Từ phía Trung tâm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp khắc phục rào cản của các đơn vị nghiên cứu và triển khai quy mô nhỏ khi chuyển đổi theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Nghiên cứu trường hợp của Trung tâm CNSH&CNTP Hà Nội (Trang 60)

3.2.1.1. Từ cơ sở vật chất

Dự án xây dựng Trung tâm ở Đông Anh mặc dù đã có chủ trƣơng và kế hoạch từ năm 2008, đến năm 2013 Dự án đƣợc phê duyệt và có lộ trình xây dựng từ năm 2014. Nhƣng cho đến thời điểm hiện tại vẫn chƣa có nguồn kinh phí để triển khai. Quá trình chậm tiến độ xây dựng Trung tâm đã ảnh hƣởng đến quá trình thực thi đề án chuyển đổi sang mô hình tự chủ tự chịu trách nhiệm của Trung tâm.

Hơn nữa, ở thời điểm hiện tại Trung tâm đang đặt trụ sở tại Khu A4, Đền Lừ 2, Hoàng Mai, Hà Nội là một khu chung cƣ cao tầng, không phù hợp cho một đơn vị nghiên cứu và triển khai ứng dụng, sản xuất sản phẩm dẫn đến làm giảm khả năng hoạt động của Trung tâm.

Đầu tƣ cho CNSH&CNTP đòi hỏi phải lâu dài cho các hoạt động nghiên cứu triển khai, bên cạnh đó là chính sách đào tạo, nâng cao năng lực và tiềm lực nghiên cứu. Ngoài khả năng nội lực công nghệ nội sinh thì phần lớn vẫn

phải nhập khẩu công nghệ và thiết bị hiện đại tạo khả năng nắm bắt nhanh sự biến đổi công nghệ của thế giới. Thực tế, trong thời gian qua nguồn kinh phí đầu tƣ còn bị hạn chế, không tập trung, dàn trải và không dứt điểm. Kinh nghiệm trong đầu tƣ còn bị hạn chế, nguồn vốn chủ yếu từ NSNN, chƣa khai thác khả năng đầu tƣ của các loại hình kinh tế khác để khác để phát triển CNSH. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì mức độ đầu tƣ cho nghiên cứu phát triển và ứng dụng CNSH trong CNCB của Việt Nam còn ở mức rất thấp so với thế giới và các nƣớc trong khu vực. Thực trạng đối với trang thiết bị của Trung tâm hiện nay, hầu hết đều đã cũ và hỏng không thể đáp ứng đƣợc những nghiên cứu cần thiết trong lĩnh vực Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm.

3.2.1.2. Từ bộ máy quản lý

Từ tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của Sở KH&CN cho thấy rằng Trung tâm hiện này vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào cơ quan quản lý trực tiếp, chƣa có sự chủ động trong quá trình hoạt động. Về mô hình tổ chức và phƣơng thức hoạt động vẫn gặp phải nhiều bất cập, chƣa đƣợc chủ động trong công tác tuyển dụng, chủ động trong kinh phí phục vụ công tác quản lý, công tác đầu tƣ, thực hiện nhiệm vụ, đề tài, dự án phù hợp với năng lực của Trung tâm.

Hiện nay, cán bộ lao động của Trung tâm không phải là do ngƣời sử dụng lao động (Giám đốc Trung tâm) tuyển dụng mà do Giám đốc Sở tuyển dụng hoặc đào tạo nên chƣa thực sự bám sát yêu cầu công việc và công tác chuyên môn của đơn vị (Ví dụ về tuyển dụng cho thấy toàn bộ cán bộ của Trung tâm là do Sở KH&CN tổ chức tuyển dụng, nội dung thi nặng lý thuyết, không thi thực hành nên phần lớn là không tuyển dụng đƣợc các cán bộ có kinh nghiệm thực hành.) Mặt khác vì đƣợc Sở ký hợp đồng tuyển dụng và làm việc nhƣ cán bộ quản lý nhà nƣớc nên có rất nhiều điểm hạn chế nhƣ:

