Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nguồn thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 65)

2.3.3.1. Đối với cơ quan bảo hiểm xã hội

- Cách quản lý của cơ quan BHXH còn nặng tính kế hoạch, hàng năm chỉ chạy theo chỉ tiêu tổng thu theo kế hoạch đƣợc giao, không chú trọng đến các biện pháp nhằm thực hiện thu BHXHBB đúng và đủ theo đối tƣợng. Chƣa có biện pháp cụ thể thực hiện đầy đủ quy trình, nghiệp vụ thu BHXHBB để đảm bảo nguồn thu.

- Kiểm soát không chặt chẽ kém hiệu quả các chứng từ liên quan đến thu BHXHBB.

- Hệ thống thông tin giữa các đơn vị, giữa BHXH huyện, thành, thị và các phòng nghiệp vụ của BHXH tỉnh còn yếu không cung cấp kịp thời, cập nhật thông tin chính xác và không hỗ trợ công tác quản lý thu đạt hiệu quả.

- Chƣa nắm bắt đƣợc đầy đủ, kịp thời số lao động và doanh nghiệp mới phát sinh. Không có đủ nhân viên để đến với từng đơn vị SDLĐ tuyên truyền phổ biến các chính sách và phƣơng thức thu BHXHBB.

- Không có hệ thống cảnh báo sớm, kịp thời các đơn vị chậm nộp, không nộp BHXHBB.

- Quy định về luật pháp về xử lý hành vi vi phạm chế độ thu nộp không đƣợc thực thi, chƣa mạnh dạn áp dụng các hình tức xử phạt do chậm nộp, không nộp, vì vậy, không làm cho các doanh nghiệp tích cực tham gia BHXHBB đúng quy định.

- Kỹ năng làm việc của cán bộ thu BHXHBB còn yếu kém, không cập nhật kịp thời thông tin khi có sự thay đổi về luật pháp, quy định sẽ không xác định đúng mức lƣơng làm căn cứ nộp BHXHBB của từng đối tƣợng tham gia

52

BHXHBB. Còn nhiều viên chức trong ngành còn quan liêu, không xem ngành BHXH nhƣ là một ngành dịch vụ, phục vụ xã hội.

- Số lƣợng ngƣời tham gia BHXHBB rất đông và ngày càng gia tăng, việc kiểm soát thông tin của từng cá nhân rất nhiều khó khăn. Khi có sự thay đổi nếu không cập nhật kịp thời sẽ tính toán không đúng số liệu thu BHXHBB.

2.3.3.2. Đối với đơn vị sử dụng lao động

- Không kê khai đầy đủ số lao động phải tham gia BHXHBB, né tránh thông qua hợp đồng thử việc, hợp đồng lao động dƣới 3 tháng.

- Giảm mức đóng BHXHBB bằng cách đăng ký giảm qũy lƣơng qua việc kê khai không đúng mức lƣơng của NLĐ.

- Nộp chậm không theo thời hạn quy định hoặc trong trƣờng hợp NLĐ đƣợc nâng lƣơng thì việc báo cáo trễ để đƣợc nộp chậm.

- Đối với khu vực ngoài quốc doanh, số doanh nghiệp và NLĐ làm việc đăng ký tham gia BHXHBB còn chiếm tỷ lệ thấp so với tổng số doanh nghiệp và NLĐ đăng ký và thực tế hoạt động, tình trạng trốn tránh tham gia BHXHBB đối với loại hình doanh nghiệp này hiện nay là phổ biến.

2.3.3.3. Đối với người lao động

- Sự thiếu am hiểu về lợi ích của việc tham gia BHXHBB của NLĐ nên cũng đồng tình với các đơn vị không tham gia BHXHBB. Điều này cũng đồng nghĩa với công tác tuyên truyền về BHXHBB đến các đối tƣợng chƣa đƣợc rộng rãi, chƣa có đƣợc những thông tin rõ ràng về lợi ích khi tham gia.

- Nhiều lao động phổ thông, tay nghề kém hoặc không có trình độ chuyên môn chƣa đƣợc cung cấp đầy đủ thông tin về quyền lợi của mình, chƣa nhận thức đƣợc những chế độ chính sách do BHXHBB mang lại.

