham mưu cho trưởng phòng và chỉ đạo và tổ chức triển khai các mục tiêu tín dụng của PGD. Tiếp xúc và làm việc với các đối tác KH, các chủ đầu tư dự án để có thể tiến đến ký các hợp đồng hợp tác, liên kết mở rộng thị phần tín dụng đồng thời triển khai các hợp đồng này cho toàn hệ thống thực hiện. Cán bộ tín dụng phân tích kinh tế theo ngành nghề kinh doanh, lựa chọn đối tượng, hình thức và biện pháp cho vay an toàn đạt hiệu quả cao; thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền, xem xét tái thẩm định và đề xuất cho vay các dự án thuộc quyền phán quyết của PGD.

Phòng kiểm soát nội bộ: Tham gia nghiên cứu soạn thảo hoặc chỉnh sửa, bổ

sung các quy trình, quy chế nghiệp vụ của ngân hàng. Kiểm tra nghiệp vụ ngân hàng trong toàn hệ thống trên cơ sở các văn bản chế độ của NHNN và các quy trình, quy chế của ngân hàng.

Phòng kế toán – ngân quỹ: chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát, giám sát

công tác thu chi tiền mặt, vàng, ngoại tệ, chứng từ có giá; công tác kiểm đếm, đóng bó; tiền mặt tồn quỹ đúng quy định và kịp thời phục vụ cho nhu cầu hoạt động của đơn vị. Đồng thời phòng chịu trách nhiệm tổ chức công tác quản lý thanh khoản, an toàn kho quỹ của đơn vị theo đúng chế độ và định mức kế hoạch. Tổ chức lưu trữ kho chứng từ kế toán, lưu trữ hồ sơ tài sản đảm bảo, giấy tờ có giá.

Trưởng phòng Phó phòng

Phòng quan hệ KH

Phòng kiểm soát nội bộ

Phòng kế toán-ngân quỹ Phòng chăm sóc KH Phòng hành chính-nhân sự

28

Phòng hành chính nhân sự: Phòng hành chính nhân sự thực hiện chức năng

chính là tham mưu cho trưởng phòng về chiến lược, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, tiền lương, thi đua khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, quản lý nhân sự và công tác hành chính. Nhân viên trực tiếp thực hiện các công tác xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa, quản lý tài sản cố định, công cụ lao động, tiếp khách đến làm việc, chăm lo đời sống vật chất, văn hóa tinh thần PGD.

Phòng chăm sóc khách hàng: Phòng chăm sóc khách hàng khai thác và nhận

tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác trong nước và ngoài nước bằng VNĐ và ngoại tệ theo quy định của Chi nhánh, các hình thức huy động vốn khác theo quy định của PGD.

b) Lực lượng lao động và trình độ lao động

Hiện nay, Vietcombank Khoái Châu đã có nguồn lực khá ổn định với 15 cán bộ nhân viên. Trong đó:

Về giới tính: có 10 cán bộ là nữ, chiếm 66,7%. Nam cán bộ công nhân viên có 5 người chiếm 33,3%.

Về trình độ:

Bảng 2.1: Trình độ cán bộ công nhân viên tại Vietcombank Khoái Châu Trình độ lao động Số lao động(ngƣời)

Thạc sĩ 01

Đại học 05

Cao đẳng, trung cấp 05

Nghiệp vụ khác hoặc chưa đào tạo 04

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự, Vietcombank Khoái Châu)

Do phòng giao dịch được đặt tại khu vực Huyện nên KH chủ yếu là những người có trình độ tương đối cao. Vì vậy, nguồn lao động của PGD cũng phải có học vấn tương đương để có thể giải đáp các thắc mắc của khách hàng. Hơn nữa, hàng năm PGD cũng tuyển thêm một lượng lao động nhất định để bổ sung và nâng cao tính trẻ, năng động cho mình. Bên cạnh đó, PGD cũng bồi dưỡng thêm nguồn lao động chưa qua đào tạo của mình.

Với một lượng lao động có trình độ bài bản chính là một thế mạnh cho việc tự hoàn thiện mình của PGD nhằm cải thiện, nâng cao các hoạt động kinh doanh. PGD cũng luôn tổ chức những lớp bồi dưỡng, khóa học nghiệp vụ và tiếng anh chuyên ngành để nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh Hưng Yên - phòng giao dịch Khoái Châu (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)