Giải pháp về phát triển kết cấu hạ tầng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Lào Cai ( Võ Quốc Thắng ) (Trang 94)

- Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch:

+ Về giao thông: Để khắc phục những tồn tại về hệ thống đường, chất lượng các phương tiện giao thông mà khách du lịch yêu cầu thì trước mắt ưu tiên đầu tư tuyến đường liên tỉnh Hà Nội lên Lào Cai, cùng với tuyến đường bộ này là tuyến đường sắt. Đồng thời đầu tư nâng cấp hệ thống đường cấp tỉnh, huyện và xã đến

tuyên truyền tốt đến với mọi người việc chấp hành nghiêm những quy định khi tham gia giao thông. Mặt khác du khách mong muốn có sự cải thiện về chất lượng phục vụ trong các phương tiện, trong đó có việc kết nối trên tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai. Thậm chí là phải giảm thời gian đi tàu, tổ chức tốt hơn các dịch vụ phục vụ khách ở trên tầu, nhà ga. Cải thiện, nâng cấp chất lượng các tuyến đường, phát huy và duy trì việc cải thiện có tính ưu tiên cho các trục đường: Sa Pa - thung lũng Mường Hoa (Thanh Kim - Bản Hồ) mở rộng, trang bị hệ thống an toàn, trải nhựa; Sa Pa - Bản Xèo (Mường Vi); Mường Hum - Ý Tý - A Lù - A Mú Sung - Nậm Chạc - Trịnh Tường - Cốc Mỳ; Si Ma Cai - Pha Long - Mường Khương; Mường Khương - Cao Sơn - Tả Thàng - Cốc Ly. Xây dựng những điểm dừng xe để ngắm và chụp phong cảnh trên các tuyến đường, trước mắt là đường Sa Pa - Lào Cai, Bắc Ngầm - Bắc Hà - Si Ma Cai.

+ Về hệ thống điện, để đảm bảo nguồn và mạng lưới cung cấp truyền tải điện theo nhu cầu thì hệ thống điện của Lào Cai cần phải được cải thiện cả về nguồn cung ứng và mạng phân phối. Hơn nữa cần bố trí lại mạng dây truyền tải điện tại các đô thị du lịch để hạn chế tình trạng thiếu điện cục bộ hay diễn ra, đồng thời đảm bảo về mặt mỹ quan và an toàn của hệ thống điện, giúp phục vụ phát triển kinh tế du lịch.

+ Về cấp thoát nước, cần xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch cho các tuyến điểm có tiềm năng khai thác du lịch. Trước mắt cho thành phố Lào Cai, Sa Pa, Bắc Hà đảm bảo tiêu dùng của nhân dân và cho các hoạt động dịch vụ. Đối với những vùng sâu, vùng xa, những vùng khó khăn về nước sạch nhưng có điều kiện phát triển du lịch Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ hoặc hướng dẫn người dân xây dựng hệ thống bể chứa, bể lọc nước sạch cho các hộ gia đình. Để đảm bảo giữ gìn môi trường tốt, cần thiết xây dựng dự án xử lý chất thải, trong đó ưu tiên đầu tư cho các đô thị và các khu du lịch lớn.

+ Về thông tin liên lạc, phải hiện đại hoá mạng lưới thông tin toàn tỉnh theo hướng tự động hoá, mở rộng phát triển các dịch vụ điện thoại mới, tăng cường hiệu quả dịch vụ 108, 1080, dịch vụ truyền số liệu qua mạng internet; phát triển cơ sở bưu chính viễn thông tại các khu du lịch, các điểm du lịch, một số khu du lịch quan

trọng và ở vùng xa trung tâm đô thị bảo đảm phủ sóng liên lạc nhằm đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt của nhân dân địa phương, đồng thời phục vụ cho quá trình phát triển của các ngành kinh tế trong tỉnh, đặc biệt là phát triển ngành kinh tế du lịch. Để đáp ứng tốt nhu cầu hiện nay cần thiết sớm cải thiện và đa đạng hóa chất lượng dịch vụ thông tin liên lạc, đồng thời đào tạo đội ngũ lao động đáp ứng yêu cầu chuyên nghiệp hóa công tác phục vụ chuyên ngành tại các trung tâm du lịch. Lắp đặt các đường truyền internet và hệ thống truyền phát sóng thông tin di động cho các khu, điểm du lịch. Cần có bộ phận thông tin riêng cho du lịch Lào Cai chuyên thực hiện công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch cho tỉnh thông qua trang web, báo ảnh, truyền hình, tập gấp...

