Giải pháp về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Lào Cai ( Võ Quốc Thắng ) (Trang 101)

- Giải pháp thu hút đầu tư:

+ Tiếp tục thực hiện cơ chế chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào các khu vui chơi giải trí, thể thao, nghỉ dưỡng và ăn uống mang tính truyền thống của dân tộc.

+ Xây dựng nguồn dữ liệu về các dự án đầu tư, để cung cấp cho các nhà đầu tư. Các dự án có quy mô lớn, kinh doanh những sản phẩm du lịch cao cấp, các loại du lịch mới hấp dẫn đòi hỏi phải có trình độ quản lý và chuyên môn cao cung cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài, cho các doanh nghiệp lớn trong nước có đủ điều kiện và trình độ quản lý, đối với các dự án quy mô nhỏ bé có thể khuyến khích các thành phần kinh tế khác thực hiện.

+ Đẩy mạnh sự hợp tác, liên doanh liên kết với các nước và với các địa phương trong cả nước để phát triển kinh tế du lịch. Mở rộng các hoạt động đầu tư, thành lập các tổ chức xúc tiến đầu tư, thông tin liên lạc, đơn giản hoá các thủ tục cấp giấy phép đầu tư.

+ Các chính sách cần tập trung đơn giản hoá các thủ tục cấp phép đầu tư, thành lập doanh nghiệp, cấp đất, giải phóng mặt bằng nhanh gọn, khi dự án được phê duyệt có thể có mặt bằng ngay; hỗ trợ về cơ sở hạ tầng: đường, điện, nước đến chân công trình; đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, đặc biệt là chính sách đối với những vùng khó khăn, nhưng có điều kiện phát triển du lịch.

- Chính sách khuyến khích các nhóm dân tộc tham gia phát triển du lịch:

+ Đưa ra kế hoạch nhằm phát triển hài hoà và bền vững ngành du lịch trong tỉnh với sự tham gia tích cực của các nhóm dân tộc, đảm bảo cho họ thu được nhiều lợi nhuận hơn, với hình thức đào tạo và phát triển du lịch cộng đồng. Cần nghiên cứu xây dựng loại “thuế phát triển du lịch địa phương” cho các tuyến, điểm du lịch bản làng, nhằm tạo nguồn thu để tái đầu tư cho các bản làng.

+ Xây dựng những giáo trình phù hợp để đào tạo cho con em người dân tộc về ngoại ngữ, cách thức hướng dẫn, phong cách phục vụ, vệ sinh để họ trở thành những người hướng dẫn viên thôn bản - không ai có thể am hiểu và giới thiệu đầy đủ về bản làng và văn hoá dân tộc bằng chính từ những người đó. Tổ chức đào tạo

cho các bản có nguồn lợi du lịch theo mô hình du lịch công cộng như đã thực hiện ở Bản Hồ, Sín Chải, Tả Phìn, Tả Van, qua đây người dân trực tiếp tham gia vào quá trình khai thác, phát triển kinh tế du lịch.

+ Xây dựng nhà nghỉ bản làng ở các bản có sức hấp dẫn du lịch trong những tuyến mới nhằm phục vụ nhu cầu ở lại thôn bản cho khách quốc tế và nội địa - những người thích văn hoá, phong cảnh nhưng lại không thích loại hình lưu trú tại gia. Nhà nghỉ này do người được bản làng cử ra trông coi, kinh doanh và phân chia lợi nhuận lại cho các gia đình theo mức đóng góp và thoả thuận hợp đồng.

- Chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch:

+ Đào tạo hướng dẫn viên. Các hướng dẫn viên hiện nay chủ yếu là người dẫn đường, chỉ biết một chút ngoại ngữ, còn về lịch sử, văn hoá các dân tộc v.v… đều không biết. Nên vấn đề đào tạo cho đội ngũ hướng dẫn viên là một vấn đề hết sức nghiêm túc hiện nay, đa số họ không đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu của khách. Cần đưa ra các tiêu chuẩn, từ đó có giải pháp đào tạo, đó là: có kế hoạch đào tạo lại, đào tạo mới đội ngũ hướng dẫn viên. Trước mắt cần phải bắt đầu đào tạo và hoàn thiện cho các hướng dẫn viên hiện đang làm việc tại Sa Pa, Bắc Hà vì trong số họ có nhiều hiểu biết về địa phương. Sau đó đào tạo cho con em các dân tộc thiểu số đang tham gia hoạt động hướng dẫn khách du lịch; Tổ chức các khoá học thực tập về hoàn thiện kỹ năng và các khoá học về dân tộc, văn hoá, lịch sử, địa lý, môi trường và việc bảo vệ môi trường, về tiếp tân, an toàn cho các tuyến trekking…Việc đào tạo, cần có sự phối hợp tốt với các trường và các cơ quan quản lý tại địa phương.

+ Đào tạo đội ngũ nhân viên phục vụ trong các khách sạn, nhà hàng: Do đội ngũ nhân sự tại các khách sạn, nhà hàng không biết ngoại ngữ, lại thiếu tính chuyên nghiệp, không đáp ứng được yêu cầu. Trên cơ sở đó yêu cầu đào tạo về lễ tân, phục vụ… là điểm quan trọng trong tiến trình cải tiến chất lượng phục vụ trong các nhà hàng, khách sạn.

+ Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý kinh doanh du lịch. Tổ chức cho cán bộ quản lý trong các đơn vị kinh doanh đi học tập và trau dồi kiến

cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Xây dựng quy định về tiêu chuẩn của người đứng đầu các cơ sở kinh doanh du lịch, dịch vụ như: phải được đào tạo về nghiệp vụ du lịch, sử dụng thông thạo một ngoại ngữ v.v…nhằm phát triển kinh tế du lịch một cách hiệu quả và chất lượng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Lào Cai ( Võ Quốc Thắng ) (Trang 101)