Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp khắc phục rào cản của các đơn vị nghiên cứu và triển khai quy mô nhỏ khi chuyển đổi theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Nghiên cứu trường hợp của Trung tâm CNSH&CNTP Hà Nội (Trang 76)

Với đô ̣i ngũ cán bô ̣ viên chức hiê ̣n nay của Trung tâm ba o gồm 05 thạc sỹ, 11 kỹ sƣ, cử nhân và 7 công nhân, lao động (tổng cộng 23 ngƣời); với độ tuổi trung bình là 41; yêu cầu nhân lực dự kiến sau khi dự án Xây dựng Trung tâm hoàn thành là 124 ngƣời, trong đó hơn 70% là có trình độ từ Đại học trở lên thì cần phải có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo nhân lực hợp lý để khai thác

sinh học và Công nghệ thực phẩm Thủ đô nói riêng và của Việt Nam nói chung bắt kịp đƣợc với xu hƣớng của thời đại, đóng góp vào sự phát triển của nền Kinh tế Nƣớc nhà

Việc tuyển dụng, phát triển, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, lãnh đạo Trung tâm đóng vai trò vô cùng quan trọng, là điều kiện tiên quyết để Trung tâm phát triển đƣợc khi chuyển đổi theo mô hình tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Việc tăng hay giảm biên chế cần đƣợc trao quyền tự chủ cho Trung tâm, nó phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của đơn vị. Trung tâm sẽ sắp xếp lại bộ máy theo hƣớng tinh gọn, các cán bộ không có khả năng nghiên cứu sẽ bố trí cho làm các công việc khác. Các cán bộ đã đến tuổi nghỉ hƣu, khả năng nghiên cứu hạn chế sẽ động viên nghỉ hƣu hoặc chuyển công tác khác. Trong trƣờng hợp các đơn vị đều phát triển tốt, Trung tâm sẽ tạo điều kiện xin bổ sung chức năng nhiệm vụ và tăng biên chế. Trƣờng hợp các phòng hoạt động không hiệu quả, Trung tâm sẽ xem xét sát nhập hoặc giải thể.

Để thực hiện tốt các vấn đề trên chúng tôi đƣa ra các giải pháp nhƣ sau:

3.3.4.1. Thay đổi cơ chế tuyển dụng để thu hút nhân tài và giảm chi phí đào tạo

Để thu hút đƣợc số lƣợng lớn các cán bộ có trình độ cao và kinh nghiệm trong lĩnh vực Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm có thể sử dụng đƣợc ngay các công nghệ, thiết bị hiện đại và đƣa ra những hƣớng nghiên cứu, ứng dụng có tính khả thi cao; nếu chỉ thực hiện theo hình thức và nội dung thi trong Luật Viên chức hiện nay sẽ khó có thể tuyển dụng đƣợc nhƣ vậy. Chúng tôi xin đƣa ra những giải pháp khắc phục nhƣ sau:

- Hình thức và nội dung thi hiện tại:

+ Hồ sơ dự tuyển sẽ đƣợc tính điểm bằng số điểm tổng kết cuối cùng đƣợc nhân hệ số 1.

+ Hình thức thi tuyển gồm 2 môn: Vấn đáp và thi viết; Nội dung thi viết tập trung kiểm tra sự hiểu biết của các thí sinh về Luật Viên chức, Luật Lao động… thi toàn Sở, kết quả thi môn này đƣợc nhân hệ số 1. Thi Vấn đáp về kiến thức trong ngành dự thi đƣợc giao cho các đơn vị có chỉ tiêu tuyển dụng phỏng vấn theo Hội đồng đã đƣợc thành lập từ trƣớc, kết quả thi môn này đƣợc nhân hệ số 2.

Với cách ra đề thi Viết nhƣ hiện tại sẽ làm thí sinh mất nhiều thời gian cho việc học thuộc lòng, không thể hiện đƣợc năng lực tƣ duy tổng hợp và sáng tạo. Với phần thi chuyên môn chỉ có vấn đáp sẽ không thể tuyển đƣợc các cán bộ có kỹ năng thực hành và tay nghề thực sự. Đề khắc phục những bất cập đó chúng tôi đề xuất thay đổi phƣơng án thi nhƣ sau:

- Bƣớc sơ tuyển hồ sơ: bổ sung thêm các tiêu chuẩn tuyển chọn, yêu cầu chỉ tuyển chọn các thí sinh phải tốt nghiệp đúng chuyên ngành và có ít nhất một năm kinh nghiệm trong lĩnh vực mà đối tƣợng thi vào. Ví dụ thí sinh thi vào phòng nghiên cứu Công nghệ sinh học phải có ít nhất một năm kinh nghiệm nghiên cứu tại các phòng nghiên cứu CNSH, Nông nghiệp, Dƣợc hoặc Môi trƣờng.

