Nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM CỦA NHÂN VIÊN NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC CÔNG TY PHẦN MỀM TẠI TP.HCM (Trang 43)

3.1.2.1Thiết kế mẫu nghiên cứu

Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là các thành viên nhóm đang làm việc trong các công ty phần mềm trên địa bàn TP. HCM, thời gian tham gia làm việc nhóm ít nhất 1 năm.

Kích thước mẫu: Theo Tabachnick và Fidell (1996), để tiến hành phân tích hồi quy cho kết quả tốt phải đạt cỡ mẫu theo công thức: n>=8m+50 (trong đó n là cỡ mẫu, m là số biến quan sát trong mô hình. Như vậy, mô hình nghiên cứu gồm 38 biến quan sát thì cỡ mẫu tối thiểu là 354.

3.1.2.2Thiết kế bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng trên các thành phần và thuộc tính đo lường sau nghiên cứu định tính. Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 mức đo lường từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý để đánh giá mức độ đồng ý/ không đồng ý của thành viên nhóm.

Bảng 3.1: Thang đo Likert 5 điểm

Hoàn toàn không đồng ý

Không đồng ý Trung hòa Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

1 2 3 4 5

Bảng câu hỏi sơ bộ được thiết kế và tiến hành phỏng vấn thử với khoảng 30 nhân viên để đánh giá và điều chỉnh phù hợp về hình thức, câu chữ, đảm bảo đối tượng khảo sát có thể hiểu và trả lời đúng mục đích của người nghiên cứu.

Bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức gồm 42 câu hỏi, chia thành 3 phần (chi tiết như phụ lục 2)

 Phần 1: phần này được thiết kế để sàng lọc đối tượng khảo sát.

 Phần 2: các phát biểu nhằm thu thập sự đánh giá của các thành viên trong nhóm đối với các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm. Trong đó, các câu hỏi tương ứng với các yếu tố như sau:

- Mục tiêu nhóm quan trọng và rõ ràng (4 biến): từ câu MUCTIEU1 đến câu MUCTIEU4.

- Cấu trúc nhóm đến hướng đến kết quả (5 biến): từ câu CAUTRUC1 đến câu CAUTRUC5.

- Năng lực nhóm (4 biến): từ câu NANGLUC1 đến câu NANGLUC4. - Cam kết thực hiện mục tiêu (4 biến): từ câu CAMKET1 đến câu

- Môi trường hợp tác (4 biến): từ câu MOITRUONG1 đến câu MOITRUONG4.

- Tiêu chuẩn về hiệu quả làm việc nhóm (4 biến): từ câu TIEUCHUAN1 đến câu TIEUCHUAN4.

- Sự công nhận và hỗ trợ bên ngoài nhóm (5 biến): từ câu CONGNHAN1 đến câu CONGNHAN5.

- Năng lực của người lãnh đạo nhóm (5 biến): từ câu LANHDAO1 đến câu LANHDAO5.

- Hiệu quả làm việc nhóm (3 biến): từ câu HQUA1 đến câu HQUA3. Phần 3: các thông tin cá nhân đối tượng khảo sát để phân loại và phân tích dữ liệu về sau (3 câu hỏi).

3.1.2.3Thu thập số liệu

Trong quá trình khảo sát, các bảng câu hỏi được gửi đến đối tượng khảo sát bằng cách phát hành trực tiếp và qua website, email. Mẫu điều tra được lựa chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Việc phát bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp được thực hiện tại các công ty: Công ty FPT, Công ty tin học Tường Minh (TMA), Công ty phần mềm Viettel, Công ty phần mềm FCG.

3.1.2.4Phương pháp phân tích dữ liệu

Thông tin về mẫu: Có 400 bảng câu hỏi được phát đi (bao gồm 200 bảng câu hỏi phát trực tiếp và 200 bảng câu hỏi còn lại được khảo sát trên Google Drive). Sau khi sàng lọc, loại bỏ các kết quả trả lời không hợp lệ thì thu được 372 bảng trả lời (tỉ lệ 92,50%).

Toàn bộ dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0:

- Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha: phân tích hệ số Cronbach Alpha được sử dụng trước để loại các biến không phù hợp. Các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,30 và thành phần thang đo có hệ số

Cronbach Alpha nhỏ hơn 0,60 được xem xét lại (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

- Phân tích nhân tố khám phá: nhằm mục đích kiểm tra và xác định lại các nhóm biến trong mô hình nghiên cứu. Các biến có hệ số tải nhân tố (factoring loading) nhỏ hơn 0,50 đều bị loại. Phương pháp trích hệ số được sử dụng là phương pháp trích nhân tố Principal Components với phép xoay Varimax đối với các biến quan sát.

- Phân tích hồi quy: nhằm mô hình hóa (bằng phương pháp hồi quy) mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm; đồng thời đánh giá và kiểm định sự phù hợp của mô hình với tập dữ liệu qua thông số R2 sau khi chạy hồi quy tuyến tính bội với phương pháp Enter và kiểm nghiệm F.

Tóm tắt chương 3

Chương 3 đã trình bày phương pháp nghiên cứu. Thang đo nháp 1 được xây dựng từ cơ sở lý thuyết và được điều chỉnh thông qua khảo sát định tinh. Sau đó tiến hành phỏng vấn thử với 30 nhân viên để điều chỉnh thành thang đó chính thức. Việc khảo sát chính thức được thực hiện bằng phương pháp phát bảng câu hỏi trực tiếp và khảo sát thông qua Google Drive đến đối tượng khảo sát. Dữ liệu thu thập được sẽ được phân tích bằng phần mềm SPSS theo quy trình, bắt đầu phân tích độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá để đánh giá giá trị của thang đo và rút gọn tập biến quan sát thành tập nhân tố có ý nghĩa hơn. Sau khi phân tích nhân tố khám phá sẽ tiến hành phân tích hồi quy, kết quả hồi quy sẽ xác định các yếu tố nào có ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng từng yếu tố như thế nào đến hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên tại các công ty phần mềm trên địa bàn TP. HCM.

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Từ kết quả thu thập dữ liệu ở chương 3, chương 4 sẽ lần lượt thực hiện các phân tích gồm có: phân tích tương quan, phân tích độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy bội và cuối cùng là kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu đã được trình bày ở chương 2.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM CỦA NHÂN VIÊN NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC CÔNG TY PHẦN MỀM TẠI TP.HCM (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)