+ Hiệu quả chỉ đạo của Lãnh đạo Trung tâm đối với hoạt động NC&TK đối với đơn vị, hoạt động quản lý cán bộ, viên chức không cao. Điều này thể hiện ở việc Trung tâm bị thay đổi trụ lãnh đạo đã không kịp thời đƣa ra các giải pháp để duy trì đƣợc hoạt động NC&TK dẫn đến đơn vị bị sụt giảm lớn (Công nghệ đƣợc chuyển giao giảm từ 5 xuống 3; đề tài, dự án giảm từ 12 xuống 10; sản xuất sản phẩm giảm dần từ 5 sản phẩm còn 2 sản phẩm, một số hoạt động dịch vụ còn bị biến mất…)

+ Sức ì và khả năng làm việc của cán bộ viên chức kém do việc bao cấp không làm vẫn hƣởng lƣơng. Vấn đề này thể hiện ở số lƣợng các ý tƣởng nghiên cứu, các hoạt động ứng dụng không nghệ hàng năm không tăng, giữ vai trò chủ nhiệm các đề tài, dự án chỉ tập trung liên tục ở hai, ba cá nhân mà không thể mở rộng ra toàn bộ cán bộ nghiên cứu của Trung tâm.

3.2.1.3. Từ nguồn nhân lực

Trong thời gian qua, mặc dù Trung tâm đã có đƣợc những thành tựu nhất định về chất lƣợng và số lƣợng nguồn nhân lực, nhƣng nhìn chung vẫn còn nhiều mặt yếu kém. Còn có khoảng cách khá xa so với các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp nƣớc ngoài về mặt quản trị nguồn nhân lực, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu là nền tảng và động lực phát triển KT-XH của tỉnh.

Về trình độ nhân lực hầu hết các đơn vị Nghiên cứu và Triển khai quy mô nhỏ ở Việt Nam nói chung và của Trung tâm CNSH&CNTP Hà Nội nói riêng đều gặp những hạn chế lớn nhƣ sau:

- Thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, thiếu công nhân kỹ thuật lành nghề. Cán bộ khoa học và kỹ thuật viên lành nghề của CNSH nói chung và CNSH trong CNCB còn quá ít cả về số lƣợng và chất lƣợng, hạn chế về trình độ khi tiếp cận CNSH hiện đại; thiếu các chuyên gia đầu ngành có trình độ cao dẫn đến việc đào tạo, chƣơng trình đào tạo chuyên ngành

CNSH chƣa bắt kịp với tốc độ phát triển nhanh của CNSH hiện đại trên thế giới (trình độ lao động của Trung tâm: 0% tiến sỹ, 21% có trình độ thạc sỹ, 47% có trình độ đại học nhƣng phần lớn là các cán bộ sắp đến tuổi nghỉ hƣu và cán bộ trẻ, mới ra trƣờng chƣa có kinh nghiệm NC&TK).

- Hạn chế về tƣ duy, làm chủ khoa học của đội ngũ cán bộ nghiên cứu KH&CN nói chung và lĩnh vực CNSH&CNTP nói riêng. Cán bộ khoa học còn chậm thay đổi về tƣ duy, thay đổi tác phong công nghiệp, còn mang nặng tính bao cấp, tính xin cho, ít năng động, thụ động trong nghiên cứu và triển khai (nguồn kinh phí thực hiện các đề tài, dự án của Trung tâm vẫn hoàn toàn từ NSNN và chƣa khai thác đƣợc từ các nguồn quỹ của Doanh nghiệp và của các tổ chức quốc tế, ít các í tƣởng mới mẻ và sáng tạo…)

- Lực lƣợng cán bộ trẻ chƣa nhiều kinh nghiệm nên khả năng tổ chức sản xuất, kinh doanh còn hạn chế (các sản phẩm của Trung tâm trong nhiều năm đều không tăng về sản lƣợng và doanh thu do không mở rộng đƣợc thị trƣờng và quy mô sản xuất).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp khắc phục rào cản của các đơn vị nghiên cứu và triển khai quy mô nhỏ khi chuyển đổi theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Nghiên cứu trường hợp của Trung tâm CNSH&CNTP Hà Nội (Trang 60)