Chì và cadimi

Một phần của tài liệu Khảo sát hàm lượng một số nguyên tố vi lượng và kim loại nặng trong cam vinh bằng phương pháp phố phổ plasma cảm ứng (Trang 73)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.2.6.2.Chì và cadimi

Chì và cadimi cũng giống như asen, đều là một trong những số ít nguyên tố không cần thiết cho quá trình sinh trưởng của cây, và rất độc đối với cơ thể người.

Hai kim loại nặng này thường ít có trong các loại phân bón và thuốc trừ sâu. Khác với các nguyên tố đã khảo sát ở trên, sự phân bố của Cd trong quả có xu hướng cao hơn trong lá cam. Hàm lượng Cd trong quả cao hơn trong lá chiếm 6 mẫu trên tổng số 8 mẫu phân tích. Theo chúng tôi, Cd không có vai trò sinh lý rõ rệt với cây, cho nên sự tích lũy ở lá là không thuận lợi. Trong khi đó khả năng tạo phức của Cd2+ với các axit hữu cơ như citric, ascobic có thể dẫn đến sự tích tụ Cd trong quả nhiều hơn trong lá.

Hàm lượng Cd tối đa trong thực phẩm phải < 1mg/kg. [TCVN: 46/2007/QĐ-BYT]

Hình 3.19. Hàm lượng Cd trong các mẫu lá và quả cam

Trong khi đó cũng giống như các kim loại khác, Pb phân bố trong lá nhiều hơn trong quả dao động từ 1,47 lần đến 17,1 lần. Đối với thực vật chì không gây hại nhiều nhưng lượng chì tích tụ trong cây trồng sẽ thâm nhập vào cơ

thể người và động vật qua đường tiêu hóa. Giới hạn cho phép theo quy định 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007, với hàm lượng chì phải < 1,5 mg/kg.

Hình 3.20. Hàm lượng Pb trong các mẫu lá và quả

Như vậy, tất cả các mẫu quả cam Vinh đều có hàm lượng Cd và Pb nằm trong giới hạn cho phép.

Tuy nhiên, có hai mẫu quả ở Nghĩa Đàn và Qùy Hợp, có hàm lượng Cd cao bất thường là mẫu NĐ-LT-Lá (2) và QH-LT-Lá (4).

Hình 3.21. Sự phân bố Cd và Pb trong quả cam

Trong các mẫu lá, thì hàm lượng chì phân bố tương đối cao. Qùy Hợp có hai mẫu thu hái có hàm lượng chì cao hơn trung bình các điểm hái mẫu là QH-

L-Lá (5) và QH-Lá (6); trong khi Nghĩa Đàn cũng có hai điểm là NĐ-Lá (3) và NĐ-ĐC (4). Còn hàm lượng Cadimi thì Nghĩa Đàn có một điểm NĐ-Lá (3), QH có hai điểm QH-L-Lá (5) và QH-Lá (6).

Hình 3.22. Sự phân bố Cd và Pb trong lá cam

Cần phải có những nghiên cứu kỹ hơn để đánh giá chính xác hàm lượng các kim loại nặng nói chung và hàm lượng Pb, Cd, As nói riêng trong đất và ảnh hưởng đến sự tích lũy của chúng trong cây cam. Tuy nhiên những số liệu thu được cho thấy không có mỗi quan hệ rõ rệt giữa việc sử dụng phân bón ĐH với hàm lượng các nguyên tố Pb, Cd, và As (những nguyên tố không chứa trong thành phần phân bón).

Một phần của tài liệu Khảo sát hàm lượng một số nguyên tố vi lượng và kim loại nặng trong cam vinh bằng phương pháp phố phổ plasma cảm ứng (Trang 73)