5. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. So sánh hàm lượng nguyên tố Bo trong mẫu lá và mẫu quả
Như ta đã biết, Bo là nguyên tố vi lượng rất quan trọng đối với cây trồng. Nếu thiếu B thì hoa không hình thành, tỷ lệ đậu quả kém, quả rễ rụng, rễ sinh trưởng kém. Ở trong cây, hàm lượng B trong lá thường cao hơn trong các bộ phận khác [25]. vì vậy hàm lượng B trong lá cam thu thập ở hai huyện Nghĩa Đàn và Quỳ Hợp cao hơn trong quả cam là điều dễ hiểu (hình 3.1).
Hình 3.1. So sánh hàm lượng B trong lá và quả
Các mẫu lá thu hái ở Nghĩa Đàn có hàm lượng B cao hơn ở Quỳ Hợp.
Hình 3.2. Hàm lượng B trong các mẫu lá
Điều này có thể giải thích là do, hàm lượng B tổng số trong đất vùng Nghĩa Đàn cao hơn ở Quỳ Hợp (7,62 mg/kg so với 6,40 mg/kg - giá trị trung bình) [20,21]. Các mẫu ở cây có dùng phân bón ĐH có hàm lượng B cao hơn so với cây không dùng .
Hàm lượng Bo trong các mẫu quả cam thu thập ở Quỳ Hợp có sự khác nhau không đáng kể. Tuy nhiên, sự chênh lệch thể hiện rõ hơn ở các mẫu quả thu hái ở Nghĩa Đàn.
Hình 3.3. Hàm lượng B trong các mẫu quả cam
Bảng 3.4. Hàm lượng Bo trong đất và mẫu cam ở Nghĩa Đàn và Quỳ Hợp B
Trong đất (mg/kg mẫu khô)
Trong cây cam (mg/kg mẫu khô)
Tổng số Di động Lá Quả
Nghĩa Đàn 7,62 0,192 32.09275 3.0995 Quỳ Hợp 6,402 0,181 17.62925 3.65425
Hàm lượng B trong các mẫu lá và quả cao hơn trong đất dạng tổng số cũng như dạng khả dụng sinh học (di động) phù hợp với vai trò sinh học của B trong quá trình sinh trưởng của cây. Sự phân bố của B trong quả chỉ bằng từ xấp xỉ 10% đến hơn 20% so với hàm lượng trong lá. Hàm lượng B như trên đảm bảo cây không thiếu B, nhưng ở mức tương đối thấp, nên không có khả năng ngộ độc cho cây.