hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới
3.1.1. Định hướng hoàn thiện quản lý nguồn thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Cần đẩy mạnh cải cách thủ tục chính trên cơ sở hệ thống văn bản pháp quy của Nhà nƣớc về BHXHBB, BHXH tỉnh Phú Thọ cần rà soát lại toàn bộ hệ thống văn bản hƣớng dẫn nghiệp vụ của ngành để bổ sung, sửa đổi hoặc bãi bỏ quy định, thủ tục không còn phù hợp, tạo ra đƣợc một hệ thống văn bản đồng bộ với quy trình quản lý khoa học, hợp lý thuận lợi cho việc áp dụng công nghệ quản lý mới bằng hệ thống tin học.
Thực hiện công khai về hồ sơ, thủ tục, quy trình tiếp nhận, xét duyệt hồ sơ tại công sở làm việc của cơ quan BHXH tại tỉnh và huyện, thành, thị, thực hiện triệt để cơ chế một cửa. Thông báo cho các đơn vị và cá nhân liên quan trên phƣơng tiện thông tin đại chúng (báo, đài, các Website...).
Đổi mới, hoàn thiện và thƣờng xuyên kiểm tra thanh tra việc chấp hành quy chế, lề lối làm việc của cán bộ, công chức, viên chức thuộc hệ thống BHXH; kịp thời chấn chỉnh và có hình thức xử lý nghiêm đối với bất kỳ cán bộ, công chức, viên chức nào có hành vi nhũng nhiễu, phiền hà đối với các đơn vị cá nhân tham gia và hƣởng các chế độ BHXH.
Kịp thời kiểm tra, giải đáp các thắc mắc, giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động và trách nhiệm của BHXH tỉnh nhằm đảm bảo quyền lợi của NLĐ theo đúng pháp luật.
56
Hoàn thiện quản lý thu BHXHBB. Quản lý đẩy đủ, chính xác, kịp thời đối tƣợng tham gia BHXHBB và quỹ tiền lƣơng làm cơ sở nộp BHXHBB là một trong những nội dung quan trọng nhất của công tác quản lý thu.
3.1.2. Mục tiêu quản lý nguồn thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Với biện pháp chống thất thu có ý nghĩa thực tiễn nhằm mục đích tăng đƣợc tỷ lệ doanh nghiệp tham gia BHXHBB, tăng đƣợc số lao động và mức lƣơng trích nộp BHXHBB, từ đó có đƣợc nhiều ngƣời hƣởng chế độ của BHXHBB hơn, số tiền mà họ chia sẻ với cộng đồng cũng nhƣ họ đƣợc hƣởng cao hơn, khi NLĐ đến tuổi hƣu, cũng không tạo nên gánh nặng cho xã hội. Chống thất thu BHXHBB nhằm mục đích đề ra các biện pháp để doanh nghiệp không né tránh trích nộp BHXHBB cho NLĐ, vì mục tiêu lợi nhuận mà doanh nghiệp không quan tâm đến con ngƣời, hay NLĐ chỉ vì bản thân mà không chia sẻ với cộng đồng, với xã hội.
Một số chỉ tiêu dự kiến đạt đƣợc về quản lý nguồn thu tại BHXH tỉnh Phú Thọ tính đến thời điểm năm 2015:
+ Tổng số đơn vị SDLĐ khai thác tăng thêm dự kiến đến năm 2015 khoảng 1.700 đơn vị
+ Tổng số lao động tham gia BHXHBB dự kiến khai thác tăng thêm đến năm 2015 khoảng 288.000 ngƣời
+ Tổng số thu BHXH, BHYT tăng thêm dự kiến đến năm 2015 khoảng 472.000 triệu đồng.
