Hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức Nghiên cứu và

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp khắc phục rào cản của các đơn vị nghiên cứu và triển khai quy mô nhỏ khi chuyển đổi theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Nghiên cứu trường hợp của Trung tâm CNSH&CNTP Hà Nội (Trang 27)

và Triển khai nhà nước

Hoạt động của tổ chức NC&TK nhà nƣớc liên quan đến nhiều mặt về hoạt động KH&CN, tài chính, quản lý nhân sự, quan hệ quốc tế… Hoạt động tự chủ và tự chịu trách nhiệm của tổ chức NC&TK nhà nƣớc cũng diễn ra trên

tất cả các mặt đó. Đồng thời, hiện tƣợng tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức NC&TK của các nhà nƣớc rất phong phú. Ở đây sẽ tập trung vào các khía cạnh nhƣ: tự chủ trong hoạt động khuôn khổ nhà nƣớc (nhiệm vụ của nhà nƣớc giao, kinh phí nhà nƣớc cấp…), tự chủ trong hoạt động ngoài khuôn khổ nhà nƣớc, quan hệ giữa tự chủ (quyền) và tự chịu trách nhiệm (nghĩa vụ), cách thức giải quyết những mâu thuẫn đặt ra.

- Về nhiệm vụ KH&CN

Liên quan tới tự chủ của tổ chức NC&TK nhà nƣớc có thể chia ra làm 3 loại nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Loại nhiệm vụ thứ nhất là những công việc đƣợc Nhà nƣớc giao cụ thể và trực tiếp. Ví dụ nhƣ một số vấn đề cấp bách đã đƣợc xác định rõ về đối tƣợng nghiên cứu trong quốc phòng, phòng chống thiên tai, phát triển kinh tế - xã hội… Với loại nhiệm vụ này, tổ chức NC&TK chỉ là ngƣời lĩnh hội và thực hiện nhiệm vụ trên giao.

Loại nhiệm vụ thứ hai là các chủ đề nghiên cứu trong chức năng hoạt động của tổ chức NC&TK nhà nƣớc (đã đƣợc Nhà nƣớc quy định). Trong một phạm vi khá rộng, việc nghiên cứu thuộc nhà nƣớc có quyền và phải tự chịu trách nhiệm lựa chọn ra các vấn đề làm nhiệm vụ khoa học và công nghệ cụ thể. Đối với một số nhiệm vụ đƣợc Nhà nƣớc giao trực tiếp nhƣng chỉ có tính chất định hƣớng, viện nghiên cứu cũng phải tự cụ thể hóa, xác định rõ các vấn đề cần tập trung giải quyết.

Nhìn chung, mức độ tự chủ của loại nhiệm vụ thứ hai cao hơn loại nhiệm vụ thứ nhất, nhƣng giới hạn về tự chủ ở loại này cũng rất rõ ràng. Ngoài giới hạn lĩnh vực, phạm vi xác định đề tài theo chức năng và theo nhiệm vụ định hƣớng do Nhà nƣớc giao trực tiếp, thông thƣờng các kế hoạch nghiên cứu của đơn vị còn phải đƣợc Nhà nƣớc xét duyệt một cách chặt chẽ.

Loại nhiệm vụ thứ ba là các hợp đồng mà tổ chức NC&TK ký kết thực hiện với bên ngoài. Lựa chọn những hợp đồng nào hoàn toàn thuộc quyền tự chủ của các đơn vị trên cơ sở vận dụng của kinh tế thị trƣờng. Một số chƣơng trình nghiên cứu của Nhà nƣớc đƣợc mang ra đấu thầu cũng thuộc loại nhiệm vụ thứ ba, bởi vậy đơn vị có thể toàn quyền quyết định có tham gia đấu thầu hay không và tham gia chƣơng trình nào…

Dƣờng nhƣ không có một tiêu chuẩn rõ ràng về sự cân đối giữa ba loại nhiệm vụ trên. Nhƣng có thể nói các nƣớc đã chú ý đến mối quan hệ tƣơng tác giữa đáp ứng nhiệm vụ trƣớc mắt và chuẩn bị tiềm lực lâu dài, giữa đáp ứng đòi hỏi của nhà nƣớc và yêu cầu các doanh nghiệp của thị trƣờng, giữa hợp đồng mang lại nguồn lợi kinh tế và NCCB… Nhƣ vậy, có những điểm tƣơng đồng giữa viện nghiên cứu thuộc nhà nƣớc và viện nghiên cứu thuộc doanh nghiệp lớn.

