Mục đích của lọc là loại đi hoàn toàn tạp chất không tan, để thu nước lọc trong đồng thời giảm phần đường trong bùn mà dùng nước rửa không nhiều. Lọc nước mía có thể dùng vải lọc để ngăn chất không tan, nước lọc thu được tương đối trong. Có nhà máy dùng lớp lọc là lưới kim loại nhưng vì lưới có lỗ to, nước lọc không trong cần xử lý lại.
Dùng áp lực không quá lớn vì quá lớn sẽ nén lớp lọc rắn chắc (giới chất) làm mao quản giảm nhỏ, trở lực lọc tăng lên. Đặc biệt là phương pháp vôi và phương pháp SO2, chất kết tủa trong lớp bùn tương đối xốp, mềm, dưới điều kiện áp lực dễ dàng biến dạng và bị nén chặt làm trở lực lọc tăng rõ rệt, giảm tốc
độ lọc. Do đó, lúc hiệu số áp lực đạt đến một trị số nhất định, tốc độ lọc đạt trị số cực đại, lại tăng hiệu số áp lực thì không có hiệu quả. Vì vậy, áp lực trong quá trình lọc cần điều chỉnh trị số thích hợp, đắc biệt lúc mới bắt đầu lọc. không nên dùng áp lực cao ngay để tránh lớp bùn trên bề mặt vải lọc bị nén lại làm cho lọc khó khăn về sau. Trong máy lọc chân không, vì dùng hiệu số áp lực lọc có hạn nên không có vấn đề như nêu trên nhưng lúc chân không cao lọc tương đối nhanh.
Kích thước (to, nhỏ) của mao quản có ảnh hưởng lớn đến tốc độ và chất lượng quá trình lọc. Mao quản tương đối thô làm cho dịch lọc thong qu được nhiều. Thông thường chất kết tủa rắn và to hình thành mao quản tương đối lớn, còn mao quản giữa các hạt li ti (nhỏ) cũng rất nhỏ. Nếu như chất kết tủa tương đối xốp, mềm, dưới tác dụng của áp lực dễ dàng làm tắc mao quản, giảm tốc độ lọc đi nhanh chóng.
Trong làm sạch nước mía, anbumin và photphat canxi tương đối nhiều làm chất kết tủa keo tụ lại hình thành hạt tương đối tốt, giảm được tạp chất nổi li ti. Sunfat canxi tương đối nhiều có thể làm chất kết tủa rắn chắc, giảm biến dạng dưới tác dụng của áp lực. các chất trợ lắng cũng làm cho khối kết tủa to lên, giảm tạp chất nổi tự do, các yếu tố đó đều có lợi cho lọc. Nhưng photphat canxi nhiều quá sẽ làm chất kết tủa quá xốp mềm, hoặc chất trợ lắng phân bố không đều làm xuất hiện trạng thái keo bám trên lớp vải lọc thì cũng không có lợi cho quá trình lọc các hạt kết tủa trong nước bùn không rắn chắc, khuấy mạnh làm cho chúng phân tán không có lợi (vỡ). Nước bùn chảy ra từ máy lọc nên trực tiếp đến máy lọc chân không, không qua bơm. Khi cho chất trợ lắng, nên cho chất trợ lắng và nước bùn vào thùng, sau khi hỗn hợp đầu mới cho vào máy lọc chân không. Ở nhiệt độ cao, lọc tương đối tốt lúc đó độ nhớt nước mía giảm, chất kết tủa rất chắc. Ngoài ra, còn dùng vụn bã mía để cải thiện hình thái bã
lọc, giảm tính nhớt có lợi cho lọc nhưng tăng tổn thất đường trong bùn lọc.
Hình 5: thiết bị lọc nước mía