Độc tính của Cadimi

Một phần của tài liệu Khảo sát hàm lượng một số nguyên tố vi lượng và kim loại nặng trong cam vinh bằng phương pháp phố phổ plasma cảm ứng (Trang 32)

5. Phương pháp nghiên cứu

1.3.2. Độc tính của Cadimi

Độc tính của Cd còn thể hiện rõ trong căn bệnh về xương. Bệnh này lần đầu tiên được miêu tả ở Pháp dưới dạng chứng loãng xương khi chiếu tia X

người ta nhìn thấy những vết thương nứt cân đối thường nằm ở cổ xương đùi. Dạng độc tính này dường như có liên quan đến sự rối loạn của quá trình chuyển hóa canxi, vì nó thường xảy ra ở phụ nữ sau khi mãn kinh, gây đau giữ dội ở xương chậu và hai chân.

Độc tính cấp là hậu quả của những tác dụng cục bộ: Sau khi ăn vào, những biểu thị lâm sàng là buồn nôn, nôn mửa và đau bụng. Các enzym được giải phóng sẽ làn phá hủy không thể phục hồi được các màng tế bào cơ sở của phế nang, kể cả việc làm gẫy các vách vá sơ hóa các khe, kẽ. Những tổn thương mà ta nhìn thấy là phù phổi và các bệnh về phổi.

Gần đây người ta còn thấy rõ tính độc của cađimi liên quan đến nguy cơ tăng huyết áp và khả năng gây bệnh ung thư.

Về nguy cơ gây bệnh ung thư tinh hoàn đã được chứng minh đối với động vật, còn đối với người các cuộc điều tra dịch tế học cho thấy nhiều trường hợp mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt và phổi sau khi làm việc trong môi trường có cađimi vẫn còn là vấn đề còn tranh cãi.

Cd là kim loại rất độc, mức mà con người có thể chịu đựng là 10-20µg

Cd/ngày. Theo tiêu chuẩn Việt Nam hàm lượng Cd trong nước uống là 0,004 mg/l; trong thực phẩm là < 1mg/kg.

Bảng 1.6: Qui định lượng ăn vào tối đa cho phép hàng ngày và hàng tuần của

Pb, Cd trong thực phẩm

Nguyên tố PTDI (µg.kg-1wb day-1) PTWI (mg.kg-1wbweek-1)

Pb 0,025 3,6

Cd 0,007 1,0

Một phần của tài liệu Khảo sát hàm lượng một số nguyên tố vi lượng và kim loại nặng trong cam vinh bằng phương pháp phố phổ plasma cảm ứng (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w