II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
Ở Việt Nam, chim Trĩ đỏ khoang cổ được phát hiện ở Lạng Sơn.
Năm 2005, Bộ môn Động vật quý hiếm và Đa dạng sinh học – Viện Chăn nuôi cùng với ông Trần Đình Nhơn, Phan Đình Tiến và một số hộ khác đã tiến hành thực hiện chương trình bảo tồn và nghiên cứu chăn nuôi loài chim Trĩ ĐKC. Sau 3 năm nghiên cứu Viện Chăn nuôi đã quyết định đưa về Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi – Viện Chăn nuôi để thử nghiệm chăn nuôi tập trung, nuôi nhốt như nuôi gà với quy mô trang trại trung bình. Với các kết quả thu được Bộ môn đã quyết định mở rộng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho những người yêu thích chăn nuôi chim Trĩ ĐKC ở 3 miền đất nước, cung cấp con giống và hướng dẫn kỹ thuật.
Bệnh Newcastle được Phạm Văn Huyến đề cập lần đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1933 và gọi là bệnh dịch tả gà Đông Dương.
Năm 1938, một vụ dịch gà ở Nam Bộ được Vitor (dẫn theo Nguyễn Thị
Thu Hà) [13] mô tả có triệu chứng giống bệnh Newcastle.
Tại Nha Trang năm 1949, Jacottot và Lelouet (dẫn theo Nguyễn Thị
Thu Hà) [13] đã phân lập được virus Newcastle, sau dùng chủng này để gây
bệnh cho gà tiêm truyền trên phôi trứng, bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu và ức chế ngưng kết hồng cầu tác giả đã xác định sự có mặt của virus Newcastle tại ổ dịch.
Năm 1956, ở Sài Gòn, Notter và N.B Lương đã phân lập được chủng virus Newcastle. Từ năm 1955-1957 qua điều tra tình hình dịch bệnh ở 20 tỉnh thành, kiểm tra 189 bệnh phẩm các tác giả thấy có 58 mẫu có virus
Newcastle (dẫn theo Nguyễn Thị Thu Hà) [13].
Trong đầu thập niên 70, chăn nuôi gà công nghiệp bắt đầu phát triển, một số cơ sở chăn nuôi gà đã xảy ra những vụ dịch lớn về Newcastle.Nguyễn
Bá Huệ và cộng sự (1980)[18], phân lập được 4 chủng virus Newcastle cường
độc từ gà của các xí nghiệp Cầu Diễn, Thành Tô, An Khánh, Đông Anh, là các chủng CD, HP, AK và ĐA. Qua khảo sát trên gà và trên phôi trứng , tác
giả nhận xét cả 4 chủng virus đều có độc lực mạnh, với giá trị ELD50= 8-8,2;
LD50=7,2-7,6.
Nguyễn Thu Hồng (1993)[17] dùng vacxin Lasota và hệ 1 cho gà thấy
có thể chống được các chủng virus nói trên. Nếu uống vacxin La Sota để
phòng bệnh Newcastle với liều 10-3, từ 3-4ml/con lúc gà 1 tuần tuổi thì đến 2
tháng rưỡi còn khả năng bảo hộ là 63%, nếu cho uống lúc 2 tuần tuổi thì đến 2 tháng rưỡi vẫn còn bảo hộ được 100%.
Nguyễn Thu Hồng (1985-1989)[15], đã đưa ra kết quả nghiên cứu lịch
sử dụng vacxin tùy theo tình hình dịch của từng cơ sở. Cơ sở thường xuyên có dịch 3 ngày tuổi nhỏ Lasota, 18 ngày tuổi uống Lasota và 35 ngày tuổi tiêm vacxin hệ 1. Cơ sở bị dịch đe dọa: gà 7 ngày tuổi nhỏ Lasota, 20-30 ngày uống Lasota và 45 ngày tiêm vacxin hệ 1. Cơ sở an toàn dịch: uống lúc 10-15 ngày tuổi, uống nhắc lại lúc 30 ngày tuổi và tiêm hệ 1 lúc 45-50 ngày tuổi.