- Vẫn còn nhiều ngƣời có quan điểm: đóng BHXHBB thì dễ, nhƣng lấy tiền lại thì rất khó.

53

- Do chƣa tin tƣởng vào các chế độ, chính sách của BHXHBB, sợ phải bị trích lƣơng, giảm thu nhập thực tế.

- Nhiều NLĐ còn muốn tự bảo hiểm cho mình, nghĩa là họ tích luỹ để đề phòng rủi ro cho bản thân và gia đình mà chƣa có tính cộng đồng.

- Chính sách BHXHBB trƣớc đây không tính đến mức chênh lệch giá, đa số những ngƣời làm việc ở khu vực ngoài quốc doanh có mức đóng theo tiền không đƣợc tăng tiền lƣơng hƣu theo mức lƣơng tối thiểu, tạo sự chênh lệch giữa ngƣời làm khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh có cùng mức tiền đóng (chênh lệch giữa tiền và hệ số).

2.3.3.4. Đối với các cơ quan chức năng

- Trên thực tế, các ngành chức năng đã phó mặc cho chủ doanh nghiệp trong việc trả công, quản lý, SDLĐ, sau đăng ký, thành lập, cấp phép hoạt động chƣa quan tâm tới chất lƣợng hoạt động của doanh nghiệp, các quyền lợi về thu nhập, tiền lƣơng, tiền công BHXHBB của NLĐ và trách nhiệm trƣớc pháp luật của ngƣời SDLĐ chƣa đƣợc quan tâm.

- Việc thanh tra, kiểm tra nhiều nhƣng hiệu quả, hiệu lực còn chƣa cao trong các năm từ 2008 đến 2012 cơ quan BHXH và các ngành chức năng đã tổ chức thanh tra hàng trăm cuộc tại các đơn vị SDLĐ. Sau thanh tra, kiểm tra đều lập biên bản kiến nghị, xử lý, doanh nghiệp hứa chấp hành Luật BHXH nhƣng không thực hiện cá biệt có những công ty Thanh tra Sở Lao động quyết định xử phạt đơn vị vi phạm trong lĩnh vực BHXH nhƣ: Công ty TNHH TEX MART NINA; Công ty Cổ phần Xi Măng Hữu Nghị; Công Ty Cổ Phần Việt Vƣơng…. Tuy bị sử phạt nhƣng đơn vị vẫn cố tình không chấp hành quyết định xử phạt và chƣa có biện pháp xử lý dứt điểm, việc xử lý vi phạm còn nhẹ, chƣa đủ sức răn đe các đơn vị SDLĐ.

- Vai trò của tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, chƣa mạnh dạn đấu tranh với chủ SDLĐ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp

54

pháp về BHXH cho NLĐ, cá biệt do sức ép về việc làm và thu nhập, nhiều NLĐ thoả hiệp với ngƣời SDLĐ không tham gia BHXHBB.

Kết luận chƣơng 2

Là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, nằm trong khu vực giao lƣu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc, Phú Thọ đƣợc coi là cầu nối giao lƣu kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Với những điều kiện hết sức thuận lợi đó, tình hình kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ nói chung và ngành BHXH Tỉnh nói riêng đã không ngừng phát triển và đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn sau hơn 15 năm tái lập Tỉnh. Công tác BHXH, BHYT tỉnh Phú Thọ ngày càng đi vào nề nếp họat động, thực sự là chỗ dựa tin cậy của NLĐ; công tác quản lý thu BHXH đã góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của BHXH tỉnh Phú Thọ không ngừng phấn đâu, khắc phục khó khăn, tích lũy những kinh nghiệm quý báu để luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Tuy nhiên, qua phân tích bức tranh thực trạng về công tác BHXH trên địa bàn Tỉnh, có thể thấy công tác quản lý nguồn thu vẫn còn nhiều những hạn chế, yếu kém. Điều đó đòi hỏi trong thời gian tới, phải có các giải pháp quyết liệt nhằm đảm bảo khắc phục những hạn chế đã đƣợc chỉ ra, để hoàn thiện công tác quản lý nguồn thu BHXHBB của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn Tỉnh, qua đó đóng góp nhiều hơn vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ và cả nƣớc trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

55

Chƣơng 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGUỒN THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC ĐỐI VỚI

CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nguồn thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 65)