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nguồn thu BHXH đến năm 2015 BHXH đến năm 2015
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện về điều kiện và căn cứ pháp lý
Thứ nhất, Luật BHXH mới ban hành và có hiệu lực từ 01/01/2007 mặc dù vẫn còn những hạn chế, trong khi chƣa có sự điều chỉnh của Nhà nƣớc thì việc thực thi các quy định phải nghiêm minh đồng thời thông qua các cấp có
57
thẩm quyền để đề xuất một số vấn đề trong Luật BHXH nhằm phù hợp hơn với tình hình biến động của thực tiễn hiện nay:
+ Đối với ngƣời sử dụng lao động:
- Tại khoản 1 mục a điều 92 quy định 3% nộp vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó ngƣời sử dụng lao động đƣợc giữ lại 2% để trả kịp thời cho ngƣời lao động đủ điều kiện hƣởng chế độ quy định tại Mục 1, Mục 2 Chƣơng III của Luật này và thực hiện quyết toán hằng quý với tổ chức BHXH lao động. Vấn đề trên bất cập với lý do đa phần các đơn vị không muốn để lại 2% muốn nộp hết cho cơ quan BHXH, Việc để lại 2% chi ốm đau, thai sản, dƣỡng sức cho ngƣời lao động thực hiện chi ngay sau 03 ngày ngƣời lao động nộp đủ hồ sơ thanh toán cho chủ sử dụng lao động, chủ sử dụng lao động phải thanh toán tiền cho NLĐ, vấn đề này bất cập trong việc không đủ để chi cho ngƣời lao động nếu mà chi thì không thể chi cho tất cả công nhân chỉ chi đủ cho một số lao động, từ đó nảy sinh ra hiện tƣợng không công bằng. Lý do thứ hai: các doanh nghiệp không có ngƣời làm chuyên trách làm công tác BHXHBB do vậy khi tính toán bị nhầm lẫn sau khi quyết toán với cơ quan BHXH sẽ bị sai. Do vậy các đơn vị sử dụng kiến nghị, khi đơn vị có phát sinh chuyển cho cơ quan BHXH là thành toán cho đơn vị để đơn vị thanh toán trả cho ngƣời lao động.
- Tại điều 17 và điều 18, quy định quyền và trách nhiệm của ngƣời sử dụng lao động. Quy định quá nhiều trách nhiệm mà hầu nhƣ không có quyền lợi gì, trong khi đó, ngƣời lao động tự ý bỏ việc lại không có chế tài hoặc thủ tục chế tài rất khó khăn, phức tạp, phải thông qua Toà án,…việc thi hành án rất khó khăn phức tạp, thêm vào đó không thể thi hành án do ngƣời lao động không đủ nguồn lực về tài chính.
Chúng ta đã biết, BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của ngƣời lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau,
58
thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH. BHXH không nhằm mục đích kinh doanh. Đó là những lý lẽ để giải quyết những chế độ, chính sách cho ngƣời lao động. Không đƣa những điều kiện đảm bảo lợi nhuận làm tiêu chí hoạt động của tổ chức BHXH (điều 1 khoản 2, điều 3 khoản 1 - Luật BHXH).
Để hạn chế tình trạng nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới, nhằm bảo vệ tốt quyền lợi của ngƣời lao động, chúng ta cần có những thay đổi nhƣ sau:
Sửa đổi bổ sung quy định pháp luật:
+ Cần quy định rõ ràng hơn trong việc đóng BHXHBB của các doanh nghiệp.
+ Đơn giản hóa các thủ tục để tạo điều kiện, ngƣời lao động tham gia BHXHBB.
+ Nâng mức chế tài đối với các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về BHXHBB, xử lý thật nghiêm các doanh nghiệp cố tình làm sai.
+ Quy định riêng trong Luật hình sự loại tội phạm về các hành vi vi phạm Luật BHXH để đủ sức răn đe (ví dụ nhƣ: Luật BHXH của Thái Lan coi hành vi vi phạm pháp luật BHXHBB là hành vi nguy hiểm, cần bị áp dụng các chế tài hình sự, các hành vi này đƣợc quy định trong pháp luật chuyên ngành về BHXH, Philippines đều quy định hình thức xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật BHXH ở mức độ bị coi là tội phạm, Campuchia quy định hình thức xử phạt đối với các hành vi phạm tội về BHXHBB có thể là phạt tiền hoặc phạt tù hoặc cả hai đƣợc quy định ngay trong Luật chuyên ngành BHXH. Còn đối với pháp luật nƣớc ta, chỉ xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực BHXH ở mức xử phạt hành chính, trong khi đó, các hành vi tội phạm trong lĩnh vực BHXH lại có tính riêng biệt nhƣ: trốn đóng BHXHBB, không đóng đủ BHXHBB cho ngƣời lao động, không đóng đủ mức đóng BHXHBB,
59
không đóng đúng hạn BHXHBB... thì không có quy định loại tội phạm, hình phạt cụ thể nào.
Điều chỉnh các chế độ, chính sách của BHXH, tuyên truyền các chính sách BHXHBB để ngƣời lao động, chủ doanh nghiệp biết và hiểu, tham gia BHXHBB nhiều hơn. Việc ổn định các chế độ chính sách là cần thiết để ổn định lòng dân, ngƣời dân tin tƣởng và tham gia BHXHBB lâu dài.