Trần Đình Từ và cộng sự (1979-1984)[42], đã xác định độc lực của các chủng virus vacxin Newcastle đang sử dụng ở Việt Nam bằng phương pháp đã chuẩn hóa của FAO. Độc lực được xác định dựa trên 3 chỉ số MDT, ICPI và IVPI, kết quả thấy 3 chủng virus Newcastle đang sử dụng hiện nay có độc lực ổn định. Chủng hệ 1 thuộc nhóm Mesogen, cùng loại với chủng H nhưng có độc lực cao hơn và đặc tính gây bệnh khác với chủng H, do đó hệ 1 có thể có nguồn gốc từ chủng Mukteswar.
Nguyễn Tiến Dũng (1991)[9], nghiên cứu cấu trúc kháng nguyên HN
của virus Newcastle và ảnh hưởng của virus trong phản ứng HA và HI. Ngoài ra, còn dùng kháng thể đơn dòng 4D6, 5A1, 8C11 và 7D4 để nghiên cứu một số chủng virus Newcastle. Tác giả thấy chủng Lasota, F, M đều có phản ứng HI với 4 loại kháng thể đơn dòng; hệ 1 và VN91 không có phản ứng với 5A1 và 7D4; VL88 (chủng cường độc của Lào) chỉ phản ứng với kháng thể 4D6. Tác giả phát hiện sự khác nhau về tính kháng nguyên giữa chủng Mukteswar và hệ 1.
Tác giả thấy, trước khi làm phản ứng HI nên chuẩn hóa kháng nguyên và các thành phần tham gia phản ứng. Tác giả dùng phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu để đánh giá mức độ miễn dịch và sự lưu hành virus Newcastle cường độc. Kết quả cho thấy hiệu giá kháng thể HI cao trên 6log2 với số mẫu > 10% thì có thể khẳng định trại gà đã bị nhiễm virus cường độc [11].
Vũ Đạt và cộng sự (1989)[6] nghiên cứu những tác nhân gây ảnh hưởng đến quá trình đáp ứng miễn dịch chống bệnh Newcastle. Tác giả thấy kháng thể thụ động và kháng sinh dùng trước hoặc sau vacxin đều ảnh hưởng đến quá trình hình thành kháng thể.
Năm 1995, trong hội nghị về virus ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương tại Australia, Đào Trọng Đạt và Phạm Văn Chức đã thông báo bệnh Newcastle ở Việt Nam thường xảy ra từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau [60].
Nguyễn Tiến Trung và Lê Thành Nguyên (1987)[41], đã nghiên cứu về thời gian bảo quản và độ dài miễn dịch của vacxin Newcastle do Phân viện thú y Nam bộ sản xuất.
Vài năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu và thử nghiệm vacxin Newcastle có khả năng chịu nhiệt như: Nguyễn Thu Hồng và cộng sự (1993)
[16], thử nghiệm vacxin chịu nhiệt V4 phòng bệnh cho gà ở Việt Nam. Kết
quả cho thấy vacxin V4 có ưu điểm hơn Lasota về tính chịu nhiệt và thời gian bảo quản, ở nhiệt độ thường bảo quản được 1 tháng. Mặt khác, vacxin có đặc tính gây miễn dịch qua tiếp xúc.
Cùng thời gian đó Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự (1993)[10], đã nghiên
cứu biến chủng của Lasota có tính chịu nhiệt cao, gây miễn dịch tốt, bảo quản
được ở nhiệt độ bình thường 370 C.
Trần Đình Từ và cộng sự (1994-1995)[43], đã công bố kết quả nghiên
cứu vacxin chịu nhiệt chủng V4 có tên HR-NDV là chủng virus vacxin có sức đề kháng cao với nhiệt độ đã được Australia chọn lọc và thử nghiệm ở nhiều nước thuộc khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia, Srilanca (Spradbrow P.B, 1987)[92], vacxin thích hợp ở khu vực nuôi gà chăn thả. Bằng các thí nghiệm cho ăn, nhỏ mắt và cho uống, tác giả thấy phương pháp cho ăn thu được đáp ứng miễn dịch chậm và yếu, nhưng vẫn bảo hộ tương đương với phương pháp nhỏ và uống. Vacxin có hiệu lực miễn dịch ít nhất là ngang với vacxin Lasota.
