Kiểm định khác biệt về hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên theo các

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM CỦA NHÂN VIÊN NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC CÔNG TY PHẦN MỀM TẠI TP.HCM (Trang 65)

các nhóm tuổi khác nhau

Theo kết quả kiểm định phương sai đồng nhất (Test of Homogeneity of Variances) (bảng 4.13), với mức ý nghĩa Sig.=0,062> 0,05 có thể nói phương sai về hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên theo các nhóm tuổi là không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được.

Bảng 4.13 Kết quả kiểm định phương sai đồng nhất theo độ tuổi Kiểm định phương sai đồng nhất

HIEUQUA

Levene Statistic df1 df2 Sig.

2,802 2 359 ,062

Theo kết quả ANOVA, với mức ý nghĩa Sig. = 0,326> 0,05 nên có thể kết luận không có sự khác biệt về hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên theo các nhóm tuổi khác nhau.

Bảng 4.14: Kết quả kiểm định sự khác biệt theo độ tuổi ANOVA HIEUQUA Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig. Giữa các nhóm 1,144 2 ,572 1,123 ,326 Tổng nhóm 182,763 359 ,509 Tổng 183,907 361

4.6.3Kiểm định khác biệt về hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên theo các nhóm chức vụ khác nhau các nhóm chức vụ khác nhau

Theo kết quả kiểm định phương sai đồng nhất (bảng 4.15), với mức ý nghĩa Sig.=0.813 > 0.05 có thể nói phương sai đánh giá về hiệu quả làm việc nhóm giữa các nhóm chức vụ không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy, kết quả ANOVA có thể sử dụng được.

Bảng 4.15: Kết quả kiểm định phương sai đồng nhất theo chức vụ Kiểm định phương sai đồng nhất

HIEUQUA

Levene Statistic df1 df2 Sig.

,317 3 358 ,813

Theo kết quả ANOVA, với mức ý nghĩa Sig. = 0.054 > 0.05 nên có thể kết luận có không sự khác biệt về hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên giữa các nhóm chức vụ khác nhau.

Bảng 4.16: Kết quả kiểm định sự khác biệt theo chức vụ ANOVA HIEUQUA Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig. Giữa các nhóm 3,882 3 1,294 2,573 ,054 Tổng nhóm 180,025 358 ,503 Tổng 183,907 361

Tóm tắt chương 4

Chương này đã thực hiện mô tả mẫu khảo sát, các biến độc lập và biến phụ thuộc. Tiếp theo, tiến hành phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích EFA. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha loại bỏ 2 biến quan sát có hệ số tương quan biến-tổng <0,3. Sau khi tiến hành phân tích EFA, có 8 yếu tố được rút ra từ 33 biến quan sát. Sau khi phân tích hồi quy, có 5 yếu tố có ý nghĩa trong mô hình và có ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên: mục tiêu nhóm quan trọng và rõ ràng, cấu trúc nhóm hướng đến kết quả, cam kết thực hiện mục tiêu, môi trường hợp tác, năng lực của lãnh đạo nhóm. Và từ kết quả phân tích hồi quy, giá trị p cho thấy có 5 trong 8 giả thuyết đưa ra được chấp nhận (giả thuyết về năng lực nhóm, tiêu chuẩn về hiệu quả làm việc nhóm, sự công nhận và hỗ trợ từ bên ngoài ngoài nhóm không được chấp nhận do không có ý nghĩa thống kê đối với tập dữ liệu mẫu).

Đồng thời, kết quả kiểm định khác biệt cho thấy các nhóm nhân viên có giới tính, độ tuổi, chức vụ khác nhau không có sự khác biệt về hiệu quả làm việc nhóm.

Kết quả nghiên cứu sẽ là gợi ý cho các nhà quản lý của các công ty phần mềm hoạch định các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên.

Chương 5. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIẾN NGHỊ

Từ kết quả phân tích dữ liệu, chương 4 đã đưa ra kết luận có 5 yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa đến hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên. Chương 5 sẽ thảo luận về kết quả nghiên cứu và đề ra một số kiến nghị; đồng thời nêu lên một số hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM CỦA NHÂN VIÊN NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC CÔNG TY PHẦN MỀM TẠI TP.HCM (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)