Nghiên cứu của Lenicioni (2002)

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM CỦA NHÂN VIÊN NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC CÔNG TY PHẦN MỀM TẠI TP.HCM (Trang 28)

Nghiên cứu của Hamlin thực hiện năm 2008 trong một nghiên cứu ở Đại Học La Verne, California (Hoa kỳ) đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm lại mô hình của Lencioni P. (2002) trên 288 nhân viên của trường Riverside, California. Mô hình nghiên cứu của Lencioni gồm 5 yếu tố: sự tin tưởng, giải quyết xung đột, cam kết thực hiện mục tiêu, trách nhiệm của các thành viên trong nhóm, sự quan tâm đến kết quả. Theo đó:

Cam kết thực hiện mục tiêu Mục tiêu nhóm quan trọng và rõ ràng

Cấu trúc nhóm hướng đến kết quả

Môi trường hợp tác

Tiêu chuẩn về hiệu quả làm việc nhóm

Hiệu quả làm việc nhóm

Sự công nhận và hỗ trợ từ bên ngoài Năng lực của người lãnh đạo nhóm

Sự tin tưởng là niềm tin vào người khác, trong nghiên cứu này là niềm tin vào các thành viên trong nhóm và những người làm việc cùng nhau trong tổ chức (Lencioni, 2002). Scott (2000) nhận xét rằng sự tin tưởng là chất keo giữ mối quan hệ làm việc với nhau. Theo ông, mất lòng tin có thể không mất đi quyền của mình trong công việc, nhưng qua thời gian nó có thể gây ra sự đổ vỡ hoàn toàn của một mối quan hệ làm việc tốt.

Giải quyết xung đột là các phương pháp và quy trình liên quan đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết các cuộc xung đột trong hòa bình. Có nhiều biện pháp giải quyết xung đột trong nhóm như đàm phán, hòa giải, ngoại giao, và sáng tạo trong việc xây dựng môi trường giải quyết xung đột trong hòa bình (Lencioni, 2002).

Cam kết thực hiện mục tiêu là một thỏa thuận để thực hiện cụ thể hoạt động tại một thời điểm nhất định trong tương lai và trong những hoàn cảnh nhất định. Trong bối cảnh làm việc nhóm thì cam kết thực hiện mục tiêu chính là một thỏa thuận để hoàn thành công việc, mục tiêu của nhóm (Hamlin, 2008).

Trách nhiệm của các thành viên trong nhóm theo Lencioni (2002) chính là sự sẵn lòng nhắc nhở nhau khi thành viên trong nhóm không tuân thủ tiêu chuẩn về hiệu suất của nhóm. Theo Burnett (2002) trách nhiệm là sự chấp nhận của các thành viên trong nhóm trong việc thực hiện công việc được giao. Trách nhiệm cũng đòi hỏi các thành viên báo cáo về trách nhiệm của mình và cũng được đánh giá trên cơ sở mức độ hoàn thành công việc.

Cấu trúc nhóm hướng đến kết quả: Lencioni (2002) cho rằng nhóm hoạt động hiệu quả nhất khi họ quan tâm đến kết quả của công việc mà họ đang thực hiện. Tập trung vào kết quả là một thuộc tính quan trọng của nhóm làm việc hiệu quả. Khi một nhóm hướng mục tiêu, họ có niềm khao khát để đạt được nó (Harvey, Thomas R., & Bonita Drole, 1992).

Hình 2.2: Mô hình hiệu quả làm việc nhóm của Lencioni (2002)

Nguồn: Patrick Lencioni, The Five Dysfunctions of a Team. NXB: Jossey Bass(2002)

Kết quả kiểm định của nghiên cứu cho thấy, yếu tố Cam kết thực hiện mục tiêu có tác động mạnh nhất đến hiệu quả làm việc nhóm, tiếp theo đó là sự tin tưởng cấu trúc nhóm hướng đến kết quả, các biến còn lại đều có mức ảnh hưởng tương đương nhau đến hiệu quả làm việc nhóm.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM CỦA NHÂN VIÊN NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC CÔNG TY PHẦN MỀM TẠI TP.HCM (Trang 28)