Đánh giá các phương án nhiệt

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập công ty mía đường nông cống, quy trình công nghệ sản xuất mía đường (Trang 54)

 Lượng hơi tiêu hao

Bốc hơi chân không 4 hiệu có lượng hơi tiêu hao nhiều nhất vì còn phải bổ sung hơi giảm áp, hơn nữa nhiệt độ hơi thứ thấp, rất ít sử dụng, do đó hệ số tái sử dụng nhiệt thấp, không kinh tế. Bốc hơi chân không 4 hiệu có nồi số “0” tuy có dùng 1 lượng hơi sống vào nồi số “0” nhưng do nồi số “0” được coi như 1 van giảm áp và hơi thứ của nồi số “0” dùng làm hơi gia nhiệt cho nồi bốc hơi nên tiết kiệm được hơi dùng.

Bốc hơi chân không 5 hiệu tuy cần bổ sung 1 lượng hơi giảm áp nhưng hơi gia nhiệt qua 5 lần sử dụng và có thể rút hơi thứ dùng cho gia nhiệt và nấu đường. Do đó, dùng hơi ít hơn so với phương án bốc hơi chân không 4 hiệu và bốc hơi chân không 4 hiệu có nồi số “0”.

Bốc hơi áp lực 3 hiệu có nồi cô do sử dụng hơi gia nhiệt có áp lực tương đối cao nên có thể rút nhiều hơi thứ cung cấp cho gia nhiệt và nấu đường, lượng hơi thứ vào thiết bị ngưng tụ ít, do đó lượng hơi dùng giảm nhiều, lợi dụng nhiệt tương đối tốt.

Lượng hơi dùng tùy phương án bốc hơi của nhà máy nhưng lượng hơi tiêu hao còn phụ thuộc quản lý sản xuất, thao tác bốc hơi, cân bằng vật chất nấu đường và việc sử dụng hơi ổn định,…

 Chất lượng nước mía:

nồng độ mật chè của hệ bốc hơi chân không 5 hiệu ổn định nhất còn nồng độ mật chè của bốc hơi 3 hiệu có nồi cô không được ổn định. Trong quá trình bốc hơi, tổn thất đường do chuyển hóa và phân hủy đường khử đối với bốc hơi chân không 4 hiệu ít nhất và nhiều nhất đối với bốc hơi 3 hiệu áp lực.

 Quy mô thiết bị và đầu tư:

Đối với phương án bốc hơi chân không 4 hiệu, thiết bị và cách bố trí đường ống tương đối giản đơn, đầu tư ít. Phương án bốc hơi 3 hiệu áp lực thì tương đối phức tạp, đầu tư nhiều, diện tích gia nhiệt của nồi nấu đường cũng phải tăng lên thích đáng.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập công ty mía đường nông cống, quy trình công nghệ sản xuất mía đường (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w