Tác dụng của hóa học và vi sinh vật trong quá trình thu nhận nước mía.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập công ty mía đường nông cống, quy trình công nghệ sản xuất mía đường (Trang 30)

nước mía.

Sự biến đổi hóa học và vi sinh vật làm xấu chất lượng nước mía, gây tổn thất đường và làm trở ngại đến thao tác lắng lọc.

 Biến đổi hóa học của nước mía

Thành phần nước mía gồm có đường và các chất không đường. Nước mía vừa ép ra có tính axit, trị số pH axit của nước mía phụ thuộc độ tươi của mía và tình hình sâu bệnh, thông thường pH=5-5.5. Mía sau khi đốn chặt, thời gian lưu trữ càng dài, chịu tác dụng sâu bệnh càng lớn, pH càng giảm. pH axit làm chuyển hóa đường. Thời gian càng dài, nhiệt độ càng cao, tốc độ chuyển hóa đường càng lớn, đường mất càng nhiều. Biện pháp: giữ pH nước mía không quá thấp trong quá trình ép, nguyên liệu không để lâu. Để giảm tổn thất đường do chuyển hóa cần tiến hành gia vôi sơ bộ đưa pH nước mía gần trung tính.

 Tác dụng của vi sinh vật

Từ khi chặt đến khi ép lấy nước, cây mía và nước mía tiếp xúc với nhiều hệ vi sinh vật phức tạp. Vi sinh vật do sâu bệnh, bùn, đất bám vào mía mang vào nước mía. Nước mía có độ đường khoảng 10 – 14%, pH = 5 – 5,5, nhiệt độ 25oC, là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật sinh trưởng nhanh chóng, hoạt động của chúng gây ra những tác hại chủ yếu sau:

- Chuyển hoá và làm mất đường trong nước mía đồng thời sinh ra các tạp chất khác.

- Sinh ra các khối nhầy, dẻo gây mất cân bằng trong sản xuất như: nghẹt đường ống, van… làm tăng độ nhớt của dung dịch gây khó khăn cho công đoạn nấu đường và kết tinh.

- Bacillus subtilis, Bacillus cereus, Bacillus mesentericus,…: tạo ra bào tử hiếu khí

- Micrococcus: loại không sinh bào tử hiếu khí

- Ngoài ra có khoảng 26 loại nấm men khác nhau, trong đó chủ yếu là Saccharomyces.

Thông thường trong điều kiện hoàn cảnh thích hợp, ví dụ: nhiệt độ, độ ẩm, chất dinh dưỡng,...vi sinh vật mới tạo thành hậu quả nghiêm trọng. Tác hại của vi sinh vật > 20 lần so với tác dụng chuyển hóa hóa học đồng thời tạo ra các chất có hại. Dựa vào tài liệu, hoạt động của vi sinh vật có thể làm cho AP nước mía đầu và nước mía hỗn hợp giảm 1%, có lúc đến 3.07%. Mía sau khi chặt, nếu để 7 hay 8 ngày mới ép, AP có thể giảm 4.16% và 5.9%.

Biện pháp: vệ sinh sạch sẽ, biện pháp thuận tiện và kinh tế nhất là dùng hơi, sữa vôi hoặc bột tẩy giả tổn thất đường. Để hạn chế những tác hại của vi sinh vật gây ra trong công đoạn lấy nước mía ta cần vệ sinh thường xuyên máy ép, băng chuyền, máng chứa…Thông thường sau mỗi kỳ ngừng máy phải vệ sinh sạch sẽ các thiết bị, có thể dùng nước vôi loãng phun quét các bề mặt thiết bị tiếp xúc với mía, nhưng phải rửa sạch vôi trước khi cho máy làm việc trở lại.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập công ty mía đường nông cống, quy trình công nghệ sản xuất mía đường (Trang 30)