TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH NEWCASTLE

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình sử dụng vacxin phòng bệnh Newcastle cho Chim trĩ đỏ khoang cổ tại Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi” (Trang 31)

II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC

1.1.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH NEWCASTLE

1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI

1.1.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH NEWCASTLE

Năm 1927, Doyle đã phân lập được mầm bệnh trong ổ dịch của gà tại Newcastle và chứng minh virus phân lập được có tính kháng nguyên khác với bệnh Cúm gà.

Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi gia cầm là sự du nhập, lưu thông của những giống gà công nghiệp giữa các nước trên thế giới và theo đó bệnh Newcastle đã có mặt ở hầu khắp các châu lục. Bệnh đã và đang trở thành mối đe dọa lớn cho ngành chăn nuôi gia cầm trên toàn thế giới.

Để hạn chế thiệt hại của bệnh, với trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng tiên tiến, đã có nhiều công trình nghiên cứu bệnh một cách đầy đủ và toàn diện.

* Bệnh Newcastle ở chim hoang dã

Chim hoang dã là loài gia cầm có khả năng mẫn cảm với bệnh Newcastle và là một trong những nguồn lây lan dịch bệnh. Chính vì vậy trong một thời gian dài chim hoang dã là đối tượng được nghiên cứu rộng rãi ở khắp các nước trên thế giới nhằm ngăn chặn nguồn bệnh này.

Qua nhiều năm nghiên cứu, Luthgen (1981)[80], đã lập một danh sách gồm 117 loài chim, trong đó có 17 loài bị nhiễm virus Newcastle và thấy phần lớn do chim tiếp xúc với gia cầm đã nhiễm bệnh.

Ở Baghda, Jumaily (1989)[73], dùng phản ứng HI kiểm tra 341 mẫu huyết thanh của 5 loài chim hoang dã, ông phát hiện có kháng thể kháng virus Newcastle ở một số mẫu với hiệu giá từ 1/2 - 1/128 , trong đó nhóm chim Columbalivia chiếm 8,0%, nhóm Streptopelia Decasoto chiếm 2,5%.

Để khảo sát vai trò truyền bệnh Newcastle của chim hoang dã cho gia cầm, Mousa S. và cộng sự (1988)[83], đã kiểm tra kháng thể của 2 loài chim bồ câu gồm 180 con và 6 chim đầu rìu, 5 cú, 12 chìa vôi bẫy được ở vùng Assiut thấy 46 con có kháng thể và phân lập được 6 chủng virus Newcastle, trong đó có 4 chủng gây bệnh lý nhẹ ở gà, 1 chủng gây bệnh trung bình và 1 chủng gây chết.

Khảo sát vai trò truyền bệnh Newcastle ở một số loài chim sẻ và sự mẫn cảm của một số loài chim hoang dã với virus Newcastle ở Su Đăng, Châu Phi, Kalafalla A.I (1990)[74] thấy, ở chim trời khỏe mạnh không phân lập được virus Newcastle và không có kháng thể chống virus Newcastle. Nhưng khi tiêm truyền virus Newcastle có hướng nội tạng cho 5 loài chim trời thì ông thấy chúng có sự mẫn cảm khác nhau: Chim Durra, chim Rosyfire tỷ lệ chết 100%, 2 loài chim sẻ Su Đăng có tỷ lệ chết 62,5%, chim Weaver có tỷ lệ chết 12,5%, có bệnh tích xuất huyết dạ dày tuyến ở cả 5 loài chim, một số loài chim mắc bệnh không chết, có kháng thể HI trong huyết thanh với hàm lượng cao.

Vindevolgel (1997)[96], nghiên cứu bệnh Newcastle ở chim hoang dã thấy virus nhiễm ở chim hầu hết có tính hướng hệ hô hấp, chim có thể biểu hiện bệnh hoặc không. Qua 236 loài chim nhiễm tự nhiên hoặc thí nghiệm thấy bệnh nghiêm trọng đều ở đường tiêu hóa hoặc có triệu chứng thần kinh. Tác giả cho rằng những chim di cư bị nhiễm tự nhiên trong quá trình sinh sản truyền kháng thể cho đời sau qua lòng đỏ.

Estudillo (1972)[63], đã mô tả một ổ dịch ở Mehico cho thấy gà lôi, gà Nhật, công, vẹt, chim yến có khả năng mẫn cảm với bệnh và có triệu chứng thần kinh do lây nhiễm virus Newcastle.

Qua nghiên cứu bệnh Newcastle ở chim hoang dã, các tác giả cho thấy những dấu hiệu của bệnh rất khác nhau, bất kỳ thể bệnh nào ở gà cũng đều có thể thấy được ở các loài chim.

