Xu hướng phát triển kinh tế du lịch trên thế giới

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Lào Cai ( Võ Quốc Thắng ) (Trang 38)

- Nhóm các xu hướng phát triển của cầu du lịch:

+ Xu hướng 1: Du lịch ngày càng được khẳng định là một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến.

Thứ nhất, nhờ thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Ở các nước có nền kinh tế phát triển, du lịch trở thành tiêu chuẩn để đánh giá mức sống và chất lương cuộc sống của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Mặt khác, trong điều kiện sản xuất đại công nghiệp hiện nay, môi trường sống và môi trường làm việc của con người ngày càng bị ô nhiễm nhiều hơn, gây hậu quả xấu đến sức khoẻ con người. Do đó, các tổ chức sản xuất kinh doanh, các công ty cùng các tổ chức công đoàn,

dưỡng ở trong nước và ngoài nước nhằm tái tạo sức lao động cũng là một điều tất yếu sau một quá trình lao động sản xuất.

Thứ hai, cũng nhờ thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại mà phương tiện vận chuyển hành khách đã và đang được hoàn thiện dần, nhất là vận chuyển hành khách bằng đường hàng không với các chủng loại máy bay ngày càng hiện đại, bằng tàu cao tốc với vận tốc 300 - 350km/h, bằng các "thuyền bay" trên biển với vận tốc trên 100 hải lý/h. Chẳng hạn, du khách từ Hồng Kông sang Ma Cao bằng thuyền bay vượt biển chỉ mất khoảng 30 phút trên chặng đường 50 hải lý. Với điều kiện này, du khách có nhiều thời gian dành cho thăm quan, nghỉ dưỡng và phục hồi sức khoẻ.

Thứ ba, trong xu thế quốc tế hóa hiện nay, khi tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở nhiều nước đã tương đối ổn định, sẽ là điều kiện thuận lợi cho các nước có thể mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Vì thế, nhu cầu và khả năng đi du lịch ngày càng tăng lên.

+ Xu hướng 2: Sự thay đổi về hướng và về phân bố của luồng khách du lịch quốc tế. Việc quần chúng hóa trong hoạt động du lịch và khả năng đi du lịch xa hơn kéo theo nhiều biến đổi trong hướng vận động của khách du lịch.

Trước chiến tranh thế giới thứ 2, nguồn khách du lịch tập trung chủ yếu vào vùng biển Địa Trung Hải, vùng Caribê, vùng biển Đen. Song, từ năm 1975 trở lại đây, hướng vận động của khách du lịch đi khắp nơi trên toàn cầu. Nguồn khách du lịch ngoài những nơi họ đã quen biết, nay lại toả đến những nước mới phát triển du lịch như Châu Á - Thái Bình Dương để khám phá những điều mới lạ, kỳ thú.

Nhìn chung, trong những năm gần đây sự phân bố của luồng khách du lịch quốc tế cũng có sự thay đổi rõ rệt. Trước đây, tỷ trọng khách du lịch có xu hướng đến hai khu vực là Châu Âu và Châu Mỹ. Nhưng trong vòng 40 năm trở lại đây xu hướng ấy đã giảm xuống rõ rệt. Từ năm 1960 số lượng khách du lịch quốc tế đến khu vực Châu Âu và Châu Mỹ chiếm khoảng 96% lượng khách du lịch quốc tế trên thế giới, thì vào năm 2000 con số này đã giảm xuống còn xấp xỉ 80%. Năm 2000 Châu Âu là khu vực đứng đầu với 57,8% thị phần khách du lịch quốc tế. Cũng trong thời gian

này, khu vực Đông Á - Thái Bình Dương thu hút ngày càng đông hơn (tỷ lệ khách đến đã tăng từ 0,98% lên 12%). Như vậy, khu vực Đông Á - Thái Bình Dương có tốc độ phát triển của ngành kinh tế du lịch cao hơn rất nhiều so với tốc độ phát triển trung bình của toàn ngành kinh tế du lịch trên thế giới.

Theo dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới đến năm 2010 thị phần đón khách du lịch quốc tế của khu vực Đông Á - Thái Bình Dương đạt 22,8% thị phần toàn thế giới, sẽ vượt Châu Mỹ, trở thành khu vực đứng thứ 2 sau Châu Âu và đến năm 2020 sẽ là 27,34%. Ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, du lịch các nước Đông Nam Á (ASEAN) có vị trí quan trọng, chiếm khoảng 34% lượng khách và 38% thu nhập du lịch của toàn khu vực. Cũng theo dự báo của tổ chức này, năm 2010 lượng khách quốc tế đến khu vực Đông Nam Á là 72 triệt lượt, thu nhập từ du lịch tăng khoảng 15,6%. Trong khu vực Đông Nam Á, các nước Malaysia, Inđônêxia, Thái Lan, Singapo, Brunây là những nước có tốc độ tăng trưởng về lượng khách du lịch quốc tế lớn nhất trên thế giới.

