Vài nét về cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nguồn thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 38)

2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển

25

Phú Thọ. Ngày 16/09/1997, Tổng Giám Đốc BHXH Việt Nam có Quyết định thành lập số 1608/BHXH/QĐ/TCCB thành lập BHXH tỉnh Phú Thọ. BHXH tỉnh Phú Thọ là cơ quan sự nghiệp trực thuộc nằm trong hệ thống tổ chức của BHXH Việt Nam.

Tháng 01 năm 2003 thực hiện Quyết định số 20/2002 của Thủ tƣớng Chính Phủ hệ thống BHYT chuyển sang BHXH, BHXH tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng chuyển sang hoạt động theo cơ chế mới và ổn định tổ chức.

Ngay từ ngày thành lập đến nay, công tác BHXH, BHYT tỉnh Phú Thọ đã ngày càng đi vào nề nếp họat động tích cực, thực sự là chỗ dựa tin cậy của NLĐ, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng đổi mới, phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của BHXH tỉnh Phú Thọ không ngừng phấn đấu, vƣơn lên khắc phục mọi khó khăn, tích luỹ những kinh nghiệm quý báu để luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc BHXN Việt Nam giao.

2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ

BHXH tỉnh Phú Thọ là cơ quan trực thuộc BHXH Việt Nam và chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của BHXH Việt Nam, chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ. BHXH tỉnh Phú Thọ có tƣ cách pháp nhân đầy đủ, có trụ sở riêng, có con dấu và tài khoản riêng; có những chức năng cơ bản sau:

- Hƣớng dẫn, theo dõi, đôn đốc các cơ quan, tổ chức và các đơn vị đóng BHXHBB trên địa bàn tỉnh. Lập danh sách lao động thuộc diện áp dụng loại hình BHXHBB để thực hiện đóng góp BHXHBB theo nhƣ luật định.

- Hàng tháng BHXH tỉnh Phú Thọ phải nắm đƣợc những danh sách và số lƣợng cán bộ công nhân viên chức trƣớc đây trong biên chế, hợp đồng dài hạn đã tham gia đóng BHXHBB.

26

- Hàng tháng các đơn vị phải làm phiếu báo tăng, giảm mức đóng BHXHBB so với danh sách đã đăng ký để BHXHBB kịp thời điều chỉnh.

- Tổ chức tiếp nhận ngƣời đến đăng ký và hƣởng BHXHBB hoặc làm thủ tục để chuyển đi nơi khác theo nhƣ quy định của BHXHBB.

- Tổ chức thực hiện chi trả lƣơng hƣu, trợ cấp mất sức, các chính sách xã hội cho NLĐ. Đảm bảo nguyên tắc an toàn, đúng đối tƣợng.

- Lập dự toán, thanh quyết toán các khoản trợ cấp theo đúng quy định của bộ Tài chính và Kiểm toán nhà nƣớc quy định.

- Quản lý, lƣu trữ hồ sơ, khai thác danh sách đóng BHXHBB của các cơ quan, đơn vị tổ chức.

- Thực hiện chế độ tử tuất, các chế độ đối với ngƣời hƣu trí, chế độ mất sức lao động hoặc đi công tác theo đúng quy định của Nhà nƣớc ban hành.

- Tiến hành việc thanh tra, xác minh các đơn thƣ khiếu nại, tố cáo để có kết luận kịp thời khi đối tƣợng yêu cầu BHXH.

- Thực hịên điều chỉnh lƣơng hƣu và trợ cấp thep nhƣ quy định của Nhà nƣớc và theo hƣớng dẫn của cơ quan BHXH Việt Nam [14].

2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới bảo hiểm xã hội

Theo các quy định trong Điều lệ BHXH, BHXH tỉnh Phú Thọ đã tiến hành tổ chức bộ máy hoạt động của mình theo quy định tại Nghị định 19/CP và Quyết định 606 của Chính phủ, dƣới sự quản lý và điều hành của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Phú Thọ bao gồm: Ban Giám đốc, 9 phòng nghiệp vụ của văn phòng BHXH tỉnh và 13 huyện, thành phố, thị xã.

Ban Giám đốc gồm có 4 ngƣời: 1 Giám đốc và 3 phó Giám đốc, 9 phòng nghiệp vụ BHXH bao gồm : Phòng Tiếp nhận - Quản lý hồ sơ ; Phòng Thu; Phòng Chế độ Bảo hiểm xã hô ̣i; Phòng Kế hoạch tài chính; Phòng Giám định Bảo hiểm y tế ; Phòng cấp Sổ , thẻ; Phòng Kiểm tra; Phòng Tổ chức - Hành chính và Phòng Công nghệ thông tin [14].

27

BHXH huyện là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh đặt tại huyện, có chức năng giúp giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT; quản lý thu, chi BHXH, BHYT trên địa bàn huyện theo phân cấp quản lý của BHXH Việt Nam và quy định của pháp luật. BHXH huyện chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của giám đốc BHXH tỉnh và chịu sự quản lý hành chính nhà nƣớc của Uỷ ban nhân dân huyện. BHXH huyện có tƣ cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu, tài khoản và trụ sở làm việc riêng. Hiện nay mạng lƣới BHXH tỉnh Phú Thọ bao gồm 13 cơ quan BHXH tại các huyện, thị và thành phố: Thành phố Việt Trì; huyện Lâm Thao; huyện Cẩm Khê; huyện Phù Ninh; huyện Yên Lập; huyện Tam Nông; huyện Thanh Thủy; huyện Thanh Sơn; huyện Tân Sơn; huyện Hạ Hoà; huyện Đoan Hùng; huyện Thanh Ba và Thị xã Phú Thọ.

28

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh Phú Thọ

(Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ)

Giám đốc

Phó Giám Đốc 1 Phó Giám Đốc 2 Phó Giám Đốc 3

Phòng Tiếp nhận - QLHS Phòng TC- HC Phòng Thu Phòng Giám định chi Phòng Sổ thẻ Phòng KH- TC Phòng Kiểm tra Phòng Chế độ Phòng CNTT BHXH TP.Việt Trì BHXH H. Lâm Thao BHXH H. Phù Ninh BHXH H.Tam Nông BHXH H.ThanhThủy BHXH H.Thanh Sơn BHXH TXPT BHXH H. Thanh Ba BHXH H. Cẩm Khê BHXH Đoan Hùng BHXH H. Hạ Hòa BHXH H. Yên Lập BHXH H. Tân Sơn

29

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nguồn thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)