Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực du lịch

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Lào Cai ( Võ Quốc Thắng ) (Trang 112)

Kinh tế du lịch là ngành phụ thuộc nhiều vào yếu tố con người so với các ngành kinh tế khác, do vậy việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành đòi hỏi khá khắt khe, lao động trong ngành kinh tế du lịch ngoài việc phải có chuyên môn, nghiệp vụ cao còn đòi hỏi phải có những kỹ năng giao tiếp, thuyết phục được những nhóm khách hàng khác nhau. Việc làm hài lòng khách hàng không chỉ đòi hỏi người lao động có kỹ năng nghề nghiệp cao về kỹ thuật thực hiện công việc mà còn ở chỗ gây được sự tín nhiệm, niềm tin cao với khách hàng. Vì vậy, việc phát triển nguồn nhân lực cho ngành kinh tế du lịch luôn là vấn đề quan trọng và cấp thiết. Để đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, ngành kinht tế du lịch Lào Cai cần phải thực hiện nhiều giải pháp, trong đó cần trú trọng mấy giải pháp sau:

Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhằm nâng cao nhận thức cho bản thân người lao động về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của ngành kinh tế du lịch đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để từ đó giao dục ý thức học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động.

Thứ hai, tăng cường quản lý về công tác đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Để làm được điều đó cần có định hướng đúng đắn cho các

trường trung cấp Văn hoá Nghệ thuật Lào Cai). Vấn đề này có ý nghĩa quan trọng trong công tác quy hoạch phát triển các loại hình du lịch gắn với củng cố sắp xếp lại các cơ sở phục vụ kinh doanh du lịch và việc đưa ra chỉ tiêu đào tạo cho từng loại đối tượng lao động theo yêu cầu phát triển của ngành. Trong công tác tuyển dụng lao động cần tuyển đúng người, đúng việc có chính sách ưu đãi đối với nhân tài. Hàng năm cần tổ chức các cuộc thi tay nghề lễ tân, hướng dẫn viên, nhà kinh doanh giỏi... nhằm thúc đẩy phong trào thi đua và tôn vinh những người lao động giỏi trong ngành du lịch. Mặt khác, tỉnh cần có những chính sách đầu tư đúng mức cho đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch.

Thứ ba, cần đảm bảo tính hợp lý trong cơ cấu đào tạo, chú trọng đào tạo đồng bộ từ nhân viên phục vụ đến cán bộ quản lý kinh doanh, cán bộ khoa học công nghệ, tránh tình trạng chỉ tập trung đào tạo ở bậc đại học mà ít quan tâm đến việc đào tạo nghề, chuyên môn nghiệp vụ, Đồng thời, phải tạo môi trường nghề ở các cơ sở đào tạo sao cho “học đi đôi với hành”. Thực hiện đa dạng hóa các hình thức đào tạo: Kết hợp đào tạo lại, đào tạo mới, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, đào tạo ngắn hạn, dài hạn… cho tất cả các trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, chính trị, giao tiếp, ứng xử, ngoại ngữ. Liên kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp du lịch, gắn đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực du lịch. Xác định cơ cấu đào tạo phù hợp sẽ tránh được sự mất cân bằng cung cầu lao động trên thị trường, không gây lãng phí nguồn lực của xã hội.

Thứ tư, cần tăng cường công tác quản lý lao động trong doanh nghiệp du lịch như: thực hiện tốt việc đóng bảo hiểm cho người lao động, có kế hoạch cụ thể trong việc tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ cho người lao động trong các doanh nghiệp, chỉ tuyển dụng những lao động đã có chứng chỉ được đào tạo nghiệp vụ du lịch. Các doanh nghiệp cần tuyển đội ngũ thuyết minh viên giỏi làm việc tại các di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh được xếp hạng cấp quốc gia. Việc đào tạo và quản lý đội ngũ thuyết minh phải được thực hiện dựa trên các tiêu trí của ngành Văn hóa - Thông tin. Thành lập ban quản lý và khai thác các khu di tích quan trọng để trên cơ sở đó đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch theo hướng chuyên nghiệp hóa các bộ phận nhằm phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội của ngành kinh tế du lịch Lào Cai.

Như vâ ̣y, trong những chặng đường tiếp theo, để đạt được mục tiêu đưa ngành kinh tế du lịch Lào Cai thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng, một trung tâm du lịch có tầm cỡ quốc gia và quốc tế đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: Tiến hành quy hoạch chi tiết một số khu, điểm du lịch; Phát triển kết cấu hạ tầng; Đổi mới về cơ chế chính sách; Tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch; Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch; Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và chủ động điều tiết giá cả sản phẩm du lịch; Mở rộng nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư trong hoạt động phát triển kinh tế du lịch; Phối kết hợp các lực lượng làm du lịch trên địa bàn; Phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch; Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực cho du lịch.

