Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp khắc phục rào cản của các đơn vị nghiên cứu và triển khai quy mô nhỏ khi chuyển đổi theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Nghiên cứu trường hợp của Trung tâm CNSH&CNTP Hà Nội (Trang 80)

Tự chủ và tự chịu trách nhiệm đối với các tổ chức NC&TK nói chung và của Trung tâm Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm Hà Nội nói riêng là nhằm tăng cƣờng gắn kết nghiên cứu với sản xuất, nâng cao khả năng khai

chủ, tự chịu trách nhiệm cần có những định hƣớng đổi mới trong hoạt động của các tổ chức NC&TK: Gắn kết nghiên cứu với sản xuất trên cơ sở phát huy tính chủ động thực sự của tổ chức KH&CN, gắn kết nghiên cứu với sản xuất thông qua thống nhất giữa lợi ích và ý thức trách nhiệm của bản thân các tổ chức KH&CN, tăng cƣờng tiềm lực KH&CN trên cơ sở phát huy toàn diện các mặt, phát huy năng lực của tổ chức KH&CN,…

3.3.5.1. Hoạt động phục vụ quản lý nhà nước

Trung tâm Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm Hà Nội là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở KH&CN và phƣơng án chuyển đổi của đơn vị theo khoản 1, điều 4 của Nghị định 115 nên trong hoạt động của đơn vị phải xác định nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng nhất của đơn vị là thực hiện nhiệm vụ hàng năm và nhiệm vụ đột xuất do Sở KH&CN giao.

Trƣớc khi chuyển đổi, Trung tâm cũng thực hiện các nhiệm vụ trên tuy nhiên theo phƣơng thức giao kinh phí hoạt động thƣờng xuyên theo số biên chế đƣợc giao hàng năm. Phƣơng pháp giao kinh phí này có nhiều nhƣợc điểm khiến đơn vị hoạt động gần nhƣ bao cấp do vậy sau khi chuyển đổi hoạt động, Sở KH&CN sẽ cấp kinh phí hàng năm thông qua giao khoán đầu công việc đã đƣợc xây dựng dựa trên kế hoạch và dự toán đƣợc duyệt. Đơn vị tự chủ động sử dụng kinh phí thông qua trả lƣơng khoán cho từng hạng mục công việc, nhƣ vậy đối với mỗi cán bộ, nhân viên đều cần có sự cố gắng trong công việc để nâng cao thu nhập của chính mình.

Để thuận lợi trong xây dựng kế hoạch của đơn vị và xác định rõ nhiệm vụ chính trị của mình, trong quá trình xây dựng đề án, phê duyệt lại chức năng nhiệm vụ đơn vị sẽ làm rõ các đầu nhiệm vụ phục vụ quản lý nhà nƣớc để trình Thành phố phê duyệt và xây dựng định mức kinh phí cho các đầu công việc đó, từ đó hàng năm sẽ có một nguồn kinh phí cấp ổn định cho các hoạt động này.

Các hoạt động cần đảm bảo cấp kinh phí thƣờng xuyên bao gồm: - Nghiên cứu các nhiệm vụ do Thành phố giao.

- Duy trì hoạt động của phòng thí nghiệm công nghệ sinh học, phòng nuôi cấy mô tế bào nhằm nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ sinh học, tạo các giống cây mới từ nuôi cấy mô tế bào, bảo tồn giống và giữ gen các loại cây quý, hiếm mang tính đặc trƣng của Thành phố, phòng Phân tích, kiểm tra chất lƣợng ANVSTP trên địa bàn Thủ đô.

- Tổ chức thử nghiệm, khảo nghiệm, xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ sinh học, các tiến bộ mới trong sản xuất thực phẩm, nông nghiệp, trong bảo vệ môi trƣờng, tiết kiệm năng lƣợng và sản xuất sạch hơn.

- Các hoạt động khác theo sự phân công của nhà nƣớc để thực hiện các nhiệm vụ thƣờng xuyên, các nhiệm vụ đột xuất.