- Về tổ chức thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu

Nếu nhƣ ở khâu xác định nhiệm vụ nghiên cứu có khác nhau nhất định về mức độ độc lập, tự chủ giữa 3 loại nghiệm vụ thì trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu lại có xu hƣớng chung tôn trọng tính chủ động của tổ chức nghiên cứu phát triển nhà nƣớc. Các tổ chức NC&TK nhà nƣớc tự do xác định phƣơng pháp nghiên cứu, tự do huy động và bố trí các nguồn lực phục vụ cho nghiên cứu…

Tổ chức NC&TK nhà nƣớc thƣờng có quyền tự do liên doanh, liên kết với bên ngoài, đƣợc thành lập các doanh nghiệp khoa học nhƣ Spin – off trên cơ sở các kết quả nghiên cứu ra. Các đơn vị cũng có thể tự thay đổi tổ chức, cơ cấu bên trong nhƣng không đƣợc có biểu hiện xa rời nhiệm vụ chức năng đƣợc giao. Sự chi phối của quyền sở hữu nhà nƣớc có khi đƣợc thể hiện trên nguyên tắc nhƣng cũng có khi rất cụ thể.

- Về sử dụng truyền bá kết quả nghiên cứu

Các kết quả nghiên cứu là sản phẩm của việc sử dụng các nguồn lực tự huy động của tổ chức NC&TK nhà nƣớc sẽ thuộc toàn quyền sử dụng của đơn vị. Vấn đề là những kết quả nghiên cứu sử dụng kinh phí của nhà nƣớc thì các tổ chức NC&TK nhà nƣớc có quyền tự chủ sử dụng và truyền bá hay không? Đây là một chủ đề đƣợc thảo luận nhiều ở các nƣớc và trên thực tế cũng tồn tại những cách khác nhau.

- Về quản lý tài chính

Các tổ chức NC&TK nhà nƣớc đƣợc Nhà nƣớc đảm bảo cung cấp một nguồn kinh phí thƣờng xuyên phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Nguồn kinh phí thƣờng bao gồm chi cho các khoản về vốn cố định và vốn lƣu động tối thiểu để đơn vị có đủ điều kiện tiến hành một số nội dụng nghiên cứu cụ thể trong phạm vi chức năng của mình. Thủ tục phải tiến hành để nhận kinh phí từ Nhà nƣớc khá chặt chẽ.

Ngoài kinh phí Nhà nƣớc cấp, các tổ chức NC&TK nhà nƣớc còn mở rộng nguồn vốn từ nhiều hình thức nhƣ: hợp đồng nghiên cứu với bên ngoài, sản xuất thử nghiệm, nguồn tài trợ, vốn đi vay…

- Về quản lý nhân lực

Nhìn chung, tổ chức NC&TK nhà nƣớc có quyền tự chủ trong việc tuyển dụng, đào tạo, sử dụng và đề bạt cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong đơn vị. Trong đó, nổi bật có một số vấn đề về quyền của thủ trƣởng, tự chủ của cán bộ nghiên cứu, phân biệt giữa lực lƣợng cán bộ trong tổ chức NC&TK nhà nƣớc với đội ngũ công chức nhà nƣớc nói chung.

Là đơn vị thuộc thành phần nhà nƣớc, các tổ chức NC&TK thƣờng có những quy chế hoạt động đƣợc cấp trên quy định rõ ràng. Đây là khuôn khổ

Tự chủ của các tổ chức NC&TK nhà nƣớc thƣờng bao gồm cả tự chủ của các cán bộ nghiên cứu trong đó. Nhân lực hoạt động trong tổ chức NC&TK nhà nƣớc là một loại lao động khá đặc thù. Làm việc trong các cơ quan của nhà nƣớc, nhƣng nghiên cứu khoa học thì cần có sự độc lập, tự chủ… Ở nhiều nƣớc, mâu thuẫn này đƣợc giải quyết bằng cách coi cán bộ khoa học là loại công chức, viên chức đặc biệt, có bổ sung thêm những quy chế riêng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp khắc phục rào cản của các đơn vị nghiên cứu và triển khai quy mô nhỏ khi chuyển đổi theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Nghiên cứu trường hợp của Trung tâm CNSH&CNTP Hà Nội (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)