Bảng 1.3. Hiện trạng khách du lịch quốc tế đến các nước Đông Nam Á giai đoạn 1995 - 2002 Đơn vị tính: Lượt khách Quốc gia 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2002 Malaysia 7.465.000 7.442.000 6.210.000 5.551.000 7.930.000 10.271.582 13.292.010 Thái Lan 6.950.000 7.201.000 7.221.300 7.765.000 8.650.000 9.508.623 10.799.067 Singapo 6.422.000 6.608.000 6.531.000 5.630.000 6.960.000 7.691.399 7.567.110 Inđônêxia 4.323.000 4.475.000 5.185.200 4.900.000 4.730.000 5.064.217 4.913.835 Việt Nam 1.358.182 1.600.000 1.715.600 1.520.000 1.781.000 2.140.100 2.627.988 Philippin 1.760.000 2.054.000 2.222.500 2.149.000 2.212.000 1.928.037 1.932.677 Brunây 692.000 837.000 850.000 800.000 636.000 984.000 1.116.925 Lào 60.000 93.000 193.000 200.000 614.278 624.432 735.662 Cambodia 220.000 260.000 219.000 287.000 262.997 466.365 786.524 Mianmar 117.000 172.000 189.000 201.000 199.000 270.000 217.212 Tổng 29.367.182 31.042.000 30.537.500 29.003.000 33.966.275 38.949.513 43.989.010 Nguồn: WTO

+ Xu hướng 3: Sự thay đổi trong cơ cấu chi tiêu của khách du lịch. Nếu những năm trước đây mức độ chi tiêu của du khách cho các dịch vụ cơ bản như ăn, uống, ở, vận chuyển... chiếm phần lớn thì hiện nay tỷ trọng chi tiêu của khách cho các dịch vụ bổ sung như mua sắm hàng hóa, đồ lưu niệm, thăm quan giải trí... ngày càng tăng lên. Nhiều tài liệu trên thế giới đã tổng kết tỷ trọng dịch vụ cơ bản trên dịch vụ bổ sung trước đây là 7/3 thì nay lại là 3/7. Điều này cho thấy tỷ trọng của chi tiêu cho dịch vụ cơ bản ngày càng giảm, hay nói cách khác là tốc độ gia tăng chi tiêu của du khách cho dịch vụ bổ sung ngày càng tăng nhanh hơn mức tăng của nhu cầu dịch vụ cơ bản. Vì thế, các quốc gia và các nhà kinh doanh du lịch cần nắm được xu hướng này để đưa ra các chính sách phát triển du lịch nói riêng và phát triển hoạt động kinh doanh du lịch nói chung cho đúng hướng nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.

+ Xu hướng 4: Sự thay đổi trong hình thức tổ chức chuyến đi của khách du lịch. Trên thế giới hiện nay, nhiều du khách chỉ sử dụng một phần dịch vụ các tổ chức kinh doanh du lịch trong chuyến đi của mình. Họ không mua chương trình du lịch trọn gói, họ thích mua các tour mở hơn (open tour), nhất là du khách Châu Âu. Vì theo phương thức này khách được hoàn toàn tự do trong chuyến đi, không phụ thuộc vào người khác. Họ được quyết định những vấn đề như ăn, ngủ, thời gian đi lại điểm du lịch, đồng thời thực hiện được việc tiết kiệm trong chuyến đi du lịch vì không phải trả các phí dịch vụ khách cho các tổ chức lữ hành. Vì vậy, muốn tối đa hóa lợi nhuận, các nhà kinh doanh du lịch cần có chính sách đúng đắn cho việc phát triển và hoàn thiện sản phẩm du lịch cũng như tăng cường hoạt động nghiên cứu và dự đoán thị trường.

+ Xu hướng 5: Sự hình thành các nhóm khách theo độ tuổi. Hiện nay, trên thế giới đã hình thành ba nhóm khách trên thị trường du lịch: khách du lịch là học sinh, sinh viên; khách du lịch là những người đang ở trong độ tuổi lao động và khách du lịch cao tuổi. Loại khách thứ nhất và thứ ba quan tâm nhiều hơn đến giá cả và họ thường tìm đến các cuộc hành trình có giá phải chăng hơn, phù hợp với khả năng chi trả của họ. Nắm vững đặc điểm này, nhằm thu hút được khách du lịch, các nhà kinh doanh du lịch cần phải nghiên cứu thành phần của luồng khách để có chính sách thích hợp trong việc xây dựng sản phẩm du lịch, thành lập giá cả phù

+ Xu hướng 6: Sự gia tăng các điểm đến du lịch trong một chuyến đi du lịch. Trong những năm gần đây khách du lịch thường có xu hướng thích đi nhiều nước, thăm nhiều điểm du lịch trong chuyến đi của mình. Vì vậy, các quốc gia phát triển kinh tế du lịch, các nhà kinh doanh du lịch cần nghiên cứu nhu cầu của du khách, các điều kiện về tài nguyên, các điều kiện sẵn sàng phục vụ du khách, xây dựng các tuyến du lịch phù hợp, hấp dẫn để thu hút du khách, đặc biệt là du khách quốc tế nhằm đạt doanh thu cao hơn từ ngành "công nghiệp không khói" này.

