I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀ
1.4.3. KỸ THUẬT SỬ DỤNG VACXIN
- Đường đưa vacxin: tùy loại vacxin mà đường đưa vacxin vào cơ thể khác nhau.
+ Tiêm dưới da: áp dụng cho đa số các loại vacxin vô hoạt và nhược độc. Với gia cầm thường tiêm dưới da cánh.
+ Tiêm bắp: áp dụng cho 1 số loại vacxin nhược độc (Newcastle) hoặc vacxin nhũ hóa.
+ Cho uống, nhỏ mắt, mũi, khí dung: sử dụng đối với một số vacxin nhược độc có khả năng xâm nhập qua niêm mạc (Lasota).
- Đối tượng sử dụng vacxin: Vacxin được dùng để phòng bệnh cho động vật trưởng thành, khỏe mạnh. Không nên dùng cho gia súc quá non, thận trọng với gia súc mang thai. Đặc biệt không nên dùng vacxin sống cho gia súc trong thai kỳ, nhất là các vacxin virus nhược độc.
- Liều dùng vacxin: Mỗi liều vacxin được xác định bằng số lượng virus cần thiết đưa vào đối tượng cảm nhiễm và tạo cho chúng sinh ra lượng kháng thể tối ưu. Người ta đã xác định mối liên quan chặt chẽ giữa lượng virus – đối tượng cảm nhiễm – khả năng sinh kháng thể.
Điều đó cho thấy, với một vacxin virus nhược độc cùng loại khi dùng trên đối tượng cảm nhiễm khác nhau thì vẫn có thể có sự khác biệt về sự phù hợp của số lượng virus cần thiết để kích thích sự đáp ứng miễn dịch tối ưu.
Với lý do trên đây cho thấy cần thăm dò xem liều lượng vacxin Newcastle sử dụng cho chim Trĩ có gì sai khác với chỉ dẫn dùng cho gà hay không.
- Bảo quản vacxin:
+ Để tủ lạnh hoặc phòng lạnh có nhiệt độ 40C: dùng bảo quản với các
vacxin vô hoạt và vacxin vi khuẩn nhược độc.
+ Để tủ lạnh âm: có thể bảo quản các vacxin virus nhược độc ở dạng tươi hoặc đông khô đóng trong ampul.
+ Không được để vacxin ở chỗ nóng và có ánh sáng mặt trời.