Về chế độ dƣỡng sức phục hồi sức khỏe: ngƣời lao động sẽ đƣợc hƣởng chế độ này từ 5-10-15 ngày sau khi ốm đau, thai sản, mắc bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động mà sau khi nghỉ theo quy định nhƣng vẫn chƣa phục hồi đƣợc sức khỏe. Để hƣởng đƣợc chế độ này, ngƣời lao động phải đƣợc giám định về sức khỏe, sau khi nghỉ sức khỏe vẫn chƣa đƣợc phục hồi, tuy nhiên, việc giám định tốn thời gian từ 4-5 tháng, lúc đó, sức khỏe của ngƣời lao động đã đƣợc hồi phục thì mới đƣợc hƣởng chế độ, nên tùy theo điều kiện tỉnh có thể rút ngắn thời gian hoặc bỏ điều kiện này.
- Thứ hai, nên có sự kết hợp chặt chẽ giữa BHXH với cơ quan Thuế: Hiện nay, ngƣời sử dụng lao động báo quỹ lƣơng với cơ quan Thuế rất cao (nhằm để khấu trừ chi phí), nhƣng báo mức lƣơng trích nộp BHXHBB thấp so với mức lƣơng thực lĩnh của ngƣời lao động. Nếu có sự kết hợp giữa BHXH và cơ quan Thuế, chắc chắn rằng ngƣời sử dụng lao động sẽ phải đóng BHXHBB đúng với mức báo cáo cho cơ quan Thuế, nhƣ vậy, tổng số thu BHXHBB cũng sẽ cao hơn.
- Thứ ba, để có thể chống thất thu BHXHBB, Việt Nam cần phải có hệ thống quản lý hiện đại, chặt chẽ, các giao dịch, thanh toán nên qua hệ thống Ngân hàng, lƣợng lƣu thông tiền mặt trên thị trƣờng giảm dần đi, Nhà nƣớc sẽ kiểm soát đƣợc thu nhập của ngƣời lao động, từ đó, sẽ không còn thất thu BHXHBB, các chế độ trợ cấp của ngƣời lao động sẽ đƣợc nâng cao.
60
- Thứ tư, đối với cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Đó là Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, hay Phòng Kinh tế huyện, thị , thành phố cấp huyện Phòng Kinh tế Hạ tầng: giới thiệu doanh nghiệp đến cơ quan BHXH để thực hiện nghĩa vụ theo luật định, cung cấp cho cơ quan BHXH danh sách các doanh nghiệp mới phát sinh, giống nhƣ hiện nay đang giới thiệu sang cơ quan Thuế để đăng ký mã số thuế, giới thiệu sang cơ quan Công an để khắc dấu…
- Thứ năm, cần quy định thật rõ trích nộp BHXHBB theo tỷ lệ nào đó trên tổng thu nhập của ngƣời lao động. Khắc phục đƣợc tình trạng hiện nay, đóng BHXHBB theo lƣơng cơ bản, mà khoản này thì chủ doanh nghiệp thƣờng điều chỉnh rất thấp, thu nhập còn lại đƣa vào phụ cấp, hay các khoản chi phí khác để khỏi phải trích BHXHBB. Xóa bỏ tính tƣợng trƣng, hình thức nhƣ hiện nay mà phải đóng bằng tiền lƣơng thực lĩnh của ngƣời lao động. Thực hiện đƣợc điều này sẽ làm cho trợ cấp hƣu trí sau này sẽ gần với giá trị thực của tiền lƣơng đóng BHXHBB, đảm bảo đủ cho mức sống của ngƣời về hƣu.
- Quy định mức phạt về BHXHBB thật cao để ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động đều phải chấp hành những quy định về BHXHBB, vừa tạo đƣợc sự răn đe, vừa tạo nên tính chấp hành đối với các đối tƣợng tham gia BHXHBB.
3.2.2. Giải pháp xây dựng kế hoạch thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Mở rộng đối tƣợng tham gia BHXHBB luôn đƣợc xác định là nhiệm vụ trọng tâm, thƣờng xuyên và lâu dài của ngành BHXH Việt Nam nói chung và của BHXH tỉnh Phú Thọ nói riêng. Trong điều kiện chƣa thể tăng mức đóng BHXHBB nhƣ hiện nay, mở rộng đối tƣợng tham gia BHXHBB là nhân tố cơ bản, quyết định tăng thu BHXHBB. Tăng số ngƣời tham gia BHXHBB là phải mở rộng đối tƣợng, mở rộng điều kiện để NLĐ đƣợc tham gia BHXHBB. Mở rộng đối tƣợng là hết sức cần thiết nhƣng cần phải có điều
61
kiện, có cơ sở pháp lý để thực hiện, đó là các văn bản pháp quy của Nhà nƣớc quy định đối tƣợng và điều kiện để NLĐ đƣợc tham gia BHXHBB và để cơ quan BHXH thực hiện các chế độ BHXHBB, BHYT cho NLĐ.