- Nhóm các xu hướng phát triển của cung du lịch:

+ Xu hướng 1: Đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Do cuộc cạnh tranh quyết liệt trong việc thu hút khách du lịch nên các quốc gia phát triển du lịch đưa ra chính sách đa dạng hóa sản phẩm, đưa ra thị trường sản phẩm du lịch độc đáo (đa dạng hóa các dịch vụ bổ sung, đưa các sản phẩm du lịch mang bản sắc dân tộc vào sản phẩm du lịch của mình v.v...). Thời gian gần đây, các quốc gia đều phát triển mạnh loại hình du lịch văn hóa thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc của riêng mình.

+ Xu hướng 2: Phát triển hệ thống bán sản phẩm du lịch. Các tổ chức lữ hành lớn trên thế giới vẫn tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong việc tổ chức và bán các sản phẩm du lịch. Sẽ phát triển loại hình bán các chương trình đi du lịch đến tận nhà qua mạng internet. Đồng thời, xu hướng các doanh nghiệp du lịch kết hợp tổ chức đón khách từ nước thứ 3 ngày càng được khẳng định.

+ Xu hướng 3: Tăng cường hoạt động truyền thông trong du lịch. Ngày nay, nhờ thành tựu cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, công nghệ thông tin ngày càng phát triển dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng sâu sắc giữa các doanh nghiệp du lịch và giữa các nước làm du lịch trong việc thu hút và phục vụ khách. Mặt khác, khách du lịch trên thế giới vẫn có thói quen đến nhiều những nơi được nghe và được xem quảng cáo. Vì thế các chuyên gia về du lịch trên thế giới cho rằng vai trò của hoạt động tuyên truyền và quảng cáo trong du lịch quốc tế ngày càng phải được nâng cao.

+ Xu hướng 4: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong du lịch. Trên thế giới hiện nay, nhiều nước đã coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, họ đã có chiến lược đưa ngành kinh tế du lịch trở thành ngành công nghiệp hàng đầu hoặc thứ 2, thứ 3 trong nền kinh tế quốc dân, chú trọng phát triển kinh tế du lịch. Ở

những nước ngành kinh tế du lịch phát triển mạnh đã và đang diễn ra quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa du lịch, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao như điện tử tin học, vô tuyến viễn thông, tự động hóa... để phát triển ngành công nghiệp lữ hành, công nghiệp khách sạn, công nghiệp vận chuyển khách du lịch. Đội ngũ lao động của các tổ chức kinh doanh được đào tạo cơ bản, có kiến thức, hiểu biết rộng, chuyên môn vững vàng và ngoại ngữ thông thạo. Trang thiết bị phương tiện ở các khâu tác nghiệp rất hiện đại. Công nghệ phục vụ từng lĩnh vực ngày càng được cải tiến và nâng cao, đi sâu vào chuyên môn hóa ngành nghề. Ở những nước đang phát triển và các nước chậm phát triển tuy gặp khó khăn về điểm xuất phát thấp của nền kinh tế, trình độ dân trí chưa cao, kinh nghiệm còn ít, song có lợi thế của người đi sau, rút kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch của nhiều nước, tiếp thu công nghệ mới, có thể rút ngắn thời gian để phát triển, hội nhập với kinh tế du lịch thế giới.

+ Xu hướng 5: Đẩy mạnh quá trình quốc tế hóa, khu vực hóa. Ngày nay, xu hướng quốc tế hóa, khu vực hóa trong hoạt động kinh tế du lịch đã và đang trở thành xu hướng tất yếu. Các tuyến du lịch giữa các nước được gắn kết với nhau đáp ứng nhu cầu đi du lịch nhiều nước trong một chuyến hành trình của khách. Sản phẩm và dịch vụ du lich đã được quốc tế hóa cao. Nhiều tập đoàn kinh tế du lịch như tập đoàn lữ hành, chuỗi khách sạn có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Nhiều tổ chức du lịch khu vực hay toàn cầu được hình thành, giúp đỡ các nước thành viên phát triển du lịch. Những nước du lịch phát triển cao có tiềm lực nghiên cứu phát triển công nghệ mới đang tìm cách chuyển giao công nghệ phát triển kinh tế du lịch cho các nước đang phát triển và các nước chậm phát triển.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Lào Cai ( Võ Quốc Thắng ) (Trang 38)