Ƣu tiên cộng điểm cho một số trƣờng hợp:

+ Các thí sinh tốt nghiệp loại giỏi, các thí sinh tốt nghiệp loại khá tại các trƣờng kỹ thuật của nƣớc ngoài, các thí sinh có bằng sau đại học là Thạc sỹ (cộng 10 điểm theo thang điểm 100) và có bằng Tiến sỹ (cộng 20 điểm).

+ Các thí sinh có từ 05 kinh nghiệm trở lên (cộng 10 điểm)

+ Các thí sinh có các công trình hoặc tham gia các công trình nghiên cứu KH&CN có liên quan đến chuyên ngành cần tuyển đã đoạt giải trong các cuộc thi chuyên ngành.

Khoa học và Công nghệ, luật Chuyển giao công nghệ, luật Sở Hữu trí tuệ… sẽ đƣa dƣới dạng câu trắc nghiệm.

- Sau khi các thí sinh đã đỗ đƣợc ở các vòng thi xét tuyển hồ sơ, thi lý thuyết và vấn đáp kiến thức chuyên ngành sẽ đƣợc tham gia vòng thi thực hành trên các máy móc, thiết bị phòng thí nghiệm, xƣởng thực nghiệm, xƣởng sản xuất để chọn đƣợc các cán bộ không chỉ có kiến thức tốt mà còn có kinh nghiệm trong nghiên cứu và triển khai thực nghiệm.

- Hội đồng tuyển dụng phải đúng chuyên môn (có thể thuê từ các đơn vị ngoài) để nâng cao đƣợc chất lƣợng và loại bỏ dần các yếu tố cá nhân trong tuyển dụng.

3.3.4.2. Phát triển và sử dụng nguồn nhân lực

Nhân lực là yếu tố quyết định đối với sự phát triển của một tổ chức, đặc biệt là nguồn nhân lực trong hoạt động KH&CN, đây là nguồn nhân lực đòi hỏi chuyên môn và học vấn chất lƣợng cao, do đó cần phát triển và sử dụng nhân lực KH&CN một cách có hiệu quả. Để tổ chức KH&CN đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra thì vấn đề cốt lõi là phải giải phóng đƣợc tiềm năng, phát huy tính chủ động sáng tạo của nhà khoa học và gắn họ với thực tiễn sản xuất và đời sống.

Một số biện pháp nhằm phát huy tính tự giác, vai trò cá nhân, tính sáng tạo, sự tự chủ của nhà khoa học:

Để phù hợp với đặc điểm của cơ quan hoạt động KH&CN và nhằm phát huy tính tự giác, vai trò cá nhân, tính sáng tạo, sự tự chủ của nhà khoa học cần có những giải pháp sau:

- Quản lý dựa trên hoạt động tự giác của đối tƣợng quản lý không cần quá chặt chẽ với những quy định mang tính ép buộc cán bộ nghiên cứu phải tuân thủ tiêu chuẩn xác định về thời gian, địa điểm làm việc,… và thay vào đó

là coi trọng các biện pháp khuyến khích tính tự giác của đối tƣợng quản lý. - Coi trọng vai trò cá nhân nhà KH&CN, việc coi trọng vai trò cá nhân đòi hỏi phải có một cách thức quản lý linh hoạt. Trong đơn vị tính tự chủ của đơn vị chủ yếu đƣợc thể hiện qua thủ trƣởng đơn vị, do đó cần có biện pháp để quyền của thủ trƣởng đơn vị không mâu thuẫn với vai trò của nhà khoa học nói chung, cần chú ý hoà nhập tối đa giữa ngƣời lãnh đạo và cán bộ nghiên cứu.

- Cần khuyến khích các cán bộ tăng cƣờng khả năng nghiên cứu gắn kết với áp dụng kết quả vào sản xuất và đời sống xã hội, quan tâm nhiều đến ứng dụng thực tiễn kết quả nghiên cứu, thậm chí, trực tiếp chuyển sang sản xuất nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Khuyến khích và cho phép các cán bộ nghiên cứu thực hiện những hoạt động gắn với sản xuất và kinh doanh.

- Ƣu đãi, trọng dụng ngƣời tài, phân biệt trong đội ngũ cán bộ nghiên cứu chọn ra những ngƣời thực sự xuất sắc về mặt khoa học và có các chế độ dành riêng cho họ.

- Liên kết với các đơn vị NC&TK hoặc thông qua các chƣơng trình, dự án nghiên cứu KH&CN trong và ngoài nƣớc, mở rộng và chủ động hợp tác với các Trƣờng Đại học Kỹ thuật để nâng cao trình độ nghiên cứu và kỹ năng thực hành cho các cán bộ của Trung tâm.

- Nâng cao thu nhập của nhà khoa học bằng lƣơng và phụ cấp, cố gắng bố trí mức lƣơng của cán bộ cao hơn mặt bằng lƣơng của giới công chức.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp khắc phục rào cản của các đơn vị nghiên cứu và triển khai quy mô nhỏ khi chuyển đổi theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Nghiên cứu trường hợp của Trung tâm CNSH&CNTP Hà Nội (Trang 76)