3.3.5.2. Hoạt động dịch vụ

Kinh phí nhà nƣớc cấp cho các hoạt động phục vụ quản lý nhà nƣớc chỉ đủ để có thể duy trì một phần hoạt động của đơn vị, do vậy để phát triển đƣợc, Trung tâm cần phải dựa vào các hoạt động dịch vụ để tạo ra các nguồn thu khác. Hoạt động dịch vụ của đơn vị hiện tại còn rất yếu do nhiều nguyên nhân từ con ngƣời, hạ tầng, đến điều kiện thị trƣờng cũng nhƣ lĩnh vực hoạt động. Nhƣ vậy sau khi chuyển đổi cần phải đổi mới và khắc phục các vấn về trên thì mới nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

- Nguyên tắc và tiếp cận triển khai hoạt động dịch vụ:

+ Xuất phát từ nhu cầu thị trƣờng, tiến hành tất cả các hình thức, các sản phẩm dịch vụ khi có thể thực hiện và có lãi. Để đảm bảo có lãi, tất cả các sản phẩm, dịch vụ đều phải xuất phát từ nhu cầu thị trƣờng, khả năng thực hiện của đơn vị. Muốn vậy đơn vị cần phải làm tốt khâu marketing sản phẩm, dịch

marketing, đây là vấn đề này lâu nay ít đƣợc chú trọng.

+ Chú trọng triển khai và phát huy sản phẩm, tiềm năng sẵn có, ví dụ nhƣ những sản phẩm đã đƣợc Nhà nƣớc giao khoán nhiệm vụ, các sản phẩm có đƣợc từ việc thực hiện các đề tài, dự án KH&CN, các sản phẩm do đơn vị tự khai thác và đã có sản phẩm ở mức độ nhất định, chúng ta chỉ làm thêm giá trị gia tăng hoặc tăng số lƣợng.

+ Trong thời gian trƣớc mắt, chọn ƣu tiên những sản phẩm, dịch vụ dễ làm, có thể làm ngay mà không cần đầu tƣ tiềm lực nhiều.

+ Về lâu dài, phát triển những sản phẩm, dịch vụ có tiềm năng phù hợp thế mạnh của Trung tâm. Những sản phẩm thế mạnh là những sản phẩm mà các đơn vị ở các ngành khác, địa phƣơng khác khó có thể cạnh tranh.

- Các hƣớng dịch vụ, sản phẩm cần quan tâm nhất: + Dịch vụ tập huấn, đào tạo kỹ thuật.

Tập huấn và đào tạo kỹ thuật là một tiềm năng lớn cần đƣợc khai thác bởi lợi thế của đơn vị bởi vì khi thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, các dự án, đề tài có các công nghệ mới, các tiến bộ kỹ thuật mới đƣợc tổ chức khảo nghiệm, thử nghiệm hoặc xây dựng mô hình trình diễn cho nên nếu kết hợp trong quá trình đào tạo tập huấn rất tốt vì ngoài lý thuyết các học viên sẽ đƣợc thực tập thực tế ngay tại các mô hình. Với điều kiện hạ tầng và trang thiết bị khoa học của Trung tâm đã có hoặc sẽ đƣợc đầu tƣ trong thời gian tới thì các học viên đƣợc tiếp cận mới các trang thiết bị hiện đại mà ít đơn vị trong Hà Nội và các tỉnh có đƣợc.

+ Dịch vụ chuyển giao công nghệ

Chuyển giao công nghệ vừa là nhiệm vụ của đơn vị vừa là lĩnh vực dịch vụ nếu biết khai thác sẽ tạo nguồn thu đáng kể bởi vì nhu cầu về đổi mới công nghệ ngày một tăng để đáp ứng các thay đổi về nhu cầu của thị trƣờng. Trong

một thị trƣờng rất khó lƣờng và phức tạp nhƣ mua bán công nghệ thì các doanh nghiệp rất cần một đơn vị tin tƣởng đƣợc để làm trung gian trong môi giới, đàm phán hoặc tƣ vấn để tránh những rủi ro trong mua bán. Ngoài việc thực hiện các hợp đồng môi giới, tƣ vấn chuyển giao công nghệ, đơn vị cũng cần phải sở hữu, làm chủ một số công nghệ mới theo nhu cầu của thị trƣờng và nhiều đối tƣợng cần để tổ chức chuyển giao thứ cấp kết hợp với đào tạo tập huấn.

+ Dịch vụ cung cấp vật tƣ khoa học

Hiện nay nhu cầu thị trƣờng về các vật tƣ kỹ thuật, các trang thiết bị khoa học ngày càng cao ví dụ nhƣ các vật tƣ hoá chất, các thiết bị đo lƣờng thử nghiệm, các giống cây, giống con mới phục vụ trong các lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. Lĩnh vực này trƣớc đây là thế mạnh của đơn vị do đó cần đƣợc quan tâm để phục hồi lại.