* Bệnh Newcastle ở chim bồ câu (Pigeon)

Năm 1985, ở Canada (Ide P.R, 1987)[69], lần đầu tiên phân lập được virus Newcastle trong 6 đàn bồ câu vùng Ontario, Alberta và British Columbia.

Năm 1987, Pearson J.E. và cộng sự [86], báo cáo kết quả nghiên cứu chủng virus PMV-1 phân lập từ chim bồ câu có triệu chứng liệt, vẹo cổ, run rảy, mất thăng bằng và chết. Tác giả đã dùng kháng thể đơn dòng để xác định virus gây bệnh. Chủng phân lập được dùng gây bệnh cho bồ câu bằng đường tiêm tĩnh mạch, thấy chim có biểu hiện bệnh như ngoài tự nhiên. Nhưng gây bệnh bằng đường mũi chỉ có 1 bồ câu có biểu hiện bệnh; thời gian chết khoảng từ 4-25 ngày, virus bài xuất đến 20 ngày, có bệnh tích viêm ruột dạ dày và hoại tử tuyến tụy. Nếu gây bệnh cho gà qua lỗ huyệt, mũi hoặc tiêm vào túi khí ở đốt ngực thì gà vẫn khỏe mạnh; tiêm vào não gà con chúng có chỉ số ICPI giống nhóm Velogen và 4 trong 6 chủng virus phân lập có khả năng gây bệnh theo hướng tác động thần kinh cho gà 6 tuần tuổi.

Gelb J. (1987)[65], đã khảo sát tính gây bệnh và bảo hộ chéo của virus Newcastle chủng bồ câu có liên quan gần với nhóm Mesogen (Roakin) hơn Lentogen (La Sota) hoặc Velogen (Texas GB). Chủng PMV-1 bồ câu gây chết 100% gà 1 ngày tuổi khi tiêm não hoặc tiêm nội khí quản; thời gian gây chết phôi gà chậm hơn (88-109 giờ) so với Roakin (66 giờ) và Taxas GB (48 giờ) Chủng B1 và chủng bồ câu sản sinh bảo hộ chéo hoàn toàn khi công cường độc trên gà trống chủng PMV-1 bồ câu và virus Newcastle được phân biệt rõ khi dùng kháng thể đơn dòng 2F12.

Nghiên cứu bệnh Newcastle ở chim bồ câu thấy tỷ lệ mắc chiếm từ 30- 70%, tỷ lệ chết có thể thấp, hiếm khi vượt quá 10% nhưng cũng có trường hợp tới 40%. Thời gian ủ bệnh từ vài ngày đến vài tuần. Triệu chứng chủ yếu là thần kinh và ỉa chảy, ngoài ra còn thấy triệu chứng ở đường hô hấp, viêm mũi, viêm màng kết mạc mắt, run rảy, ngoẹo cổ và thiếu sự kết hợp (Alexander, 1986; Estudillo, 1972)[47; 63].

Gà đẻ bị nhiễm virus chủng bồ câu sẽ làm giảm lượng trứng, vỏ mềm, trắng, sau đó ngừng đẻ. Gà dò có triệu chứng thần kinh.

Alexander D.J và cộng sự (1986)[47], đã phân lập 51 chủng PMV-1 bồ câu từ 15 nước thấy chỉ số ICPI = 1,44 và IVPI từ 0,00- 2,44.

Ở Nhật Bản, Maeda M. và cộng sự (1987)[81], đã nghiên cứu biến đổi về tổ chức ở bồ câu bị mắc bệnh Newcastle. Các tác giả thấy có hoại tử hoặc thoái hóa tổ chức lympho ở lách cũng như ở túi fabricius, tuyến ức, ruột, thận. Ngoài ra còn thấy tăng sinh tế bào lympho ở lách, hình thành những đám tế bào lympho ở thận và viêm não không chứa mủ. Dựa vào các thay đổi về tổ chức có thể thấy được chủng virus có hướng thần kinh hay nội tạng.

Để phòng bệnh Newcastle cho chim bồ câu, có thể dùng một số loại

vacxin sống như La Sota, B1 bằng phương nhỏ mắt, mũi, phun sương với

lượng tối thiểu là 107 EID50. Hoặc dùng vacxin nhũ hóa dầu OEa chứa chủng

Ulster 2C, vacxin ASa chứa chủng La Sota đã vô hoạt ( Vindevolgel, 1988; Duchatel, 1985) [95; 62].