- Giải pháp về cơ sở vật chất chuyên ngành du lịch:

+ Cơ sở lưu trú, trên cơ sở tiêu chuẩn hoá đã được ban hành của Chính phủ, hướng dẫn của Tổng cục Du lịch về các cơ sở lưu trú, để đánh giá chi tiết hơn, phù hợp với điều kiện thực tế của Lào Cai, cần thiết xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng của các nhà hàng, khách sạn và lữ hành. Qua đó xây dựng huy hiệu chất lượng, có thể lấy “đỉnh Phan Si Păng” để cấp cho các nhà hàng, khách sạn, có đủ tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh, tiếp đón và phong cách phụ vụ. Tất cả các nhà hàng và khách sạn được cấp “đỉnh Phan Si Păng” phải đáp ứng các chuẩn mực đó. Các cơ sở được công nhận nhưng không cùng mức trang bị, tiện nghi, giá cả và chất lượng sẽ được gắn số “đỉnh Phan Si Păng” khác nhau. Ví dụ:

: Khách sạn, nhà hàng hạng sang theo tiêu chuẩn quốc tế

 : Khách sạn, nhà hàng theo tiêu chuẩn quốc tế

 : Khách sạn, nhà hàng đơn giản nhưng tiện nghi tốt

 : Khách sạn nhà hàng rất đơn giản phù hợp cảnh quan môi trường Các huy hiệu sẽ được cấp chính thức, cứ 1 năm sẽ có 1 cuộc điều tra mới để thẩm định lại các huy hiệu đã cấp nhằm luôn giữ được chất lượng đồng thời cho phép cấp mới cho các cơ sở khác. Tiến trình chất lượng này nếu được thực hiện thì các dịch vụ này sẽ nâng cao chất lượng một cách đồng bộ, trước hết là của Sa Pa, sau đó là toàn tỉnh.

Cần giới hạn chiều cao và kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng các công trình khách sạn, nhà nghỉ, đồng thời quy hoạch hệ thống “nhà ống” cho phù hợp với cảnh quan, đó là giải pháp không thể thiếu để phát triển một ngành du lịch chất lượng và bền vững.

Mô hình lưu trú tại gia đình là hình thức đặc biệt duy nhất trong các bản làng, hiện nay đang thu hút được thị phần khách có sức mua lớn. Vì vậy mô hình này cần được nhân rộng và đào tạo về ngoại ngữ, cách thức phục vụ và vệ sinh cho các thôn bản có hình thức lưu trú này.

+ Các cơ sở ăn uống: Cần phải kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tình trạng an toàn vệ sinh trong các khách sạn, nhà hàng và bắt buộc các đơn vị kinh doanh ăn uống tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn về an toàn và vệ sinh.

+ Các cơ sở thể thao và vui chơi giải trí: Tại các trung tâm du lịch cần xây dựng thêm các công viên, vườn hoa công cộng, các khu vui chơi có dịch vụ giải trí, các quán bar và vũ trường. Đối với những nơi cần có sự yên tĩnh thì không nên xây dựng mà nên làm tại một khu khác tách biệt, vừa đáp ứng được nhu cầu khách trong nước vừa không ảnh hưởng đến nhu cầu yên tĩnh của khách nước ngoài. Tập trung đầu tư xây dựng khu công viên giải trí tổng hợp tại thành phố Lào Cai đáp ứng nhu cầu của nhân dân và khách du lịch.

+ Đầu tư cơ sở thương mại và dịch vụ: Cần phân bố hợp lý các trung tâm thương mại để đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân nhất là đối với khách du lịch. Trước mắt rà soát lại hệ thống thương mại, chợ hiện có để đầu tư nâng cấp, tiếp đến là đầu tư xây dựng mới đảm bảo về quy mô, kiểu dáng kiến trúc phù hợp với cảnh quan. Về mặt hàng, ngoài những nhu cầu thiết yếu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân sở tại, cần quan tâm đến những mặt hàng thủ công truyền thống, những mặt hàng đặc sắc văn hoá của Lào Cai phục vụ khách du lịch. Đồng thời dành chỗ ưu tiên, nhất là ở các chợ vùng cao cho một số đồng bào bán các loại hàng hoá truyền thống bởi chính những nơi đó là điểm tập trung hấp dẫn khách du lịch. Cần thiết phải xây dựng các chợ miền núi hoà nhập với kiến trúc nhà truyền thống địa phương, nên sử dụng gỗ, đá thay bê tông. Các khu chợ đã và sẽ trở thành

một trong những điểm du lịch chính tại các huyện. Điều quan trọng là nó phải hoà nhập với kiến trúc địa phương.

