Công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát quản lý thu BHXH bắt buộc

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nguồn thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 59)

buộc

Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của quản lý, kiểm tra các đơn vị SDLĐ nhằm kiểm định tính chính xác của các quyết định trong quá trình quản lý, tăng cƣờng kỷ cƣơng, kỷ luật, trong việc thi hành các qui định của pháp luật về quản lý qũy và thực hiện các chế độ BHXH. Thực hiện công tác kiểm tra phải đảm bảo nguyên tắc: tuân thủ trình tự, tuân thủ pháp luật, bảo đảm chính xác khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời.

Công tác kiểm tra, giải quyết đơn thƣ, khiếu nại tố cáo luôn đƣợc coi là quan trọng vì qua đó nắm đƣợc những thông tin cần thiết, đảm bảo tính khách quan và chính xác giúp cho việc đánh giá, nhận xét, kết luận và xử lý cũng nhƣ việc quản lý, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ đƣợc kịp thời đúng đắn.

Qua số liệu phân tích ở trên, tình hình thu nộp BHXHBB vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Tình trạng nợ đọng BHXHBB vẫn còn xảy ra thƣờng xuyên. Có rất nhiều đơn vị SDLĐ nhất là DNNQD đã kê khai không đúng số lao động và tổng qũy lƣơng để làm căn cứ đóng BHXHBB cho NLĐ. Tình hình trên dẫn đến hệ quả là quyền lợi của NLĐ không đƣợc thực hiện theo Luật

46

định, mục tiêu chính sách BHXHBB của Nhà nƣớc không đƣợc thực hiện nhƣ mong muốn.

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng đó, trong những năm qua, BHXH tỉnh Phú Thọ đã không ngừng làm tốt công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hiện tƣợng sai phạm, tiêu cực xảy ra, nhằm đảm bảo quyền lợi, sự công bằng cho đối tƣợng tham gia và hƣởng chế độ BHXHBB. Hàng năm BHXH Tỉnh xây dựng kế hoạch kiểm tra, phối hợp với Sở Lao động - Thƣơng binh xã hội, Liên đoàn lao động, Thanh tra Tỉnh thƣờng xuyên tiến hành kiểm tra các đơn vị SDLĐ về việc chấp hành các chính sách BHXHBB. BHXH tỉnh Phú Thọ cũng phân công cán bộ thực hiện theo dõi đôn đốc thu BHXHBB tại các đơn vị SDLĐ. Thông qua các cuộc kiểm tra, quyền lợi của ngƣời lao động đƣợc bảo vệ.

Trong những năm qua công tác kiểm tra vẫn còn tồn tại những khó khăn mà chƣa thực hiện đƣợc triệt để đối với đơn vị SDLĐ, nhất là khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Vì vậy các đơn vị này thƣờng lợi dụng những kẽ hở của chính sách pháp luật để trốn tránh trách nhiệm đối với ngƣời lao động, khai báo không trung thực. Mặt khác, công tác thanh tra cũng chƣa đƣợc BHXH tỉnh chú trọng đúng mức, về việc thanh tra đột xuất tại các đơn vị SDLĐ hầu nhƣ chƣa có, công tác thanh tra định kỳ không đƣợc thực hiện thƣờng xuyên nên không phát hiện kịp thời các trƣờng hợp vi phạm để xử lý nhanh chóng và triệt để. Đơn vị cũng đã phối hợp với các phòng chức năng của BHXH các huyện thực hiện các đợt kiểm tra về tình hình thực hiện Luật Lao động, chế độ đóng BHXHBB, giải quyết các chế độ chính sách cho NLĐ, chi trả lƣơng hƣu và trợ cấp xã hội nhƣng chƣa sâu rộng và thƣờng xuyên. Nguyên nhân là do đội ngũ cán bộ về thanh kiểm tra BHXHBB còn hạn chế về chuyên môn và xử lý vi phạm. Từ khi thành lập và hoạt động đến nay BHXH tỉnh mới chỉ thực hiện kiểm tra tại các đơn vị SDLĐ ở gần trung tâm

47

thành phố, thị xã thuận tiện cho việc đi lại, đối với những đơn vị đóng xa địa bàn trung tâm thì hạn chế về số lƣợt kiểm tra hoặc nếu có cũng chỉ mang tính hình thức. Ví dụ nhƣ mang tính chất là kiểm tra đột xuất nhƣng hầu nhƣ các cuộc kiểm tra nào của BHXH đến các đơn vị SDLĐ cũng đƣợc báo trƣớc, vì vậy đã tạo điều kiện cho đơn vị có thời gian chủ động chuẩn bị, sắp xếp và bố trí lại nhân lực cho hợp lý, khi có cán bộ Liên ngành xuống kiểm tra thì sẵn sàng ứng phó.

BHXH tỉnh Phú Thọ cần phải cử cán bộ theo dõi và đôn đốc thu BHXHBB định kỳ hàng tháng tại các huyện và các đơn vị SDLĐ trực thuộc, tăng cƣờng kiểm tra đột xuất, thanh tra liên ngành nhất là các đơn vị DNNQD để hiệu quả thu nộp BHXHBB đạt mức cao nhất.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nguồn thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 59)