- Lợi thế: Lào Cai là tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, mang những nét đặc trưng độc đáo kể cả về tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn được phân bố khá tập trung, nổi bật là Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát và thành phố Lào Cai. Tỉnh Lào Cai có vai trò là một trung tâm du lịch của tiểu vùng miền núi Tây Bắc và cũng là tỉnh biên giới cửa ngõ, tiếp giáp với tỉnh Vân Nam - một tỉnh đầy tiềm năng du lịch của Trung Quốc, đây là một trong những điều kiện thuận lợi để Lào Cai phát triển kinh tế du lịch. Từ những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên du lịch sẽ giúp cho Lào Cai phát triển nhiều loại hình du lịch như: du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch thăm quan, du lịch thể thao, du lịch nghiên cứu khoa học... Điều này đã được minh chứng rõ nét bằng số lượng khách
du lịch đến với Lào Cai trong những năm qua và tốc độ tăng trưởng về lượt khách của những năm sau so với năm trước.
- Những hạn chế:
+ Do địa hình núi cao nên các tuyến đường chịu tác động lớn của mưa bão, lũ gây lở, trượt đất, đá... Giao thông đi lại khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình đầu tư, khai thác các tuyến, điểm du lịch của tỉnh.
+ Tài nguyên động thực vật phong phú, nhưng những năm qua công tác bảo tồn và khai thác còn nhiều hạn chế nên dẫn đến tình trạng suy thoái tài nguyên, đi ngược lại với hướng phát triển du lịch bền vững của tỉnh.
+ Với 25 dân tộc, Lào Cai có thế mạnh phát triển du lịch dựa trên nền văn hóa đa sắc tộc, nhưng do nhận thức của cộng đồng dân tộc về du lịch chưa cao, chưa ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên, cũng như lợi ích của việc khai thác tài nguyên hợp lý vào phát triển du lịch, cho nên mức độ tham gia vào quá trình phát triển du lịch của địa phương còn hạn chế.
+ Mức tăng trưởng của ngành du lịch những năm qua khá cao, do xuất phát điểm thấp, nên mức đóng góp vào tỷ trọng GDP toàn tỉnh còn thấp, chưa tạo được nguồn thu đáng kể cho tỉnh để đầu tư, nâng cao chất lượng của hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất khác phục vụ phát triển du lịch.
Bảng 2.1 . Đặc điểm và xu hướng phát triển của ngành du lịch tỉnh Lào Cai
TT
Chỉ tiêu
Năm
2005 2006 2007 2008 2009 2015 (KH) 2020 (KH)
1 Số lượng cơ sở lưu trú, trong đó: 180 230 235 328 330 380 410
- Khách sạn 3 đến 5 sao 1 2 3 3 5 8 12
- Khách sạn 1 đến 2 sao 4 7 9 12 14 20 23
- Các loại cơ sở lưu trú khác 30 50 71 80 88 95 110
2 Số lượng đơn vị kinh doanh lữ hành, trong đó:
14 27 31 35 37 41 45
- Có giấy phép lữ hành quốc tế 4 7 10 12 12 15 18
- Có giấy phép lữ hành nội địa 10 20 21 23 26 27
3 Số lượng khu, điểm hấp dẫn thu hút khách du lịch
15 24 28 37 41 52 70
4 Số lao động trực tiếp trong ngành
(người)
1.400 1750 2.100 2.600 3.200 6.100 7.500
5 Số lao động gián tiếp trong ngành
(người)
3.000 3.250 4.100 4.600 5.100 8.900 10.500