6. KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO
2.3.4. Phương pháp đào tạo và phát triển nhân sự
Để sử dụng lao động một cách có hiệu quả nhất và để thích ứng với sự thay đổi liên tục của môi trường kinh doanh cũng như để nắm bắt được sự phát triển của khoa
học kỹ thuật thì mỗi công ty thường xuyên chăm lo đến công tác đào tạo và phát triển nhân sự. Nhận thức đúng đắn được vấn đề này, công ty đã có những quan tâm nhất định như sau:
Đào tạo nhân sự:
Những lao động có trình độ chuyên môn cao là một nhân tố quý của quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy thường xuyên tiến hành đào tạo và đào tạo lại nhân sự. Mục đích của việc đào tạo nhân sự trong công ty là nhằm khắc phục các tồn tại, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động, tạo ra đội ngũ lao động có chất lượng cao, sử dụng lợi thế cạnh tranh thông qua việc sử dụng nguồn nhân lực.
Trong quá trình đào tạo mỗi cá nhân sẽ được bù đắp những kiến thức chuyên môn và truyền đạt thêm kiến thức mới, kinh nghiệm mới, để hoàn thành tốt công việc được giao mà còn có thể đương đầu với những thay đổi của môi trường ảnh hưởng tới công việc.
Do xác định được tầm quan trọng của công tác này nên trong công ty thường xuyên tiến hành công tác đào tạo và đào tạo lại nhân sự, đặc biệt là công tác nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động. Do đó trong thời gian qua đội ngũ lao động của công ty đã có bước phát triển đổi mới cơ bản theo hướng thích nghi với cơ chế thị trường.
Tình hình thị trường lao động hiện nay cho thấy doanh nghiệp cần phải nhận ra hầu như nhân viên, đặc biệt là nhân viên giỏi chọn lựa doanh nghiệp hơn là doanh nghiệp lựa chọn họ, và tiền lương không phải yếu tố lúc nào cũng là yếu tố duy nhất để th hút nhân viên giỏi hay khiến họ quyết định ở lại làm việc lâu dài.
Phát triển nhân sự:
Phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động nhằm hổ trợ, giúp các thành viên, các bộ phận và toàn bộ tổ chức hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời nó còn cho phép tổ chức đáp ứng những kịp thời của thay đổi của môi trường. Qúa trình phát triển đối với một nhân viên được tiến hành từ khi người đó bắt đầu vào làm việc trong doanh nghiệp cho đến khi nghỉ việc, quá trình này giúp cho nhân viên đó hòa nhập vào doanh nghiệp khi mới được tuyển.
Thiết lập môi trường làm việc thân thiện: Hiện nay các doanh nghiệp đang cố gắng đưa ra các mức lương cao và chế độ đãi ngộ hấp dẫn để lôi kéo và giũ chân các
nhân viên giỏi. Nếu bạn được trả mức lương cao và chế độ đãi ngộ hấp dẫn nhưng bạn phải làm việc trong môi trường thiếu trang thiết bị làm việc, thiếu sự cộng tác, tin tưởng và tôn trọng nhau thì chắc chắn bạn cũng không thích làm việc ở đó.
Tạo cơ hội phát triển nghề nghệp: Đối với các nhân viên trẻ thì cơ hội phát triển nghề nghiệp có thể là mối quan tâm hàng đầu của họ khi làm việc trong doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp tạo cho họ có những cơ hội để phát triển nghề nghiệp thì họ sẽ gắn bó với doanh nghiệp. Các cơ hội phát triển nghề nghiệp bao gồm:
Tham dự các khóa đào tạo.
Hướng dẫn và kèm cặp trong công việc.
Được giao các công việc mới đầy thử thách.
Được thăng tiến.
Xây dựng văn hoá doanh nghiệp phù hợp: văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các chuẩn mực về mặt tinh thần quy định các môi quan hệ, thái độ và hành vi ứng xử của tất cả thành viên trong doanh nghiệp nhằm hướng đến những giá trị tốt đẹp và tạo ra nét riêng của doanh nghiệp. Nó thể hiện ở:
Kế hoạch và mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được định hướng rõ ràng trên cơ sở khách quan, có sự cam kết của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp.
Hình ảnh, biểu tượng, truyền thống, hệ thống các chính sách quy định của doanh nghiệp, đấu tranh thẳng thắn, sự quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau v..v….
Kinh nghiệm của các doanh nghiệp thành đạt trên thế giới cho thấy công ty nào có ban lãnh đạo chú trọng tới các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên thì công ty đó thành công trong kinh doanh.