Tác giả thấy vacxin Oea hoặc Asa có tác dụng bảo hộ tốt từ 95-100%, kháng thể được phát hiện sau 7 ngày, cao nhất sau 3 tuần và còn tồn tại đến 1năm. Vacxin sống La Sota cũng được dùng xong hiệu quả không cao, kháng thể bảo vệ không quá 2 tháng.

* Bệnh Newcastle ở gà tây ( Turkey)

Bệnh biểu hiện bình thường, ít nghiêm trọng, với triệu chứng chủ yếu là hô hấp và thần kinh. Bệnh có thể ảnh hưởng đến sản xuất trứng, trứng có vỏ mềm, mất hình dáng và chất lượng trứng giảm. Gà có thể liệt 1-2 chân, trong ổ dịch quá cấp tính có tỷ lệ chết cao ( Gray,1954)[67].

Theo Sharaway (1994)[91], chim cút ít mẫn cảm với virus Newcastle hơn gà, thời gian ủ bệnh từ 2-15 ngày, trung bình 5-6 ngày. Triệu chứng bệnh thay đổi tùy theo độc lực của chủng gây bệnh. Nếu nhiễm virus có độc lực cao, chim cút có biểu hiện ủ rũ, khó thở, bệnh kéo dài vài ngày rồi chết. Quan sát thấy chim cút có thể bị sưng mắt và cổ, ỉa phân xanh đôi khi có máu, chim cút run rảy, liệt chân, đôi khi liệt cánh. Tỷ lệ chết có thể tới 90% ở chim cút hậu bị và 50% ở chim cút trưởng thành.

Bhaiyat và cộng sự (1995)[54] lựa chọn được chủng virus Newcastle thuộc nhóm Mesogen thích nghi với hệ thần kinh quá 10 lần cấy chuyển trên não gà. Chủng virus này có nguồn gốc phân lập từ chim cút có triệu chứng thần kinh, tỷ lệ chết cao, não bị viêm nặng không mưng mủ, có biểu hiện đặc trưng là thoái hóa và hoại tử thần kinh, có sự thâm nhiễm các tế bào lympho qua mạch quản, các tế bào thần kinh bị viêm tạo thành từng đám hoặc phân tán tạo thành những rãnh mới ở màng và qua mạch máu của não, những thay đổi này làm cho não mềm và xốp.

Ở Malaysia, Aini I. và cộng sự (1997)[45] nghiên cứu khả năng mang, truyền virus Newcastle của chim cút cũng như sự nhạy cảm của virus với bệnh Newcastle. Sau khi gây bệnh nhân tạo cho chim cút, chỉ có 4% số mẫu lấy từ dịch ổ nhớp phân lập được virus Newcastle. Kết quả đã chỉ ra, cút có khả năng mang virus Newcastle nhưng không đóng vai trò nguy hiểm trong việc truyền bệnh. Tuy nhiên, kết quả này lại khác với Zarzuelo và Gutierrez. Trong nghiên cứu các tác giả còn phát hiện kháng thể Newcastle có ở những chim cút không được dùng vacxin.

* Bệnh Newcastle ở gà (Chicken) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bệnh Newcastle đối với chăn nuôi gia cầm đã được nhiều tác giả trên thế giới quan tâm đến, không chỉ ở số các ổ dịch mà còn ở nhiều lĩnh vực khác như loài mắc bệnh, khả năng miễn dịch, sử dụng vacxin…v.v.

Tại Newzealand, Tisdall D.J. (1988)[94] phát hiện được kháng thể ngăn cản sự ngưng kết với virus Newcastle ở gà, gà lôi và công. Các loài này không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng nhưng phân lập được virus Newcastle thuộc nhóm Lentogen.

Ở Đài Loan trong 16 năm (từ năm 1970-1985) có 396 ổ dịch Newcastle, trong đó 93% là ở gà, còn lại là ở gà lôi, bồ câu, gà tây, ngỗng và chim cút; 82% gà mắc bệnh dưới 2 tháng tuổi, virus gây bệnh thuộc chủng Velogen hướng nội tạng và thần kinh ( Lu Y S.,1986)[77].

Lu Y S. (1986)[78] đã nhận định tình hình dịch tễ bệnh Newcastle xảy ra ở Đài Loan từ tháng 2-tháng 5/1984 như sau: Bệnh đã xảy ra ở 245 trại gà trong 11 vùng với 2,76 triệu gà mắc bệnh (60%) và 0,57 triệu con chết. Gà ở các trại đã được tiêm phòng 3 lần vào ngày tuổi 4, 14 và 24, nhưng hầu hết gà mắc bệnh trước lần tiêm phòng thứ 3. Các yếu tố nghi ngờ gây ra ổ dịch là sự ức chế miễn dịch do lây nhiễm virus IBD, dùng vacxin không thích hợp đã làm tăng tích gây bệnh của chúng.