Có thể nói hệ thống giải pháp trên mang tính thiết thực và khả thi. Thực hiện tốt những giải pháp đó chúng ta có quyền hy vọng rằng trong tương lai không xa du lịch Lào Cai sẽ có những bước phát triển đột phá và gặt hái được nhiều thành công hơn nữa, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

KẾT LUẬN

Du lịch là ngành kinh tế có vai trò to lớn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát triển kinh tế du lịch không chỉ nhằm khai thác tiềm năng vốn có của đất nước mà còn là đòi hỏi bức xúc để hội nhập nền kinh tế nước ta với các nền kinh tế trên thế giới trong quá trình phát triển.

Lào Cai với bề dày lịch sử, truyền thống văn hóa đặc sắc và điều kiện tự nhiên phong phú rất thuận lợi cho việc phát triển ngành kinh tế du lịch. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành kinh tế du lịch Lào Cai còn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của địa phương. Thực tiễn đã và đang đặt ra một vấn đề là làm thế nào để ngành kinh tế này thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh trong thời gian tới. Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã quan tâm và lựa chọn vấn đề này để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ.

Sau một thời gian tìm kiếm tư liệu, nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đến nay tác giả đã hoàn thành luận văn với những nội dung chủ yếu sau đây:

- Làm rõ các khái niệm du lịch và kinh tế du lịch, phân tích đặc điểm của hoạt động kinh tế du lịch, nội dung phát triển kinh tế du lịch và tiêu chí đánh giá, điều kiện phát triển kinh tế du lịch, xu hướng phát triển, vai trò của ngành kinh tế du lịch trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và phân tích sự cần thiết phát triển du lịnh ở tỉnh Lào Cai nói riêng.

- Nêu và phân tích tiềm năng, thế mạnh của ngành du lịnh Lào Cai, thực trạng phát triển ngành kinh tế du lịch trên địa bàn từ năm 1991 đến nay. Vạch rõ những tiềm năng, chỉ ra những tồn tại, hạn chế về các mặt chất lượng sản phẩm du lịch, tốc độ phát triển, khả năng hội nhập của ngành… và những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan dẫn đến những tồn tại, hạn chế của ngành kinh tế du lịch Lào Cai. Tác giả đã nhận thấy một thực tế là tiềm năng phát triển ngành kinh tế du lịch Lào Cai rất lớn, nhưng quy mô, chất lượng và hiệu quả hoạt động du lịch vẫn còn thấp.

- Từ kết quả nghiên cứu lý luận và phân tích thực tiễn ở chương 1 và chương 2, tác giả đã đưa ra phương hướng và giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Lào Cai trong thời gian tới. Các giải pháp tập trung vào là:

Tiến hành quy hoạch chi tiết một số khu, điểm du lịch; Phát triển kết cấu hạ tầng; Đổi mới về cơ chế chính sách; Tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch; Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch; Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và chủ động điều tiết giá cả sản phẩm du lịch; Mở rộng nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư trong hoạt động phát triển kinh tế du lịch; Phối kết hợp các lực lượng làm du lịch trên địa bàn; Phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch; Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực du lịch. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao, ngành kinh tế du lịch Lào Cai cần tổ chức thực hiện một cách đồng bộ, có sự kết hợp các giải pháp, vận dụng phù hợp với yêu cầu của ngành và địa phương trong từng giai đoạn cụ thể.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về nguồn thông tin, tư liệu và hạn chế chủ quan nên luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận được những đóng góp quý báu của các nhà khoa học và những ai quan tâm đến vấn đề này. Xin trân trọng cảm ơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Đức Ánh (2002), “Du lịch Ninh Bình phát triển bền vững”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr.17.

2. Nguyễn Thái Bình (2003), “Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr.64.

3. Nguyễn Mạnh Cầm (2002), “Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr.2.

4. Dụng Văn Duy (2004), Du lịch trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Bình Thuận, Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Đính (2003), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr.20.

7. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình Kinh tế du lịch, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội.

8. Phạm Thanh Hà (2003), “Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực du lịch”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (6), tr.35.

9. Bùi Thị Hằng (1999), Phát triển du lịch ở An Giang, Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia, Hà Nội.

10. Phan Quang Huy (2002), “Góp ý kiến để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr.29.

11. Phạm Quang Huy (2004), “Du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (7), tr.10, 49.

12. Đinh Trung Kiên (2003), “Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trước yêu cầu mới”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr.75.

13. Nguyễn Quang Lân (2003), “Khai thác triệt để điều kiện thuận lợi phát triển du lịch”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (1), tr.8.