Các nhà quản lý địa phương cần phải ý thức được việc người dân tộc mang sản phẩm đến chợ bán là yếu tố đặc sắc thu hút du khách tới thăm quan. Vì vậy cần khuyến khích bà con dân tộc đến bán sản phẩm thủ công và tổ chức thật tốt các hoạt động của chợ dân tộc (miễn phí chỗ ngồi hoặc giảm giá cho những người bán hàng không chuyên nghiệp). Và người dân tộc thiểu số cũng cần có khả năng bán trực tiếp các sản phẩm cho du khách, bởi đó là một trong những nguồn tiền mặt hiếm hoi đối với những người nghèo.

- Giải pháp để bảo tồn danh thắng du lịch:

Việc bảo vệ di sản, phong cảnh và kiến trúc cần được thực hiện liên tục bởi vẻ đẹp của một số khu danh thắng và các bản làng dân tộc là yếu tố thu hút du lịch chính của địa phương đối với du khách nội địa và quốc tế. Việc tuân thủ hình dạng và mầu sắc kiến trúc địa phương, việc lưu giữ những giá trị và văn hoá của các phong cảnh và các công trình xây dựng là một yếu tố quan trọng để phát triển ngành du lịch chất lượng và bảo tồn văn hoá quốc gia. Vì vậy cần phải có những định hướng cụ thể để phối hợp kết hợp hài hoà giữa các chương trình phát triển dân cư (Chương trình 135 - mái tôn, nhà bê tông) và các chương trình phát triển các hoạt động du lịch (dựa trên việc bảo vệ văn hoá, kiến trúc miền núi).

Các bản có nguồn lợi du lịch và văn hoá nằm trên các tuyến du lịch chính, cần được Sở văn hoá nghiên cứu xếp hạng “danh thắng có nguồn lợi du lịch và văn hoá”. Đặc tính và kiến trúc bản làng nằm trong đây cần phải được bảo vệ ngay. Đó chính là điều kiện tuyệt đối cho phép tôn tạo di sản văn hoá dân tộc và cũng là các điểm phát triển về lâu dài. Cũng cần đưa ra một vài quy định về kiến trúc căn bản cần tuân thủ đối với các công trình xây dựng: loại nhà, vật liệu, màu sắc trong các bản, một chu vi bảo vệ xung quanh cần được xác định để tránh mất đi sự hài hoà phong cảnh. Các bản có nguồn lợi du lịch và văn hoá sẽ là nơi thăm quan hấp dẫn và nơi nghỉ qua đêm cho du khách, đặc biệt đối với các tuyến, tour mới. Đó là các bản như Tả Phìn, Tả Van, Bản Hồ, Giàng Tả Chải, Sử Pán, Bản Khoang, Cát Cát

Cấu (Si Ma Cai), Pha Long, Cao Sơn (Mường Khương), Mường Hum, Y Tý, A Lù, A Mú Sung (Bát Xát).

Tính đặc biệt của một số danh thắng có lợi ích du lịch sau đây cần được nghiên cứu, bảo tồn và khai thác các giá trị của nó cho du lịch:

Tại huyện Bảo Yên, trong các xã Long Khánh, Nghĩa Đô, sở Văn hoá cần điều tra và xác định lợi ích của việc bảo vệ các nhà sàn và nhà mái lá cọ của người Tày nằm giữa những phong cảnh đồng ruộng, các cây cọ và vườn cây ăn quả có thể làm điểm mấu chốt để phát triển du lịch cho khu vực này. Chu vi khoảng 1 km xung quanh xã cần được xác định và áp dụng quy chế đô thị chuyên biệt dành cho “các danh thắng có nguồn lợi du lịch”

Tại huyện Bảo Thắng, hồ, các ngọn đồi, các thác của Phú Nhuận trên bờ suối Nhuần rất đẹp và hấp dẫn. Trong một vài năm tới có thể tôn tạo những điểm nói trên. Trong khi chờ đợi thì việc khoanh vùng bảo vệ và áp dụng quy chế đô thị chuyên biệt cho khoảng 1 km xung quanh hồ cần được thực thi.

