Những quy phạm pháp luật chủ yếu điều chỉnh công tác quản lý thu bảo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nguồn thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 29)

lý thu bảo hiểm xã hội ở Việt Nam

Thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và Hiến pháp năm 1992, ngày 23/6/1994 Bộ Luật Lao động đã đƣợc Quốc hội thông qua trong đó dành cả Chƣơng XII để quy định về BHXH và có quy định "Loại hình tham gia BHXH áp dụng đối với doanh nghiệp có sử dụng từ 10 lao động trở lên. ở những doanh nghiệp này, người SDLĐ, người lao động phải đóng BHXH theo

16

quy định ...”; "Người lao động làm việc ở những nơi SDLĐ dưới 10 lao động hoặc làm những công việc có thời hạn dưới 3 tháng, theo mùa vụ hoặc làm các công việc tạm thời khác, thì các khoản BHXH được tính vào tiền lương do người SDLĐ trả để người lao động tham gia BHXH theo loại hình tự nguyện hoặc tự lo liệu về bảo hiểm” [23].

Ngày 26/01/1995, Chính phủ ban hành Điều lệ BHXH kèm theo Nghị định số 12/CP và Điều lệ BHXH đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995. Theo đó, Bộ tài chính có Thông tƣ số 58/TT- BTC hƣớng dẫn quy định tạm thời về tài chính BHXH, trong đó quy định cụ thể về đối tƣợng, quy trình quản lý thu BHXH [3].

Đặc biệt, ngày 09/01/2003 Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2003/NĐ- CP đã qui định rõ đối tƣợng áp dụng BHXHBB đƣợc mở rộng đến các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác. Ngƣời lao động, xã viên làm việc và hƣởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 03 tháng trở lên trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã và các ngành sự nghiệp khác, các tổ chức khác có SDLĐ.

Trên cơ sở các văn bản đã nêu trên, ngay sau khi đƣợc thành lập và bƣớc vào hoạt động, với thẩm quyền của mình BHXH Việt Nam đã ban hành các văn bản hƣớng dẫn cụ thể việc thực hiện quản lý, theo dõi quá trình thu nộp BHXHBB của ngƣời lao động ,ngƣời SDLĐ nhằm thực hiện có hiệu quả việc quản lý hành chính theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, cụ thể nhƣ: Công văn số 211/BHXH ngày 26/9/1995 quy định tạm thời về quản lý thu - chi BHXH; Đến năm 1996, BHXH Việt Nam ban hành tiếp Quyết định số 177/BHXH ngày 30/12/1996 quy định về quản lý thu BHXH thuộc hệ thống BHXH Việt Nam; Do yêu cầu công tác quản lý thu BHXH, BHXH Việt Nam ban hành tiếp Quyết định số 2902/1999/QĐ-BHXH ngày 23/11/1999 về việc

17

ban hành quy định quản lý thu BHXH, phù hợp với đối tƣợng của Nghị định số 01/2003/NĐ-CP đã nêu trên và khắc phục tồn tại trong công tác quản lý thu BHXH thời gian trƣớc, BHXH Việt Nam ban hành Quyết định số 722/QĐ-BHXH-BT ngày 26/5/2003 về việc quy định quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc....

Đảm bảo thống nhất thực hiện nghiệp vụ thu BHXHBB trong toàn hệ thống theo đúng quy định của Luật BHXH, ngày 26/6/2007 BHXH Việt Nam ban hành Quyết định số 902/QĐ-BHXH quy định về quản lý thu BHXH , BHYT bắt buộc , sau đó , ngày 21/2/2008 BHXH Việt Nam ban hành Quyết định số 1333/QĐ-BHXH về viê ̣c sửa đổi và bổ sung một số điểm tại Quyết định 902/QĐ-BHXH quy định về quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc.

Kể từ khi BHXH Việt Nam đƣợc hình thành hệ thống văn bản pháp quy làm hành lang cho công tác quản lý thu BHXH luôn đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu quản lý.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nguồn thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 29)