+ Dịch vụ cung cấp các sản phẩm KH&CN

Hoạt động này mang lại rất nhiều lợi ích bởi vì các sản phẩm của đơn vị cung cấp thƣờng là các sản phẩm thực phẩm, thực phẩm chức năng, các phụ gia cho ngành Thực phẩm, Môi trƣờng, các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ (phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh, phân bón đa chức năng…), nấm ăn, nấm dƣợc liệu, rau sạch…. các loại chế phẩm sinh học an toàn phục vụ xử lý chất thải trong chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, các chế phẩm kích thức phân huỷ, cải tạo đất, cải tạo môi trƣờng… Việc cung cấp các sản phẩm này có nhiều tác dụng nhƣ: Quảng bá đƣợc các sản phẩm an toàn bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trƣờng giúp ngƣời dân dần có ý thức trong việc sử dụng các sản phẩm sạch và góp phần làm giảm các sản phẩm có nhiều tác dụng phụ cung cấp trên thị trƣờng; Góp phần đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng, nhân nhanh kết quả các đề tài, dự án đƣa các sản phẩm của các dự án hiệu quả vào

có nguồn thu nhất định thông qua các hoạt động này, đảm bảo một phần đầu ra nhằm đẩy mạnh lĩnh vực sản xuất của đơn vị.

3.3.5.3. Tăng cường marketing

Là đơn vị trên địa bàn Thủ đô – Trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của cả nƣớc, Trung tâm sẽ gặp nhiều thuận lợi vì có một thị trƣờng Khoa học Công nghệ rộng mở, nhƣng cũng là một thách thức lớn vì gặp nhiều đối thủ lớn. Vì thế, việc hình thành, tăng cƣờng và chuyên nghiệp marketing cho Trung tâm rất cần thiết. Qua kinh nghiệm của các đơn vị, xuất phát từ sự cần thiết thực tế cho thấy rằng đơn vị cần đặc biệt tăng cƣờng công tác marketing, từ đó có thể nắm bắt đƣợc thị trƣờng và có cơ sở để điều chỉnh hoạt động, nâng cao chất lƣợng sản phẩm hoặc tạo lập sản phẩm mới một cách kịp thời, hiệu quả.

Các phƣơng án tăng cƣờng marketting bao gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Lập trang Web chào bán sản phẩm cũng là một việc cần phải sớm thực hiện, nhất là trong bối cảnh phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông. Công cụ này sẽ cung cấp thông tin đầy đủ về sản phẩm, từ đó có thể vƣơn xa ra các thị trƣờng khác.

+ Cần có một số công nghệ chủ đạo, phù hợp với nhu cầu thị trƣờng và cần có một số sản phẩm khoa học có chất lƣợng tốt mang tính đặc trƣng và độc đáo nhằm quảng bá phát triển nâng cao tính thƣơng mại của sản phẩm.

+ Xây dựng sàn giao dịch công nghệ, thiết bị, nhân lực khoa học, vốn đầu tƣ đổi mới công nghệ làm nơi tổ chức các giao dịch KH&CN trong thành phố cũng nhƣ các tỉnh khác góp phần thúc đẩy và hình thành thị trƣờng chuyển giao KH&CN của Thủ đô và của cả nƣớc.

+ Tham gia các hội chợ triển lãm, chợ công nghệ và thiết bị, các sàn giao dịch công nghệ đƣợc tổ chức hàng năm.

+ Xây dựng thị trƣờng KH&CN trong thành phố thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ công ích đƣợc nhà nƣớc giao.

+ Phát huy có hiệu quả chuyên mục về KH&CN đƣợc phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình.

* Kết luận chƣơng 3

Các giải pháp đƣa ra giúp cho việc thực hiện việc chuyển đổi hoạt động KH&CN của Trung tâm theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm một cách đúng đắn, có lộ trình, phù hợp với thực tiễn, nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN của Trung tâm.

Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm sẽ đƣợc sửa đổi, bổ sung phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới, trong đó có việc phân định rõ các nhiệm vụ thƣờng xuyên do nhà nƣớc giao nhằm phục vụ công tác nghiên cứu và triển khai của đơn vị, nhiệm vụ giao đột xuất nhằm giải quyết các vấn đề của đơn vị.

