Phương hướng phát triển kinh tế du lịch của Đảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Lào Cai ( Võ Quốc Thắng ) (Trang 48)

Trong công cuộc đổi mới đất nước, du lịch được xác định là “ngành lưu trú quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước” (Nghị quyết số 45- CP ngày 22 - 6 - 1993 của Chính phủ). Chỉ thị 46/CT - TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII xác định: “phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [37, tr.353]. Vì vậy đòi hỏi các cấp, các ngành, các địa phương và tổ chức xã hội, trong đó ngành kinh tế du lịch phải có nhận thức và tư duy mới nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực của đất nước để “phát triển mạnh du lịch, hình thành ngành công nghiệp du lịch có quy mô ngày càng tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của nước ta” mà Nghị quyết lần thứ VII của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã đề ra.

Du lịch phải thực sự được coi là ngành kinh tế mũi nhọn. Căn cứ vào cơ sở lý luận lý luận và thực tiễn về hoạt động kinh tế du lịch, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định: “…Hình thành dần một số ngành mũi nhọn như chế biến nông, lâm, thuỷ sản, khai thác và chế biến dầu khí, một số ngành cơ khí chế tạo, công nghệ điện tử và công nghệ thông tin, du lịch” [11, tr.287].

Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta chỉ rõ: “Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực” [8, tr.178].

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: “Khuyến khích đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động du lịch, đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du lịch” [10, tr.202].

Đối với phát triển thương hiệu cần tập trung phát triển một số thương hiệu du lịch nổi bật trong khu vực và trên thế gi ới, hướng tới việc tạo dựng thương hiệu du

du li ̣ch có tiềm năng như : Saigontourist, Vinpearl Land, Hạ Long, Phú Quốc, Mũi Né, Hô ̣i An, Huế, Sa Pa, Đà Lạt.

Xác định thị trường mục tiêu với phân đoạn thị trường theo mục đích du lịch và khả năng thanh toán ; ưu tiên thu hút khách du lịch có khả năng chi trả cao , có mục đích du lịch thuần tuý, lưu trú dài ngày. Phát triển mạnh thị trường nội địa, chú trọng khách nghỉ dưỡng , vui chơi giải trí , nghỉ cuối tuần , công vu ̣, mua sắm. Đối với thi ̣ trường quốc tế tâ ̣p trung thu hút phát triển mạnh thị trường khách quốc tế gần: Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhâ ̣t Bản, Hàn Quốc), Đông Nam Á và Thái Bình Dương (Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Australia); tăng cường khai thác thị trường khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha, Scandinavia), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu (Nga, Ucraina); mở rô ̣ng thi ̣ trường mới từ Trung Đông.

Lĩnh vực xúc tiến quảng bá cần tập trung đẩy mạnh và chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến quảng bá nhằm vào thi ̣ trường mu ̣c tiêu theo hướng lấy điểm đến, sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch làm đối tươ ̣ng xúc tiến trọng tâm . Cơ quan xúc tiến du li ̣ch quốc gia có vai trò chủ đa ̣o trong viê ̣c hoa ̣ch đi ̣nh chương trình xúc tiến quảng bá quốc gia và huy động các tổ chức , doanh nghiê ̣p chủ đô ̣ng tham gia theo cơ chế “cùng mu ̣c tiêu, cùng chia sẻ”

Đối với phát triển nguồn nhân lực cần xây dựng lực lượng lao động du lịch đáp ứng yêu cầu về chất lượng , hợp lý về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo để đảm bảo tính chuyên nghiê ̣p, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch , đáp ứng nhu cầu xã hô ̣i ; tâ ̣p trung đào ta ̣o nhân lực bâ ̣c cao, đô ̣i ngũ quản lý, hình thành lực lượng “máy cái” để thúc đẩy chuyển giao , đào ta ̣o ta ̣i chỗ và đào ta ̣o, huấn luyê ̣n theo yêu cầu công viê ̣c.

Phát triển du lịch theo vùng lãnh thổ cần định hướng và tổ chức phát triển du lịch trên các vùng lãnh thổ phù hợp với đặc điểm tài nguyên du lịch gắn với vùng kinh tế, vùng văn hóa, vùng địa lý, khí hậu và các hành lang kinh tế; trong đó có các địa bàn tro ̣ng điểm du li ̣ch tạo thành các cụm liên kết phát triển mạnh về du lịch . Vùng phát triển du lịch có không gian và quy mô phù hợp , có đặc điểm thuần nhất về tài nguyên , địa lý và hiện trạng phát triển du lịch ; tăng cường khai thác yếu tố tương đồng và bổ trợ trong vùng , yếu tố đă ̣c trưng của vùng và liên kết khai thác

yếu tố liên vùng để phát triển ma ̣nh sản phẩm đă ̣c thù , tạo các thương hiệu du lịch vùng. Tập trung ưu tiên phát triển các địa bàn trọng điểm , điểm đến nổi bâ ̣t trong mỗi vùng, có mối tương quan bổ trợ liên kết nội vùng và liên vùng.

Như vâ ̣y , du lịch là ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Thực tế cho thấy sự đóng góp của nó trong tổng sản phẩm của xã hội và tăng trưởng kinh tế ngày càng nhanh. Bởi vậy, ngành kinh tế du lịch đã, đang và sẽ được nhiều quốc gia quan tâm tìm giải pháp phát triển. Đối với Việt Nam hiện nay, phát triển kinh tế du lịch đã trở nên cấp thiết không chỉ bắt nguồn từ yêu cầu phát huy tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa của mình mà quan trọng hơn là từ yêu cầu tạo ra tiền đề thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân, mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các vùng, giữa trong và ngoài nước cho tăng trưởng kinh tế nhanh. Điều này lại càng trở nên cấp thiết hơn đối với Lào Cai - một tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế du lịch.

Chương 2

TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở TỈNH LÀO CAI

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Lào Cai ( Võ Quốc Thắng ) (Trang 48)