SO SÁNH DIỄN BIẾN HÀM LƯỢNG KHÁNG THỂ Ở CHIM TRĨ DÙNG VACXIN ND – IB BẰNG PHƯƠNG

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình sử dụng vacxin phòng bệnh Newcastle cho Chim trĩ đỏ khoang cổ tại Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi” (Trang 63)

II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC

2. XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG ĐƯA VACXIN NEWCASTLE PHÙ HỢP Ở GIAI ĐOẠN CHIM NON

2.3. SO SÁNH DIỄN BIẾN HÀM LƯỢNG KHÁNG THỂ Ở CHIM TRĨ DÙNG VACXIN ND – IB BẰNG PHƯƠNG

IB bằng phương pháp nhỏ mắt, mũi với phương pháp cho uống

Kết quả được trình bày ở bảng 4 và hình 5. Qua bảng 4 cho thấy:

Diễn biến hàm lượng kháng thể của chim Trĩ ở 2 lô đều tăng dần từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 21 và giảm dần từ ngày thứ 35 trở đi, chứng tỏ mức kháng thể HI của chim Trĩ luôn có sự biến động và ở ngày thứ 21 đạt mức

HI= 3,9±0,28log2và HI= 3,4±0,39log2 cao nhất. Hàm lượng kháng thể thu

được ở 2 lô cùng phù hợp với quy luật hình thành kháng thể. Tuy nhiên, khi sử dụng vacxin ND-IB với 2 phương pháp khác nhau đã cho kết quả khác nhau ở 2 lô thí nghiệm.

Bảng 4. So sánh diễn biến hàm lượng kháng thể chim Trĩ dùng vacxin ND- IB bằng phương pháp nhỏ mắt, mũi và cho uống

Thời điểm lấy máu sau khi dùng vacxin (ngày)

Phương pháp nhỏ mắt, mũi Phương pháp cho uống

Số mẫu kiểm tra Hiệu giá HI (log2) trung bình % HI≥3log2 Số mẫu kiểm tra Hiệu giá HI (log2) trung bình % HI≥3log2 7 15 2,73±0,32 60 15 2,20±0,31 40 14 15 3,40±0,31 80 15 2,93±0,43 53,33 21 15 3,93±0,28 93,33 15 3,40±0,39 73,33 28 15 2,53±0,32 53,33 15 2,33±0,32 46,67 35 15 2,20±0,28 40 15 2,00±0,26 33,33 42 15 1,93±0,25 26,67 15 1,73±0,23 13,33

Hình 5. Diễn biến hàm lượng kháng thể chim Trĩ dùng vacxin ND-IB bằng phương pháp nhỏ mắt, mũi và cho uống

Qua biểu đồ hình 5 cho thấy, tất cả số chim Trĩ ĐKC thí nghiệm đều có xuất hiện kháng thể trong máu ở thời điểm 1 tuần sau khi sử dụng vacxin qua đường nhỏ mắt, mũi hay nhỏ miệng. Hàm lượng kháng thể tăng dần và đạt đỉnh điểm vào ngày thứ 21 sau khi nhỏ vacxin. Điều này phù hợp với quy luật hình thành kháng thể ở gia cầm nói chung.

Kết quả trên cũng cho thấy, hiệu giá kháng thể trung bình qua đường nhỏ mắt, mũi cao hơn qua đường uống. Nói cách khác, chủng ngừa vacxin qua đường nhỏ mắt, mũi giúp chim Trĩ có khả năng bảo hộ tốt hơn việc chủng ngừa qua đường uống. Điều này cũng phù hợp với nhận định của một số tác giả, Salam et al. (2003) cho rằng cấp vacxin qua đường nhỏ mắt cho hàm lượng kháng thể cao hơn cấp vacxin qua đường uống. Thí nghiệm của Shaftquat (1995) khi so sánh hiệu quả của các loại vacxin phòng bệnh Newcastle cho thấy, vacxin Lasota cấp qua đường nhỏ mắt cho đáp ứng kháng thể tốt nhất, trong khi đó vacxin M khi cấp qua đường uống cho đáp ứng kháng thể thấp nhất. Theo tác giả Nguyễn Thu Hồng (1993) [17], Phan

Lục (1994,1996) [23; 25]cũng cho đáp ứng miễn dịch của đường nhỏ mắt, mũi cao hơn đường uống. Nhưng theo tác giả Nguyễn Thị Thu Hà (2000), hàm lượng kháng thể ở chim cút dùng vacxin Lasota bằng phương pháp nhỏ mắt, mũi không cao hơn chim cút dùng vacxin bằng phương pháp cho uống.

Theo Tizzard (1996), nguyên nhân đáp ứng miễn dịch kém ở đường cấp vacxin qua đường uống là do vách ngăn và dịch tiết dạ dày có thể phá hủy và ngăn cản vật chất lạ xâm nhập. Vì vậy, khi virut trong vacxin cấp qua đường uống sẽ bị biến tính và làm giảm khả năng sinh kháng thể. Ngoài ra, khi sử dụng vacxin nhược độc qua đường nhỏ mắt sẽ có ưu thế hơn so với đường uống vì virus vacxin sẽ nhân lên trong các tuyến Harder ở hốc mắt tránh được sự trung hòa bởi kháng thể thụ động (Russel,1993).

Qua kết quả trên, chúng tôi tiến hành nhỏ vacxin ND-IB cho cả 3 lô chim thí nghiệm theo đường niêm mạc mắt, mũi.

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình sử dụng vacxin phòng bệnh Newcastle cho Chim trĩ đỏ khoang cổ tại Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi” (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w