Năm 1991, Bunpon Sirivong [3], tiến hành nghiên cứu tại Việt Nam
đặc tính sinh học của một số chủng virus Newcastle, trong đó chủng VL88 phân lập từ ổ dịch của Lào có MDT=72,8 giờ, ICPI = 1,94; IVPI = 2,6; tác giả xác định đó là chủng có độc lực mạnh, thuộc nhóm Velogen là nguyên nhân gây ra dịch bệnh ở cơ sở chăn nuôi của Lào.
Năm 1995, Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự [12], nghiên cứu chủng virus cường độc Newcastle VN91, chủng có các chỉ số sinh học như sau:
MDT = 57 giờ, ICPI = 1,77, IVPI = 2,67, ELD50 = 9,4 lg/ml và LD50 = 7,9 lg/ml.
Chủng VN91 được dùng làm chủng cường độ để công thử thách trong kiểm nghiệm vacxin.
Năm 1994, Phan Lục [23], nghiên cứu sự biến động hàm lượng kháng
thể Newcastle ở gà nuôi tập trung và đưa ra lịch sử dụng vacxin phòng bệnh phù hợp với đặc điểm riêng của mỗi cơ sở. Tác giả nhận thấy, hàm lượng kháng thể của gà ở vụ hè thu cao hơn vụ đông xuân.
Phan Lục và cộng sự (1996)[26], đã theo dõi 6 cơ sở nuôi gà ở các tỉnh
phía Bắc, từ năm 1980-1991. Tác giả đã đề xuất lịch sử dụng vacxin thích hợp là: 7 ngày, 21-28 ngày, 50-58 ngày và 133-140 ngày; vacxin sử dụng là Lasota và hệ 1, bằng phương pháp nhỏ mũi và tiêm dưới da tùy từng loại vacxin.
Đồng thời tác giả cùng cộng sự [24], đã nghiên cứu mối tương quan
giữa hàm lượng kháng thể lưu hành và khả năng bảo hộ chống lại virus cường độc Newcastle. Kết quả thấy: hàm lượng kháng thể lưu hành nhỏ hơn 2log2 thì gà không có khả năng bảo hộ, do đó cần tiêm chủng lại. Hàm lượng kháng thể lớn hơn 2log2 và nhỏ hơn 3log2 thì 1 tháng sau kiểm tra lại kháng thể và dùng lại vacxin. Hàm lượng kháng thể lớn hơn 3log2, tỷ lệ chuyển dương 90% thì gà có khả năng chống virus cường độc.
Ở Việt Nam, bệnh Newcastle của chim cút được Tô Du, Đào Đức Long
(1994)[8] đề cập đến. Các tác giả mô tả chim cút có triệu chứng như bệnh
Newcastle ở gà, phân có màu xanh hoặc trắng, nếu bệnh nặng chim cút liệt chân, nằm bệt một chỗ và chết, với chim cút đẻ có hiện tượng giảm đẻ đến ngừng đẻ, vỏ trứng mỏng có màu trắng hoặc nâu.
Riêng trên đối tượng chim Trĩ ĐKC thì cho tới nay chưa có một công trình nghiên cứu nào về bệnh Newcastle, do đó việc tiến hành đề tài này là rất thiết thực.
Chương II
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
1.1. Đối tượng, nguyên vật liệu
- Đối tượng vật nuôi:
Chim trĩ đỏ khoang cổ gồm 150 con (cả trống và mái) được ấp nở và nuôi dưỡng tại Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi - Viện Chăn Nuôi - Thụy Phương - Từ Liêm - Hà Nội.
- Nguyên, vật liệu khác:
+ Điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng: chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, lao động kỹ thuật, thức ăn, nước uống phù hợp cho chim Trĩ đỏ khoang cổ trong suốt quá trình nghiên cứu.