14. Nguyễn Thị Hoa Lệ (2003), “Để du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (1), tr.16.

15. Bùi Xuân Nhàn (2003), “Đào tạo nguồn nhân lực thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2001 - 2010”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (1), tr.37.

16. Trần Nhạn (1996), Du lịch và kinh doanh du lịch, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.

17. Bích Nhung (2003), “Để du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn”, Tạp chí Thương nghiệp thị trường Việt Nam, (6), tr.34 - 35.

18. Lê Hồng Phương (2003), Kinh tế du lịch ở thị xã Đồ Sơn: thực trạng và giải pháp, Luận văn tốt nghiệp Lý luận Chính trị cao cấp, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

19. Trần Phương (2003), “Bảo tồn văn hóa duyên hải để phát triển du lịch”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (6), tr.41 - 44.

20. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI (2005), kỳ họp thứ 7, Luật du lịch, Hà Nội.

21. Nguyễn Văn Thanh và Đoàn Liêng Viễn (2002), “Phát triển bền vững ở đô thị - một yêu cầu tất yếu”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr.74 - 75.

22. Trần Đức Thanh, “Bàn về du lịch sinh thái”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (6), tr.34.

23. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2000), Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường cho phát triển du lịch, Công ty in Tiến bộ, Hà Nội.

24. Tổng cục Du lịch Việt Nam và Quỹ phát triển bền vững Tây Ban Nha (2003),

Dự án “Xây dựng năng lực cho phát triển du lịch ở Việt Nam”.

25. Tổng cục Du lịch Việt Nam - Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2003), Tài liệu Hội thảo phát triển du lịch bền vững và bảo vệ tài nguyên môi trường, Nghệ

26. Tổng cục Du lịch (2004), Kỷ yếu hội thảo bảo vệ môi trường du lịch, Hà Nội. 27. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2004), Tài liệu Hội thảo xây dựng luật du lịch

Việt Nam, Hà Nội.

28. Trần Ngọc Tư (2000), Phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc: tiềm năng và giải pháp, Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

29. Trường Trung học nghiệp vụ du lịch (1999), Một số vấn đề về nghiệp vụ lữ hành và du lịch (Tài liệu tham khảo lược dịch từ tiếng Anh), Hà Nội.

30. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (1999), Pháp Lệnh Du lịch, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Hướng phát triển vùng du lịch và tuyến du lịch

* Phát triển theo vùng (4 vùng du lịch)

- Vùng 1, thành phố Lào Cai và một phần huyện Bảo Thắng (Phong Hải, Gia Phú). Vùng 1 là trục động lực chính cho du lịch tỉnh Lào Cai, là không gian đầu mối cho các vùng du lịch trong tỉnh, trong nước và quốc tế.

+ Thành phố Lào cai - trung tâm du lịch của tỉnh. Là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội của tỉnh, là cửa ngõ của Việt Nam với vùng Tây Nam - Trung Quốc. Đây là một trung tâm quan trọng về thương mại, dịch vụ và du lịch... cho nên có thể phát triển loại hình du lịch như: du lịch vui chơi giải trí, du lịch văn hóa và du lịch thương mại. Tuy nhiên hiện nay lượng khách du lịch đến thành phố Lào Cai chủ yếu là khách nội địa và khách Trung Quốc, chỉ lưu lại một vài tiếng, nên việc xây dựng các khách sạn, các trung tâm thương mại, và khu vui chơi giải trí sẽ cải thiện và điều chỉnh được tình hình trên.

+ Các điểm du lịch chính của vùng: Khu kinh tế cửa khẩu, quần thể di tích Đền Thượng, khu đô thị thành phố Lào Cai, các khu du lịch sinh thái, công viên trung tâm, các nhà hàng, siêu thị, suối nước nóng (Cam Đường).

+ Sản phẩm du lịch của vùng: Du lịch hội thảo, hội nghị; Du lịch chữa bệnh; Du lịch thương mại; Du lịch văn hóa.

+ Cần tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng thành phố hoàn chỉnh và phát triển các khu: Kinh tế cửa khẩu, các trung tâm thương mại - dịch vụ chất lượng cao, khu vui chơi giải trí và suối nước nóng Cam Đường... Nếu hoàn thiện đạt chất lượng cao, có khả năng thu hút được lượng lớn khách du lịch. Góp phần tăng sức hấp dẫn của các hoạt động du lịch nhằm kéo dài thời gian lưu trú của khách tại Lào Cai.

- Vùng 2, vùng Tây Bắc gồm 2 huyện Sa Pa và Bát Xát. Đây là vùng thuộc dãy núi Hoàng Liên, nơi có nhiều danh lam, thắng cảnh phong phú và đặc sắc, đó là cảnh quan, khí hậu mát mẻ, hệ động thực vật núi đa dạng. Cùng với truyền thống

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Lào Cai ( Võ Quốc Thắng ) (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)