Theo báo cáo của Lukarev T. (1987)[79] năm 1985 – 1986 tại

Macedonia, bệnh Newcastle xảy ra ở một trại gà 7 tuần tuổi, gà đã được miễn dịch bằng phương pháp khí dung lúc 17 ngày tuổi. Bệnh ở 8 gian chuồng, mỗi gian chứa khoảng 9000 gà với tỷ lệ chết từ 75-96%.

Năm 1989, ở Nigeria (Okoye JOA, 1989)[84] xả ra 3 ổ dịch Newcastle không điển hình, gà không có triệu chứng thần kinh, không xuất huyết dạ dày tuyến, chỉ có các dấu hiệu ủ rũ, ỉa phân xanh, tỉ lệ chết từ 50-83,6%; mổ khám thấy dịch thẩm xuất ở ống khí quản; lách teo, manh tràng xuất huyết có dấu hiệu hoại tử, các tế bào lympho giảm; đã phân lập được virus Newcastle từ bệnh phẩm.

Biswal G. và Morrill C.C (1954)[55], nghiên cứu ảnh hưởng bệnh Newcastle đến khả năng sinh sản của gà bằng chủng 11914 California gây nhiễm vào xoang mũi gà mái tơ, thấy sản lượng trứng bị giảm từ 2-3 tuần, thời gian ảnh hưởng kéo dài đến 56 ngày, 27% gà bị nhiễm có thoái hóa những nang trứng, biểu hiện bề ngoài nang gồ ghề, nang trứng bị xung huyết, xuất huyết, trứng không vỏ bọc hoặc vỏ mềm, đôi khi xuất hiện lòng đỏ trong xoang bụng, ống dẫn trứng bị co lại, đôi khi bị phù nề ở ngày thứ 5-7 kể từ sau khi nhiễm, thiếu dịch nhày và độ bóng sáng. Biswal và Morrill còn thấy có biến đổi vi thể ở buồng trứng của gà bị nhiễm virus biểu hiện thoái hóa hoại tử tế bào trứng, có nhiều tế bào viêm tụ tập từng đám và có nhiều hồng cầu ở ngoài mạch quản.

Qua khảo sát bệnh lý của gà, Flanagan M. (1990)[64] thấy khi gây nhiễm virus Newcastle chủng Velogen thể nội tạng cho gà không có miễn dịch, có thể phân lập được virus từ các tổ chức. Ở những gà có kháng thể, virus thường được phân lập từ dạ dày tuyến, hạch manh tràng, túi fabricius và não, gà có biểu hiện lâm sàng nhẹ hoặc không và virus vẫn được nhân lên đến ngày thứ 19 sau khi công cường độc.

Arzey G. (1990)[49], đã nghiên cứu cơ chế lây truyền của bệnh Newcastle thấy có vai trò của chim hoang dã, bồ câu, thịt gà, qua gió, con người, vai trò tiềm ẩn của chim cảnh, sự di chuyển của gà, trứng, gà 1 ngày tuổi, vai trò của ruồi, ngoại ký sinh, nội ký sinh, loài gặm nhấm, thịt gà đông lạnh và thức ăn thừa.

Bell J.G. (1988)[53], đã nghiên cứu sự lưu hành virus Newcastle ở 3 vùng có trại gà chăn nuôi theo kiểu công nghiệp và 3 vùng không có trại gà công nghiệp của Moroco vào mùa đông năm 1986-1987, bằng cách thu nhập mẫu huyết thanh và dịch khí quản từ 100 gà ở mỗi vùng để kiểm tra. Thấy lưu hành virus ở các vùng phụ thuộc vào phương thức chăn nuôi tập trung hoặc chăn thả, kết quả: Onjda 5%, Rabat 10%, Đông bắc Atlas 28%, Nam Atlas 42%, Trung Atlas 83% và Larach 43%.

Nghiên cứu khả năng gây bệnh của các chủng PMV-1 khác nhau: những chủng không độc (Ulster) thường nhân lên ở đường tiêu hóa nhưng không gây bệnh tích, những chủng có độc lực cao, đặc biệt là Viscerotropic gây xuất huyết hoại tử ở thành ruột, nhất là ở dạ dày tuyến, tá tràng, manh tràng (Beard, Hanson, 1984)[52], ruột xung huyết, không có chất chứa (Alexander, 1997)[46].

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình sử dụng vacxin phòng bệnh Newcastle cho Chim trĩ đỏ khoang cổ tại Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi” (Trang 31)