+ Trang thiết bị kỹ thuật thú y để tiến hành lấy mẫu, đưa vacxin, bảo quản và điều kiện phòng thí nghiệm liên quan đến các phản ứng HA, HI và công cường độc. + Vacxin: gồm 3 loại: ND-IB (giai đoạn chim non) và Newcastle H1 (giai đoạn chim dò) và vacxin ND-IB-EDS (phòng trước lúc lên đẻ).
1.2. Thời gian
Từ tháng 6/2013 đến tháng 6/2014
1.3. Địa điểm
- Nuôi dưỡng và lấy mẫu máu tại Bộ môn Bảo tồn vật nuôi - Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi - Viện Chăn Nuôi tại Thụy Phương - Từ Liêm - Hà Nội.
- Phân tích mẫu máu tại Khoa Thú y – Đại học nông nghiệp Hà Nội. 2. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát biến động hàm lượng kháng thể ở chim Trĩ non để lựa chọn thời điểm phòng vacxin Newcastle lần đầu ở chim non.
- Xác định đường đưa vacxin ND-IB phù hợp ở giai đoạn chim non. - Xác định liều lượng và thời điểm sử dụng vacxin phù hợp thông qua khảo sát biến động hàm lượng kháng thể sau khi dùng vacxin.
- Công cường độc và xác định khả năng bảo hộ sau khi sử dụng vacxin.
3. Phương pháp nghiên cứu3.1. Bố trí thí nghiệm 3.1. Bố trí thí nghiệm
Trong các thí nghiệm liên quan, quy trình chăn nuôi, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng chim Trĩ đỏ khoang cổ được thực hiện theo quy trình chăn nuôi chuẩn tại Viện chăn nuôi.
Để thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chia làm 4 thí nghiệm:
3.1.1. Thí nghiệm 1:
Khảo sát biến động hàm lượng kháng thể ở chim Trĩ mới nở để lựa chọn thời điểm phòng vacxin Newcastle lần đầu cho chim non.
Cách lấy mẫu theo trình tự:
- Chọn đàn chim Trĩ non nở ra từ cùng đàn bố mẹ đã được tiêm vacxin. - Lấy máu tại các thời điểm 1,3,5,7,9 ngày tuổi chim với số lượng 10 mẫu/lần. Trước khi lấy máu, chim được tách riêng và cho uống nước tự nhiên đầy đủ. Việc lấy máu được tiến hành sau đó 6-10 giờ.
- Mỗi ống nghiệm thu 1ml/con, được đặt nghiêng 150, bảo quản ở 20C
đến 40C và chuyển ngay đến phòng xét nghiệm.
3.1.2. Thí nghiệm 2:
Xác định đường đưa vacxin Newcastle phù hợp ở giai đoạn chim non
- Thí nghiệm gồm 2 lô được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh một nhân tố, cụ thể mỗi lô đều nhau về số lượng chim non, đều nhau về tính biệt và thể vóc.
Đối tượng Chim Trĩ 7 ngày tuổi Chim Trĩ 7 ngày tuổi
Số lượng (con) 15 15
Loại vacxin sử dụng ND-IB ND-IB
Đường đưa vacxin Nhỏ vacxin vào niêm
mạc mắt, mũi
Cho uống trực tiếp (nhỏ vacxin vào miệng)
Liều dùng thử nghiệm Giống như gà Giống như gà
Thời điểm xét nghiệm hàm lượng kháng thể
trong máu (sau khi phòng vacxin)
7, 14, 21, 28,… ngày 7, 14, 21, 28,… ngày
3.1.3. Thí nghiệm 3:
Xác định thời điểm và liều lượng sử dụng 3 loại vacxin ND-IB, Newcastle hệ 1 và vacxin nhũ dầu ND-IB-EDS.
