Kiểm định độ phù hợp của mô hình

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM CỦA NHÂN VIÊN NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC CÔNG TY PHẦN MỀM TẠI TP.HCM (Trang 57)

Sử dụng kiểm định F trong bảng phân tích phương sai để kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể.

Bảng 4.9: Kết quả kiểm định ANOVA ANOVAb Mô hình Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig. 1 Hồi quy 74,346 8 9,293 29,942 ,000a Số dư 109,561 353 ,310 Tổng 183,907 361

a. Biến độc lập (Hằng số), LANHDAO, TIEUCHUAN, CAMKET, MOITRUONG, CAUTRUC, NANGLUC, CONGNHAN, MUCTIEU

b. Biến phụ thuộc: HIEUQUA

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Bảng 4.9 cho thấy giá trị Sig. rất nhỏ (Sig. = 0.000 < 0.05), bác bỏ giả thuyết H0 cho rằng tất cả các hệ số hồi quy đều bằng 0. Mô hình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, tập 1, trang 240).

4.3.4Kết quả phân tích hồi quy và đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố

Bảng 4.10: Kết quả hồi quy theo phương pháp Enter

Tên biến Hệ số hồi quy (B) Độ lệch chuẩn Hệ số hồi quy

chuẩn hóa (β) Giá trị t

Mức ý nghĩa của t

(Sig.)

Hệ số phóng đại phương sai (VIF)

(Constant) -,046 ,278 -,166 ,868 MUCTIEU ,129 ,048 ,148 2,667 ,008 1,824 CAUTRUC ,210 ,045 ,207 4,662 ,000 1,165 NANGLUC -,012 ,054 -,012 -,227 ,820 1,681 CAMKET ,105 ,041 ,117 2,546 ,011 1,260 MOITRUONG ,289 ,045 ,279 6,461 ,000 1,107 TIEUCHUAN ,007 ,042 ,007 ,159 ,874 1,081 CONGNHAN ,079 ,050 ,074 1,563 ,119 1,344 LANHDAO ,247 ,048 ,254 5,204 ,000 1,409

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Kết quả hồi quy trình bày ở bảng 4.10 cho thấy hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến lớn nhất là 1,824, thỏa điều kiện (VIF < 2) và không có hiện tượng đa cộng tuyến (Nguyễn Đình Thọ, 2013, tr.507).

Với mức ý nghĩa 0,05, có 5 biến gồm: MUCTIEU (Mục tiêu nhóm có ý nghĩa và quan trọng), CAUTRUC (Cấu trúc nhóm hướng đến kết quả), CAMKET (Cam kết thực hiện mục tiêu), MOITRUONG (Môi trường hợp tác), LANHDAO (Năng lực người lãnh đạo nhóm) có ý nghĩa thống kê trong mô hình (Sig.<0,05) với các hệ số hồi quy βi lần lượt là 0,207; 0,279 và 0,254.

Các biến NANGLUC (Năng lực nhóm), TIEUCHUAN (Tiêu chuẩn về hiệu quả làm việc nhóm), CONGNHAN (Sự công nhận và hỗ trợ từ bên ngoài nhóm) đều có mức ý nghĩa sig.>0,05 nên không có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể giải thích đối với các công ty phần mềm lớn các yếu tố như năng lực của nhân viên, tiêu chuẩn đánh giá nhân viên, các mức khen thưởng, hỗ trợ đều đã được quy trình hóa, chọn lọc chặt chẽ nên trên thực tế các yếu tố này được xem như đương nhiên phải có. Đồng thời các biến NANGLUC, TIEUCHUAN, CONGNHAN có thể đã được thể hiện ở các thành phần còn lại. Vậy đối với tập dữ liệu này, các thành phần này không ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm.

Để so sánh trực tiếp mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc, ta sử dụng hệ số Beta (hệ số hồi quy chuẩn hóa). Từ kết quả hồi quy (bảng 4.10) cho thấy, 5 thành phần ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động nhóm theo thứ tự mức độ quan trọng như sau: mạnh nhất là yếu tố Môi trường hợp tác (Beta=0,279), Năng lực của người lãnh đạo nhóm (Beta = 0,254), tiếp theo là thành phần Cấu trúc nhóm hướng đến kết quả (Beta = 0,207), Mục tiêu nhóm quan trọng và rõ ràng (Beta=0,148) và cuối cùng là thành phần Cam kết thực hiện mục tiêu (Beta = 0,117).

Vì vậy, mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên được biểu diễn lại như sau:

Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu sau phân tích hồi quy

+ 0,117 + 0,148 + 0,207 + 0,254 + 0,279 -0,012 +0,007 + 0,074 Năng lực nhóm

Tiêu chuẩn về hiệu quả làm việc nhóm Sự công nhận và hỗ trợ từ bên ngoài Môi trường hợp tác

Năng lực của người lãnh đạo nhóm Cấu trúc nhóm hướng đến kết quả Mục tiêu nhóm quan trọng và rõ ràng

Cam kết thực hiện mục tiêu

Hiệu quả làm việc nhóm

Kết quả chi tiết phân tích hồi quy được trình bày ở phụ lục 7.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM CỦA NHÂN VIÊN NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC CÔNG TY PHẦN MỀM TẠI TP.HCM (Trang 57)