5. Phương pháp nghiên cứu
3.2.3. So sánh hàm lượng nguyên tố Cu trong mẫu lá và mẫu quả
Đồng ít di chuyển, phân bố gần như nhau ở tất cả các bộ phận của cây. Là nguyên tố vi lượng quan trọng, có hàm lượng cao trong cây. Tuy nhiên, ở quả hàm lượng đồng thường thấp hơn trong lá, vì hơn 70% đồng trong cây là ở trong các phần tử diệp lục tố [27] (hình 3.7).
Hình 3.7. Hàm lượng Cu trong các mẫu lá và quả cam
Tỷ lệ hàm lượng Cu trong quả bằng từ 36,6% đến 69,3% hàm lượng trong lá, cao hơn các nguyên tố vừa xét ở trên và phù hợp với nhận định chung như một số tài liệu đã nêu về sự phân bố tương đối đều của Cu trong cây. Hàm lượng đồng trong mẫu quả ở QH cao hơn mẫu Nghĩa Đàn.
.
Hình 3.8. Hàm lượng Cu trong các mẫu quả cam
Cây đủ đồng khi hàm lượng của nó nằm trong khoảng 6-16 mg/kg [27]. Như vậy, ta thấy các cây cam ở Nghĩa Đàn và Quỳ Hợp đều đang đủ đồng. Các mẫu lá cam ở Quỳ Hợp có hàm lượng đồng cao nhất đạt 15,866 mg/kg, gần đạt ngưỡng trên của mức bình thường là 16 mg/kg. Điều này có thể có nguyên nhân là do đồng được sử dụng phổ biến trong thành phần các loại thuốc chống nấm bệnh, chẳng hạn Booc - đô (pha chế từ CuSO4 và Ca(OH)2). Theo quan sát của chúng tôi và điều tra các chủ hộ, vườn cam lấy mẫu ở Quỳ hợp được chăm sóc chống sâu bệnh rất tốt, lá rất ít bị nấm bệnh nhờ sử dụng thuốc thường xuyên.
Dựa vào bảng 3.5 ta thấy tương quan hàm lượng đồng trong lá và quả không phụ thuộc vào hàm lượng đồng trong đất (cả Cu tổng số và đồng di dộng). Hàm lượng Cu trong đất cao không có nghĩa là hàm lượng Cu trong mẫu cam sẽ cao. Điều đó còn phụ thuộc vào cách chăm sóc của chủ vườn, khi canh tác, chủ vườn vùng Quỳ Hợp đã sử dụng một lượng thuốc bảo vệ thực vật chứa đồng nhiều hơn ở Nghĩa Đàn nên hàm lượng Cu cao hơn.
Bảng 3.6. Hàm lượng Cu trong đất và mẫu cam ở Nghĩa Đàn và Quỳ Hợp Cu
Trong đất (mg/kg mẫu khô)
Trong cây cam (mg/kg mẫu khô)
Tổng số Di động Lá Quả
Nghĩa Đàn 65,02 2,988 8.83 5.63
Quỳ Hợp 41,744 0,759 10.62 5.79