Nội dung Lô 1B Lô 2B Lô 3B
Số lượng 30 30 30
Liều lượng vacxin
2/3 liều (cho gà) 3/3 liều (cho gà) 4/3 liều (cho gà)
Đường đưa vacxin + ND-IB: nhỏ mắt, mũi + Vacxin hệ 1 và vacxin nhũ dầu ND-IB-EDS: tiêm dưới da + ND-IB: nhỏ mắt, mũi + Vacxin hệ 1 và vacxin nhũ dầu ND-IB-EDS: tiêm dưới da + ND-IB: nhỏ mắt, mũi + Vacxin hệ 1 và vacxin nhũ dầu ND-IB-EDS: tiêm dưới da Thời điểm kiểm
tra hàm lượng kháng thể Sau khi sử dụng vacxin 7,14, 21, 28, 30,…ngày Sau khi sử dụng vacxin 7, 14, 21, 28, 30,…ngày Sau khi sử dụng vacxin 7, 14, 21, 28, 30,…ngày
3.1.4. Thí nghiệm 4: Công cường độc
Nội dung Lô 1C (TN) Lô 2C (ĐC)
Đối tượng Chim Trĩ 199 ngày tuổi
đã được sử dụng vacxin
Chim Trĩ 199 ngày tuổi chưa được sử dụng
vacxin
Số lượng (con) 10 10
Liều công cường độc 104LD50 0,5ml/con 104LD50 0,5ml/con
Thời gian theo dõi 7 ngày 7 ngày
3.2. Phương pháp sử dụng vacxin
* Vacxin ND-IB: Vacxin phòng bệnh Gumboro, bệnh Newcastle. Mỗi lọ vacxin liều 50 được pha với nước cất vô trùng. Cho uống hoặc nhỏ vào mắt, mũi với liều lượng tùy từng thí nghiệm. Thời điểm nhỏ là khi hàm lượng
kháng thể HI trung bình đạt dưới 3log2 (3log2 là ngưỡng bảo hộ bệnh
Newcastle đối với chim Trĩ)
* Vacxin hệ 1: Mỗi lọ vacxin liều 20 được pha với nước cất vô trùng. Vị trí tiêm: tiêm vacxin dưới da. Thời điểm tiêm là khi hàm lượng kháng thể
HI trung bình đạt dưới 3log2 (3log2 là ngưỡng bảo hộ bệnh Newcastle đối với
chim Trĩ)
* Vacxin nhũ dầu ND-IB-EDS: Vacxin phòng bệnh Gumboro, bệnh Newcastle, hội chứng giảm đẻ. Vị trí tiêm: tiêm vacxin dưới da. Thời điểm tiêm là khi hàm lượng kháng thể HI trung bình đạt dưới 3log2 (3log2 là ngưỡng bảo hộ bệnh Newcastle đối với chim Trĩ)
3.3. Phương pháp xác định hàm lượng kháng thể* Phương pháp lấy mẫu: * Phương pháp lấy mẫu:
- Với chim Trĩ dưới 2 tuần tuổi, lấy máu động mạch cổ với lượng 0,5ml/con
- Với chim Trĩ trên 2 tuần tuổi, lấy máu tĩnh mạch gốc cánh với lượng 1ml/con.
Sau khi lấy máu vào bơm tiêm nhựa, bẻ gập kim, đậy nắp, để nghiêng
lạnh và gửi đến khoa Thú y – trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội để kiểm tra hàm lượng kháng thể.
* Phương pháp kiểm tra kháng thể:
- Phương pháp xử lý huyết thanh
+ Chắt huyết thanh trong bơm tiêm nhựa ra ống nghiệm , đem ly tâm 1500 vòng/phút trong 5-10 phút.
+ Chắt huyết thanh trong ống nghiệm vừa ly tâm ra ống nghiệm mới, đánh dấu ống.
+ Xếp các ống nghiệm chứa huyết thanh vừa chắt được vào khay, đem
xử lý nhiệt ở 560C/30 phút trong nồi hấp cách thủy để diệt bổ thể.
+ Huyết thanh đã được xử lý bảo quản ở nhiệt độ 40C để dùng ngay
hoặc cất giữ ở -200C để dùng sau.
- Phương pháp làm phản ứng HA
+ Dụng cụ và dung dịch:
• Dung dịch chống đông (citrate natri 1%)
Citrat natri 1g
Nước cất 100ml
• Dung dịch pha loãng kháng nguyên và hồng cầu: Nacl 0,85%
Nacl 8,5g
Nước cất vừa đủ 1000ml + Tiến hành phản ứng:
• Chuẩn bị hồng cầu gà: Máu gà trống khỏe mạnh đã trưởng thành,