Cơ cấu tổ chức, bộ máy của đơn vị đƣợc hoàn thiện, bố trí lại các phòng chức năng đảm bảo tính năng động để thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng và nhiệm vụ đƣợc giao. Các bộ phận chức năng đƣợc xây dựng sẽ đảm bảo sự thống nhất trong việc phối hợp với các Trung tâm khác và thống nhất trong thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.

Việc phát triển và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực sẽ là cơ hội để Trung tâm kiện toàn lại cơ cấu nguồn nhân lực hiện có. Trung tâm có thể chủ động trong tuyển dụng nhân lực phù hợp phục vụ các nhiệm vụ và hợp tác với các nhà khoa học nhằm thực hiện các công việc có yêu cầu chuyên môn cao.

Với giải pháp chuyển đổi hoạt động KH&CN, Trung tâm sẽ đáp ứng yêu cầu thực hiện tốt nhiệm vụ phục vụ quản lý nhà nƣớc đƣợc sở KH&CN giao,

cao tiềm lực của đơn vị gồm cả cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và tài chính từ việc tăng cƣờng khả năng hoạt động dịch vụ.

Để các giải pháp phát huy đƣợc hiệu quả, cần có sự ủng hộ của nhà nƣớc, sự quan tâm của xã hội và quyết tâm đổi mới của đơn vị, phát huy hết những lợi thế sẵn có và hạn chế tối đa những hạn chế nhƣ cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, cơ cấu tổ chức bất hợp lý.

KẾT LUẬN

1. Trên cơ sở lý luận chung, qua phân tích hoạt động của các đơn vị NC&TK có thể khẳng định tầm quan trọng của Nghị định 115 đối với các tổ chức NC&TK là rất lớn, nó là một “bƣớc đột phá” trong công tác tổ chức và hoạt động của các tổ chức hoạt động KH&CN, giúp cải tổ lại hoạt động nghiên cứu khoa học của đất nƣớc vốn từ lâu nay sống chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nƣớc và đƣợc cho là hiệu quả nghiên cứu thấp, tính ứng dụng kém. Dựa trên tinh thần Nghị định 115 và các văn bản liên quan, học viên nhận thấy để Trung tâm Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm Hà Nội phát triển đƣợc phải có sự chuyển đổi tổ chức và hoạt động đảm bảo những điều kiện bắt buộc mới có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ mới.

2. Từ việc phân tích thực trạng tổ chức, bộ máy, nhân lực và hoạt động của Trung tâm Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm Hà Nội trong những năm gần đây, so sánh với những điều kiện cần thiết ở trên nhận thấy việc chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo tinh thần Nghị định 115 là đồng nghĩa với việc tái cấu trúc lại toàn bộ đơn vị cả về chức năng nhiệm vụ, cả về cơ cấu bộ máy, nhân lực, định hƣớng hoạt động, xây dựng sản phẩm, tiếp cận thị trƣờng… từ đó làm thay đổi hoàn toàn về cách nghĩ, cách làm, phá bỏ sự trì trệ, quan liêu, hành chính đã thành cố hữu trong mọi hoạt động từ trƣớc đến nay.

3. Thực hiện Nghị định 115 là bƣớc đi mới vừa là thời cơ vừa là thách thức. Việc dựa trên Đề án chuyển đổi mô hình và Dự án đầu tƣ của thành phố Hà Nội cho Trung tâm trong những năm tới để đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm Hà Nội nhƣ: xây dựng lộ trình chuyển đổi phù hợp với tình

triển và sử dụng nguồn nhân lực; chuyển đổi về hoạt động sẽ góp phần giúp quá trình chuyển đổi của đơn vị đƣợc thuận lợi hơn. Các giải pháp này gợi ý giúp Trung tâm có những lựa chọn hợp lý trong quá trình kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ, xây dựng định hƣớng hoạt động trƣớc khi chuyển đổi, giải pháp cho nguồn nhân lực và nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ (2006), Thông tư liên tịch số 12/2006/TT-BKHCN-BTC-BNV hướng dẫn thực hiện Nghị định 115/2005 ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Thông tư liên tịch số 12/2006/TTLT/BKHCN-BTC-BNV ngày 5/6/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 115/2005/NĐ-CP

3. Chính phủ, Nghị định 96/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2010 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

4. Chính phủ, Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp khắc phục rào cản của các đơn vị nghiên cứu và triển khai quy mô nhỏ khi chuyển đổi theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Nghiên cứu trường hợp của Trung tâm CNSH&CNTP Hà Nội (Trang 80)