KẾT QUẢ CÔNG CƯỜNG ĐỘC

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình sử dụng vacxin phòng bệnh Newcastle cho Chim trĩ đỏ khoang cổ tại Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi” (Trang 75)

II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC

4.KẾT QUẢ CÔNG CƯỜNG ĐỘC

Tỷ lệ bảo hộ khi công cường Newcastle là chỉ tiêu quan trọng nhất có tính chất quyết định để kết luận quy trình sử dụng vacxin có đạt kết quả tốt hay không. Trong thí nghiệm chúng tôi sử dụng quy trình công cường độc

theo tiêu chuẩn quốc gia tại trung tâm nghiên cứu Thú Y thuộc công ty Thuốc Thú y Trung ương II.

Sau khi sử dụng vacxin nhũ dầu 30 ngày tiến hành công cường độc với 10 con sử dụng vacxin và 10 con không sử dụng vacxin (kiểm tra HI âm tính với bệnh Newcastle). Sử dụng giống công cường độc Newcastle với liều

104LD50 0,5ml/con. Sau 7 ngày công cường độc đàn chim đối chứng bị chết

100% với các triệu chứng bệnh tích như sau: + Lô 1C: chưa được sử dụng vacxin + Lô 2C: đã được sử dụng vacxin

Bảng 9. Kết quả theo dõi 2 lô thí nghiệm 4 sau khi công cường độc

Thời gian sau khi công cường độc

(ngày)

Lô 1C (ĐC) Lô 2C (TN)

Biểu hiện triệu chứng

Số chim chết

Biểu hiện triệu chứng

Số chim chết

1 Chưa biểu hiện 0 Khỏe mạnh,

bình thường

0

2 Bắt đầu xuất hiện 1

số con ủ rũ, bỏ ăn

0 Khỏe mạnh,

bình thường

0

3 Bỏ ăn, ủ rũ, một số

con có hiện tượng thần kinh như đầu

lắc lư, đi chúi xuống đất 2 Khỏe mạnh, bình thường 0 5 100% biểu hiện ủ rũ, tiêu chảy nặng, phần lớn diều tích nước, sức sống suy kiệt nghiêm trọng 4 Khỏe mạnh, bình thường 0 7 Có một số chim chết 4 Khỏe mạnh, bình thường 0

Lô thí nghiệm gồm các cá thể chim được tiêm vacxin, sau khi công cường độc vẫn khỏe mạnh, ăn uống bình thường, không có biểu hiện bệnh.

Trong khi, lô đối chứng chim chưa được dùng vacxin đã mắc bệnh và biểu hiện triệu chứng lâm sàng rõ rệt.

Quan sát các triệu chứng cho thấy, chim bệnh có biểu hiện lâm sàng về tiêu hóa và thần kinh còn các triệu chứng về hô hấp thì không thấy. Ngoài theo dõi biểu hiện lâm sàng, chúng tôi đã mổ khám để quan sát biểu hiện bệnh tích và so sánh giữa 2 lô. Kết quả thí nghiệm được mô tả ở bảng 10.

Bảng 10. Bệnh tích của chim Trĩ sau khi công cường độc

Cơ quan Lô 1C (ĐC) Lô 2C (TN)

Xoang mũi Khô, không có dịch

nhày (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khô, không có dịch nhày

Khí quản Xung huyết nhẹ Bình thường

Dạ dày cơ Xuất huyết Bình thường

Dạ dày tuyến Tụ huyết, xuất huyết Bình thường

Ruột Niêm mạc viêm tràn lan,

ruột, manh tràng xuất huyết

Bình thường

Hậu môn Xuất huyết Bình thường

Gan, lách, thận Một số con gan, lách hơi

sưng, thận có nhiều ure trắng

Bình thường

Não Xuất huyết Bình thường

Như vậy, qua kết quả công cường độc ở 2 lô thí nghiệm 4, có thể khẳng định liều lượng vacxin, cách sử dụng vacxin cũng như thời gian tác động vacxin trong thí nghiệm đã bảo hộ tốt cho đàn chim Trĩ tại Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi.

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình sử dụng vacxin phòng bệnh Newcastle cho Chim trĩ đỏ khoang cổ tại Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi” (Trang 75)