Tại huyện Bát Xát, ở Ý Tý số mái nhà lợp tôn ngày càng có chiều hướng gia tăng. Điều quan trọng đối với điểm của tuyến du lịch có tiềm năng thu hút lớn này là phải dừng ngay việc bỏ mái nhà tự nhiên truyền thống bởi nó làm mất đi nguồn lợi du lịch, văn hoá của xã này. Những kiểu nhà này mang tính độc đáo của Việt Nam, vì vậy có thể lựa chọn một số làng bản còn giữ được kiểu kiến trúc truyền thống để giữ gìn, bảo tồn và khai thác cho du lịch. Cũng một ý tưởng như vậy đối với A Lù và A Mú Sung nơi có suối nước nóng cần được nghiên cứu và tôn tạo, đó là một thế mạnh bổ sung cho tuyến mà bằng vẻ đẹp và sự đa dạng của nó sẽ sớm trở thành một điểm đến được tìm kiếm; Tại Mường Hum, các nhà truyền thống của người Dáy ở phía đầu phố vào thị trấn có một dạng kiến trúc rất truyền thống. Đây cũng là nguồn lợi danh thắng văn hoá cần được giữ gìn.

Tại huyện Mường Khương, cần bảo vệ và giữ gìn các công trình xây dựng có giá trị lịch sử như các ngôi nhà kiểu Pháp của thị trấn. Các công trình này cần được nghiên cứu và phục hồi theo kiểu kiến trúc nguyên thuỷ.

Tại huyện Sa Pa, đa số các bản xung quanh Sa Pa cần được xếp hạng ưu tiên bởi nó đang bị đe doạ do việc mở rộng đô thị. Do đây là nơi được nhiều du khách

lui tới, đặc biệt là khách nội địa, cho nên việc bảo vệ các thôn bản là một mục tiêu kinh tế có tầm vĩ mô cho việc phát triển du lịch. Toàn bộ thung lũng Tả Phìn và bản Tà Phìn cần được quản lý bằng quy chế đô thị. Quy chế này cần phải được áp dụng một cách triệt để. Không một loại chương trình xây dựng nào ngoài những công trình đã được quy định trong quy chế được phép xây dựng. Danh thắng này rất gần Sa Pa và cũng là một trong những vùng đẹp nhất, trong thung lũng Mường Hoa, các bản chính: Lao Chải, Tả Van, Bản Hồ, Giàng Tả Chải, Sử Pán, Bản Khoang, Cát Cát cần được xếp hạng và xác định chu vi để bảo vệ phong cảnh. Việc nghiên cứu phải được thực hiện với sự phối hợp của Sở văn hoá. Đan Viện Tả Phìn (Đan Viện Đức Nữ Đồng Trinh Hoà Bình), trong khi chưa thể quy hoạch và xây dựng Đan Viện thành bảo tàng lịch sử - văn hoá địa phương, kết hợp với xây dựng một khách sạn, thì cần phải quy hoạch xung quanh sao cho bảo vệ được giá trị của tổng thể phong cảnh.

Tại huyện Bắc Hà, dinh Hoàng A Tưởng cần tiến hành cải tạo để biến một phần trong dinh Hoàng A Tưởng thành bảo tàng lịch sử và một phần làm khách sạn. Cần đầu tư xây dựng dinh Hoàng A Tưởng trở thành một trong những điểm thu hút khách du lịch và là điểm xuất phát cho các tuyến về phía đông của tỉnh. Khách sạn - bảo tàng tương lai này sẽ là một yếu tố chìa khoá cho tuyến du lịch Mường Khương - Si Ma Cai - Bắc Hà - Lào Cai.

Cùng với bảo tồn các danh thắng thì việc bảo vệ môi trường trong các khu, điểm du lịch cũng cần phải thực thi bằng cách dán các áp phích trong các bản, các công ty lữ hành và các khách sạn - nhà hàng phát các tờ rơi khuyến cáo cần thiết để nhắc nhở cho du khách có ý thức về sự cần thiết phải bảo vệ tự nhiên và không làm ô nhiễm môi trường bằng việc vất rác thải trong khi thăm quan các điểm du lịch tại Lào Cai.

Vai trò của hướng dẫn viên trong việc bảo vệ môi trường cần được coi trọng, họ cần được giáo dục bằng ý thức tôn trọng và bảo vệ môi trường. Thông qua họ để tạo dựng ý thức về môi trường trong nhân dân địa phương và trong du khách, tuyên truyền và vận động để nhân dân và du khách tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Lào Cai ( Võ Quốc Thắng ) (Trang 94)