Mục tiêu phát triển đối tƣợng tham gia BHXHBB trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh tỉnh Phú Thọ vẫn tập trung ở khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc là chủ yếu, vì vậy phải:
- Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều lệ có quy định loại hình BHXHBB áp dụng đối với các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức có SDLĐ làm việc theo hợp đồng từ ba tháng trở lên, quy định rõ đối tƣợng tham gia BHXHBB và bổ sung quyền lợi đƣợc hƣởng cho đối tƣợng tham gia BHXHBB. Đối với những doanh nghiệp còn hoạt động, có thuê mƣớn, hợp đồng lao động, yêu cầu phải đăng ký tham gia cho NLĐ. Nếu từ chối tham gia BHXHBB, cơ quan BHXH lập hồ sơ kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý về hành chính, ngoài số tiền phạt do không đăng ký đóng BHXHBB tính trên đầu ngƣời, có thể thu hồi Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc lập hồ sơ khởi kiện ra Tòa án.
- Tạo việc làm, là một trong những chính sách xã hội cơ bản của quốc gia và của tỉnh Phú Thọ nói riêng, là yếu tố quyết định để phát huy trí tuệ và tay nghề nguồn lực con ngƣời, ổn định và phát triển kinh tế, lành mạnh xã hội. Khi cung cầu lao động đƣợc linh hoạt, tạo nhiều chỗ làm mới, thu nhập của NLĐ ổn định, sẽ có nhiều khả năng tham gia BHXHBB, cơ hội cho sự phát triển BHXHBB ngày càng cao.
3.2.3. Giải pháp kiện toàn tổ chức bộ máy tổ chức thực hiện công tác thu Bảo hiểm xã hội. thu Bảo hiểm xã hội.
Để công tác thu đạt hiệu quả cao thì trƣớc hết cần phải có một đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu các chính sách BHXHBB, phẩm chất đạo đức, chính trị vững vàng, năng động sáng tạo trong công việc.
62
Hơn nữa, công tác thu đòi hỏi ngƣời cán bộ phải thƣờng xuyên tiếp xúc với các đơn vị SDLĐ. Vì vậy, trong quá trình tiếp xúc không tránh khỏi những tình huống bất ngờ, đòi hỏi ngƣời cán bộ thu phải linh hoạt. Từ đó đòi hỏi cơ quan BHXH tỉnh Phú Thọ phải có các biện pháp để nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ nhƣ:
- Tăng cƣờng nguồn nhân lực thƣờng xuyên, tổ chức cho cán bộ, nhân viên trong cơ quan nâng cao kiến thức, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, tin học, công tác quản lý...
- Hàng năm cử các cán bộ trong cơ quan đi học hỏi kinh nghiệm ở các địa phƣơng khác.
- Tạo điều kiện cho cán bộ trẻ có trình độ trung cấp, những cán bộ chƣa hiểu biết nhiều về ngành bảo hiểm đi học các lớp tại chức chuyên ngành về bảo hiểm để họ đƣợc đào tạo một cách có hệ thống, bài bản và khoa học.
- Xây dựng kế hoạch phối hợp thƣờng xuyên với các cơ quan thông tin, tuyên truyền ở địa phƣơng để phổ biến các chế độ chính sách về BHXH, đặc biệt triển khai thực hiện Luật BHXHBB sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, trong các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế.
- Xây dựng chuyên mục trên đài phát thanh và truyền hình tỉnh và xây dựng các chuyên mục trên các trang Báo của địa phƣơng về chính sách pháp luật BHXH; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về BHXHBB. Tiến hành tuyên truyền trực tiếp thông qua phát hành tờ rơi, áp phích, pa nô....
- Tổ chức hệ thống đại lý đăng ký tham gia BHXHBB tại các xã, phƣờng, thị trấn, để vừa phổ biến, tuyên truyền và hƣớng dẫn giải đáp chính sách, chế độ BHXHBB, vừa tổ chức thu BHXHBB, tạo thuận lợi cho NLĐ tham gia đóng BHXHBB.
- Tăng cƣờng các biện pháp tuyên truyền nhƣ tuyên truyền qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, đài phát thanh ở trung ƣơng và địa phƣơng,
63
các sách báo, tạp chí ... nhằm giúp ngƣời dân tiếp cận với chính sách BHXHBB bằng nhiều hƣớng khác nhau.
- Tăng cƣờng mở rộng về phạm vi, hình thức và thông tin tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân tập trung tại các đơn vị SDLĐ, tập trung vào các