Chủ trương chung của Nhà nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp khắc phục rào cản của các đơn vị nghiên cứu và triển khai quy mô nhỏ khi chuyển đổi theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Nghiên cứu trường hợp của Trung tâm CNSH&CNTP Hà Nội (Trang 53)

Những năm gần đây, nhằm tháo gỡ khó khăn cho các tổ chức KH&CN, giảm bớt tình trạng kết quả nghiên cứu bị buông lỏng, “xếp vào ngăn kéo”, nghiên cứu không gắn kết với yêu cầu thực tiễn cuộc sống; tình trạng trông chờ ỷ lại vào Nhà nƣớc; thiếu tính năng động, sáng tạo…; Nhà nƣớc đã ban hành một số chính sách theo hƣớng mở rộng quyền tự chủ cho các tổ chức KH&CN. Tuy nhiên những thay đổi trong thời gian qua vẫn chƣa kiên quyết dứt bỏ đƣợc cơ chế bao cấp và còn thiếu mạnh dạn khi giao quyền quyết định cho các tổ chức KH&CN. Tình trạng lãng phí chất xám, hiệu quả nghiên cứu thấp, đời sống của những ngƣời hoạt động trong lĩnh vực KH&CN còn gặp nhiều khó khăn… vẫn tiếp tục diễn ra. Nhằm khắc phục triệt để những nhƣợc điểm trên, ngày 5/9/2005, chính phủ đã ban hành nghị định 115/2005/NĐ-CP, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với tổ chức KH&CN Nhà nƣớc

hoạt động nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lƣợc và chính sách, nghiên cứu các lĩnh vực khoa học và công nghệ trọng điểm và một số lĩnh vực khác. Kèm theo Nghị định 115 các chủ trƣơng trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các tổ chức khoa học đã đƣợc thể chế hóa tại các văn bản sau:

+ Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

+ Thông tƣ liên tịch số 12/2006/TTLT/BKHCN-BTC-BNV, ngày 5/6/2006 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 115/2005/NĐ-CP.

+ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/4/2006 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực thi nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệm công lập…

+ Nghị định số 96/2010/NĐ-CP, ngày 20/9/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2005/NĐ-CP.

Riêng quyền tự chủ về nhân sự của các tổ chức khoa học còn đƣợc quy định rõ tại các văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức nhƣ sau:

+ Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nƣớc tiếp tục khẳng định tính tự chủ của thủ trƣởng đơn vị sự nghiệp trong việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức…

Vấn đề tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN thể hiện trong các nội dung sau:

- Tự chủ về hoạt động khoa học và công nghệ: các tổ chức KH&CN phải có trách nhiệm thực hiện tốt các nhiệm vụ Nhà nƣớc giao; đồng thời tự chủ

luật (liên kết, hợp tác, ký hợp đồng nghiên cứu và dịch vụ khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ…)

- Tự chủ về tài chính: Nhà nƣớc bảo đảm kinh phí hoạt động để thực hiện nhiệm vụ Nhà nƣớc giao theo phƣơng thức khoán chi quỹ lƣơng, hoạt động bộ máy và kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Các tổ chức này đƣợc tự chủ trong việc sử dụng các nguồn thu khác từ hợp đồng khoa học và công nghệ với các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nƣớc và nƣớc ngoài.

- Tự chủ về quản lý nhân sự: thực hiện phân cấp và trao quyền tự chủ nhân sự cho tổ chức khoa học và công nghệ của Nhà nƣớc trên cơ sở thực hiện chế độ viên chức và hợp đồng lao động đối với cán bộ khoa học và công nghệ. Đổi mới cơ chế quản lý nhân lực KH&CN nhằm phát huy tối đa tiềm năng sáng tạo của đội ngũ cán bộ KH&CN; tạo động lực vật chất và tinh thần, thực hiện chế độ thù lao, đãi ngộ theo mức độ cống hiến và các chính sách khuyến khích khác đối với cán bộ KH&CN. Nội dung này thể hiện thông qua việc tăng quyền tự chủ về quản lý nhân lực của các tổ chức KH&CN.

- Tự chủ về quan hệ hợp tác quốc tế: phân cấp mạnh hơn nữa cho các tổ chức KH&CN trong việc cử cán bộ KH&CN ra nƣớc ngoài, thuê chuyên gia nƣớc ngoài thực hiện nghiên cứu, đào tạo, tƣ vấn KH&CN và đảm nhiệm chức vụ quản lý trong các tổ chức KH&CN thuộc các lĩnh vực do Nhà nƣớc quy định.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp khắc phục rào cản của các đơn vị nghiên cứu và triển khai quy mô nhỏ khi chuyển đổi theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Nghiên cứu trường hợp của Trung tâm CNSH&CNTP Hà Nội (Trang 53)