PHÂN LOẠI

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình sử dụng vacxin phòng bệnh Newcastle cho Chim trĩ đỏ khoang cổ tại Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi” (Trang 29)

I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀ

1.4.2.PHÂN LOẠI

Hiện nay người ta chia vacxin làm 3 loại: - Vacxin nhược độc (vacxin sống)

Vacxin chế bằng mầm bệnh vẫn còn sống nhưng đã được làm yếu, không còn khả năng gây bệnh cho đối tượng sử dụng. Khi tiêm vào cơ thể mầm bệnh vẫn còn khả năng thích ứng và nhân lên, cung cấp nguồn kháng nguyên lâu dài và vì thế kích thích cơ thể duy trì miễn dịch trong thời gian dài. Loại vacxin này thường cho miễn dịch mạnh và ổn định, thời gian miễn dịch kéo dài nhưng có thể gây ra phản ứng và đòi hỏi phải cẩn trọng trong bảo quản cũng như trong sử dụng.

- Vacxin vô hoạt (vacxin chết)

Là vacxin chế từ mầm bệnh đã bị giết chết bằng các tác nhân vật lý, hóa học nhưng trên bề mặt của chúng vẫn giữ nguyên các prôtêin còn hoạt tính sinh học của kháng nguyên nên vẫn giữ nguyên tính kích thích sinh miễn dịch.

Trong vacxin vô hoạt người ta thường cho thêm hóa chất để giữ cho kháng nguyên được ổn định và giúp cho kháng nguyên tồn tại lâu trong cơ thể, kéo dài thời gian miễn dịch, hóa chất này được gọi là chất bổ trợ.

Vacxin vô hoạt thường rất an toàn nhưng thời gian miễn dịch ngắn và hiệu lực kém.

- Vacxin thế hệ mới (hay vacxin công nghệ gen)

Là các chế phẩm được dùng làm vacxin gây miễn dịch cho người và động vật được tạo ra và sản xuất thông qua các kỹ thuật gen.

Đây là một lĩnh vực nghiên cứu mới và hiện đại của sinh học phân tử. Vacxin thế hệ mới có nhiều ưu điểm vượt trội so với các vacxin được chế tạo bằng phương pháp thông thường về độ tinh khiết, khả năng gây miễn dịch,… Nó đã, đang và sẽ được sử dụng rộng rãi trong tương lai.

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình sử dụng vacxin phòng bệnh Newcastle cho Chim trĩ đỏ khoang cổ tại Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi” (Trang 29)