NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG VACXIN PHÒNG BỆNH NEWCASTLE

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình sử dụng vacxin phòng bệnh Newcastle cho Chim trĩ đỏ khoang cổ tại Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi” (Trang 39)

II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC

1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI

1.2. NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG VACXIN PHÒNG BỆNH NEWCASTLE

Hiện nay trên thế giới có nhiều loại vacxin Newcastle, để phòng bệnh và tìm hiểu khả năng đáp ứng miễn dịch của gia cầm với các loại vacxin đó, Bastami M.A và cộng sự (1986)[51] đã thí nghiệm so sánh đáp ứng miễn dịch của gà được tiêm các loại vacxin khác nhau: 180 gà nhỏ mắt vacxin B1 lúc 7 ngày tuổi và 21 ngày tuổi tiêm vacxin B1, La Sota, B1 hấp phụ alluminium hydroxide (AH), Komarov và vacxin vô hoạt có bổ trợ dầu. Gà được công cường độc lúc 7 tuần tuổi. Kết quả khả năng bảo hộ của vacxin B1 là 87%, vacxin vô hoạt bổ trợ dầu 83%, B1 hấp phụ AH 73%, La Sota 63% và Komarov 60%.

Saifuddin M.D. và cộng sự (1990)[90], đã tìm hiểu khả năng bảo hộ của vacxin chủng B1 và chủng Komarov chống lại bệnh Newcastle ở Bangladesh. Gà con 1 ngày tuổi dùng vacxin B1 đã phát hiện kháng thể bằng phản ứng HI sau 1 tuần, kháng thể HI tăng dần đến 3 tuần tuổi, sau đó giảm dần và không còn ở 9 tuần tuổi. Dùng vacxin lần 2, chủng Komarov cho gà vào tuần thứ 5, 7 hoặc 8 tuần tuổi, sau 3 tuần phát hiện được kháng thể HI ở mức 80-640 có khả năng chống được virus cường độc khi được công thử thách. Kháng thể duy trì từ 10-640 ở 32 tuần tuổi, kháng thể HI chỉ còn 10-20 ở 44 tuần tuổi. Tác giả thấy, khi công cường độc gà có hiệu giá kháng thể ≥ 80 mới có sức đề kháng với bệnh. Từ đó ông đề xuất thời gian sử dụng vacxin: 1 ngày tuổi dùng vacxin B1, 7 tuần tuổi dùng vacxin Komarov và miễn dịch nhắc lại không quá 7 tháng tuổi.

Bassiouni A.A. và cộng sự (1987)[50], nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch ở gà đối với virus Newcastle: gà 1 ngày tuổi được dùng vacxin Herpes (vacxin Marek) chủng gà tây, 7 ngày sau dùng vacxin B1 hoặc La Sota. Sau 21 ngày chuẩn độ hiệu giá kháng thể thấy thấp hơn gà không chủng Herpes virus gà tây.

Kim J.H. (1988)[75], phát hiện sự cạnh tranh miễn dịch nếu dùng vacxin sống Lasota và ILT bằng đường nhỏ mắt. Miễn dịch chống lại ILT bị ngăn cản nghiêm trọng, chỉ bảo vệ được 30%, trong khi đó miễn dịch chống lại bệnh Newcastle không bị ảnh hưởng. Nếu dùng La Sota uống, ILT nhỏ mắt thì Newcastle không bị ảnh hưởng, sự ngăn cản của virus Newcastle đối với ILT có thể tránh được. Vì vậy, nên dùng ILT muộn hơn, ít nhất 7 ngày sau.

Ở Trung Quốc, Zheng H.J và cs (1987)[97], dùng vacxin Mukteswar nhỏ mắt hoặc cho gà uống lúc 16 ngày tuổi, vacxin lần 2 sau 1 tháng và công cường độc lúc 75 ngày, kết quả gà có miễn dịch chắc chắn.

Box P.G (1988)[57] đã kiểm tra huyết thanh của 6 đàn gà, thấy có kháng thể ức chế ngưng kết hồng cầu liên quan ở mức cao giữa virus Newcastle PMV-1 và PMV-3 của gà tây. Nhưng PMV-3 chỉ cho HI 3-4log2 hoặc thấp hơn, không mẫu nào vượt quá mức của gà được tiêm vacxin Newcastle và không có mẫu nào được phát hiện ở gà không tiêm phòng vacxin. Như vậy, PMV-3 có phản ứng chéo với kháng thể của virus vacxin Newcastle. Điều này có ý nghĩa khi kiểm tra kháng thể PMV-3 trong huyết thanh gà đã dùng vacxin Newcastle.

Blazin V. (1988)[56], chuẩn độ kháng thể HI ở 8 đàn gà trước và sau khi miễn dịch bằng khí dung với vacxin B1 và Lasota ở 4 ngày tuổi và nhắc lại ở 10 hoặc 21 ngày tuổi thì thấy, ở gà 10-21 ngày tuổi, kháng thể HI không đủ bảo hộ chống lại chủng Velogen.

Guler E. (1989)[68], kiểm tra kháng thể trong lòng đỏ trứng và huyết thanh của 20 gà 5 tháng tuổi đã được 4-5 lần chủng vacxin B1 và Lasota phòng bệnh Newcastle, thấy kháng thể HI ở lòng đỏ trứng của chúng đẻ ra có dao động lên xuống, trong khi đó chuẩn độ huyết thanh vẫn ổn định và nói chung HI của lòng đỏ trứng thấp hơn HI của huyết thanh.

Ibrahim A.L. (1987)[71], thử nghiệm dùng vacxin V4 Newcastle cho 15 làng ở Malaysia, với 2 liều vacxin trong 3 tuần, 60% gà vacxin được bảo hộ khi công thử thách với virus cường độc. Không có trường hợp mắc bệnh Newcastle ở đàn đã được vacxin trong 1 năm sau.

Ideric A. (1987)[70], đã thử nghiệm dùng thức ăn có chứa vacxin V4 dùng 2 lần trong 3 tuần cho khoảng 3500 gà làng quê (từ 10-100 con/đàn). Tỷ lệ bảo hộ đạt 55-65% và trong 1 năm không có bệnh xảy ra ở đàn gà đã được dùng vacxin.

Spradbrow P.B. (1987)[92], dùng vacxin cho ăn ở gà thí nghiệm Australia cho thấy, gà được ăn viên thức ăn vacxin cho nồng độ kháng thể cao. Trong 2 tuần những gà tiếp xúc với con được vacxin cũng tăng nồng độ kháng thể. Liều lượng vacxin khác nhau giữa 105,2 – 108,2 EID50 ít ảnh hưởng đến kết quả chuẩn độ kháng thể.

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình sử dụng vacxin phòng bệnh Newcastle cho Chim trĩ đỏ khoang cổ tại Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi” (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w